Là một người sang Mỹ chưa được 10 năm, tôi không có cơ hội để biết nhiều
về cuộc sống của người Việt ở Mỹ trong những năm tháng đầu tiên của
cuộc đời tị nạn. Hẳn là có nhiều khó khăn, đau buồn, thương nhớ, uất
hận. Bởi vì thế, khi nghe PBS cho phổ biến bộ phim tài liệu “Terror in
Little Saigon” do Frontline và ProPublica thực hiện, nhắc lại chuyện của
cộng đồng trong khoảng thời gian đó, tôi cũng tò mò đón xem.
Vậy mà…
Tôi là một người không có liên hệ gì với Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, nên sẵn sàng nghe ý kiến không ủng hộ tổ chức này. Tôi là một người cổ xuý bất bạo động, không thích nước Mỹ ở chỗ người ta có quyền sử dụng súng giết người một cách dễ dàng. Nhưng tôi đã không thể tìm thấy một giá trị đáng tin cậy nào từ Terror In Little Saigon, vốn chủ yếu xoay quanh hai vấn đề này.
Việc đầu tiên là tôi không muốn gọi bộ phim này là một bộ “phim tài liệu”. Phim tài liệu thì phải dựa trên trên yếu tố dữ kiện, sự thật. Mà cũng không thể gọi nó là một “phóng sự điều tra”, thường quay lại cả một quá trình điều tra, thu thập dữ kiện, để sau cùng có đủ bằng chứng đi đến một kết luận nào đó. Bộ phim Terror In Little Saigon không có cả hai yếu tố này.
Thay vào đó, bộ phim Terror In Little Saigon gợi cho tôi nhớ lại những bộ phim tuyên truyền của CSVN, mà tôi đã từng phải xem quá nhiều thời còn ở trong nước. Kết luận của bộ phim đã được đưa ra ngay từ đầu, vì đó là kết luận của những người thực hiện bộ phim đã có sẵn, trước khi dàn dựng. Mục đích của họ chỉ là làm sao hướng người xem đến kết luận đó.
Terror in Little Saigon còn giống các bộ phim tuyên truyền của CSVN ở chỗ nó rất kịch cỡm, giả tạo, và đầy định kiến, không có tính khách quan. Gương mặt của anh chàng phóng viên AC Thompson lúc nào cũng “đề đề”, giống như một nhà thám tử nghiệp dư. Hễ khi nào quay cảnh gia đình của những người đã bị giết, thì sẽ có những giọt nước mắt để khơi dậy lòng thương cảm của người xem. Khi nào quay những cảnh liên quan đến “thủ phạm” (họ đã có kết luận từ trước ai là thủ phạm), thì đó là những gương mặt đằng đằng sát khí, súng ống trong tay; hay những giây phút ngượng ngập khi trả lời phỏng vấn, của những người đang cố chối bỏ sự thật. Có một thứ mà những người làm phim đã làm hay hơn các bộ phim truyền của CSVN, đó là kỹ xảo tinh vi, chuyên nghiệp trong lúc quay và cắt xén, để tạo ra những hình ảnh theo đúng ý muốn của họ. Những ai có quen biết với kinh tế gia, nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa- một nhân vật “bị” phỏng vấn trong phim- thì sẽ thấy được sự tinh vi này. Từ một người nổi tiếng với cách lý luận sắc bén, tài hùng biện trong tranh luận, vậy mà bộ phim đã tài tình biến hình ảnh ông ta thành một kẻ lúng túng, trình bày ý kiến không thuyết phục, và “có vẻ như” đã ngấm ngầm đồng ý với những người dàn dựng bộ phim.
Cũng dễ dàng nhận thấy bộ phim không hề đưa ra được những bằng chứng gì mới đủ thuyết phục, để hỗ trợ cho kết luận của mình. Cũng chỉ là những tài liệu của mà các cơ quan điều tra chuyên nghiệp đã đóng lại từ vài chục năm trước. Những người làm chứng cũng thế. Những người được xem là đáng tin cậy, có liên quan thì không ai khẳng định. Những kẻ đưa ra lời khẳng định thì không đủ thẩm quyền, giấu mặt… Cách thu thập chứng cứ, nhân chứng như vậy thì làm sao có thể gọi là “một cuộc điều tra lại, để tìm ra công lý”?!?
Nói đến “công lý”, đoạn cuối của cuộn phim là ký giả Thompson gặp lại gia đình người bị ám hại, thông báo là mình đã trả lại “công lý” cho nạn nhân và gia đình. Hình ảnh con cháu ra trước mộ của nạn nhân, giống như nay đã giải oan được cho người quá cố. Một hình ảnh sặc mùi phim kiếm hiệp kỳ tinh! Hãy xem kỹ lại, cuốn phim này đã đem được sự thật gì mới cho gia đình, mà tuyên bố là họ “trả lại công lý” cho người bị hại? Hay là họ chỉ khơi lại một vết thương trong quá khứ đối với gia đình thay vì chữa lành? Xem ra, chính gia đình nay lại trở thành nạn nhân của những người làm phim, để họ thực hiện được ý đồ của mình.
Tôi chỉ có thể kết luận về bộ phim, cũng giống như nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa đã trả lời phỏng vấn báo Người Việt: kém chuyên nghiệp và thiếu tính đạo đức!
Tôi cũng mới được biết chính PBS cũng đã từng chiếu bộ phim nhiều tập “Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình” (Vietnam: A Television History), do WGBH-TV thực hiện, mà CSVN đã cho chiếu trên TV trong nước cách đây 20 năm. Hồi còn ở Việt Nam, khi xem bộ phim này, tôi và bạn bè sống trong miền Nam đều thắc mắc là tại sao một cơ quan truyền thông của Mỹ lại có thể thực hiện một bộ phim có quan điểm có lợi cho CSVN đến như vậy? Sau này sang Mỹ tôi mới hiểu. Ở một xứ sở tự do ngôn luận, rất nhiều công ty truyền thông phản chiến đã tạo ra một chiến dịch phản chiến rầm rộ. Họ sẵn sàng bóp méo sự thật về chiến tranh Việt Nam, về chính thể Việt Nam Cộng Hoà, để đạt được mục đích chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, góp phần khai tử một đồng minh đã sát cánh với người Mỹ trong lý tưởng bảo vệ tự do.
PBS đã phổ biến phim Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình, thì nay chuyện họ phổ biến phim Terror in Little Saigon cũng không có gì là quá khó hiểu. Vấn đề được đặt ra là: tại sao họ lại làm bộ phim vào thời điểm này? Tại sao vào thời điểm cộng đồng người Việt ở Mỹ, ở hải ngoại đang kỷ niệm 40 năm tị nạn, đang điểm lại những thành quả đáng khích lệ của một cộng đồng di dân còn tương đối mới, đang quyết tâm hơn bao giờ hết đoàn kết cùng người Việt trong nước để đòi lại tự do dân chủ cho quê hương Việt Nam, thì bộ phim được đưa ra? Phải chăng có một thế lực nào đó đã đứng đằng sau để thực hiện bộ phim này, nhằm đánh lạc hướng dư luận người VIệt? Thay vì tập trung vào những sự kiện đang nóng bỏng trong nước VIệt Nam, thì nay dự luận đang bị hướng ra hải ngoại, chỉ vì một chuyện đau buồn đã xảy ra từ vài chục năm trước?
Suy nghĩ như vậy, cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ tìm ra hành xử thích đáng đối với bộ phim tuyên truyền này. Nếu những kẻ thực hiện bộ phim đã không thèm quan tâm đến cộng đồng người Việt chúng ta, và bộ phim không có giá trị về mặt tài liệu, thì chúng ta cũng chẳng cần quá quan tâm đến việc đáp trả chống đối họ. Mỹ là xứ sở của tự do ngôn luận. Ai tự phun nước bọt lên trời, thì chính họ sẽ nhận lại nó. Đừng để ai đó đánh lạc hướng đi của cộng đồng. Cách đáp trả hay nhất có lẽ là chúng ta hãy tiếp tục đoàn kết lại, để tiếp tục làm cho cộng đồng người Việt tự do hải ngoại ngày thêm lớn mạnh, để tiếp tực hỗ trợ cho người Việt trong nước tranh đấu vì một Việt Nam tự do, dân chủ trong tương lai.
Dân Việt (Việt Báo)
Vậy mà…
Tôi là một người không có liên hệ gì với Mặt Trận Hoàng Cơ Minh, nên sẵn sàng nghe ý kiến không ủng hộ tổ chức này. Tôi là một người cổ xuý bất bạo động, không thích nước Mỹ ở chỗ người ta có quyền sử dụng súng giết người một cách dễ dàng. Nhưng tôi đã không thể tìm thấy một giá trị đáng tin cậy nào từ Terror In Little Saigon, vốn chủ yếu xoay quanh hai vấn đề này.
Việc đầu tiên là tôi không muốn gọi bộ phim này là một bộ “phim tài liệu”. Phim tài liệu thì phải dựa trên trên yếu tố dữ kiện, sự thật. Mà cũng không thể gọi nó là một “phóng sự điều tra”, thường quay lại cả một quá trình điều tra, thu thập dữ kiện, để sau cùng có đủ bằng chứng đi đến một kết luận nào đó. Bộ phim Terror In Little Saigon không có cả hai yếu tố này.
Thay vào đó, bộ phim Terror In Little Saigon gợi cho tôi nhớ lại những bộ phim tuyên truyền của CSVN, mà tôi đã từng phải xem quá nhiều thời còn ở trong nước. Kết luận của bộ phim đã được đưa ra ngay từ đầu, vì đó là kết luận của những người thực hiện bộ phim đã có sẵn, trước khi dàn dựng. Mục đích của họ chỉ là làm sao hướng người xem đến kết luận đó.
Terror in Little Saigon còn giống các bộ phim tuyên truyền của CSVN ở chỗ nó rất kịch cỡm, giả tạo, và đầy định kiến, không có tính khách quan. Gương mặt của anh chàng phóng viên AC Thompson lúc nào cũng “đề đề”, giống như một nhà thám tử nghiệp dư. Hễ khi nào quay cảnh gia đình của những người đã bị giết, thì sẽ có những giọt nước mắt để khơi dậy lòng thương cảm của người xem. Khi nào quay những cảnh liên quan đến “thủ phạm” (họ đã có kết luận từ trước ai là thủ phạm), thì đó là những gương mặt đằng đằng sát khí, súng ống trong tay; hay những giây phút ngượng ngập khi trả lời phỏng vấn, của những người đang cố chối bỏ sự thật. Có một thứ mà những người làm phim đã làm hay hơn các bộ phim truyền của CSVN, đó là kỹ xảo tinh vi, chuyên nghiệp trong lúc quay và cắt xén, để tạo ra những hình ảnh theo đúng ý muốn của họ. Những ai có quen biết với kinh tế gia, nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa- một nhân vật “bị” phỏng vấn trong phim- thì sẽ thấy được sự tinh vi này. Từ một người nổi tiếng với cách lý luận sắc bén, tài hùng biện trong tranh luận, vậy mà bộ phim đã tài tình biến hình ảnh ông ta thành một kẻ lúng túng, trình bày ý kiến không thuyết phục, và “có vẻ như” đã ngấm ngầm đồng ý với những người dàn dựng bộ phim.
Cũng dễ dàng nhận thấy bộ phim không hề đưa ra được những bằng chứng gì mới đủ thuyết phục, để hỗ trợ cho kết luận của mình. Cũng chỉ là những tài liệu của mà các cơ quan điều tra chuyên nghiệp đã đóng lại từ vài chục năm trước. Những người làm chứng cũng thế. Những người được xem là đáng tin cậy, có liên quan thì không ai khẳng định. Những kẻ đưa ra lời khẳng định thì không đủ thẩm quyền, giấu mặt… Cách thu thập chứng cứ, nhân chứng như vậy thì làm sao có thể gọi là “một cuộc điều tra lại, để tìm ra công lý”?!?
Nói đến “công lý”, đoạn cuối của cuộn phim là ký giả Thompson gặp lại gia đình người bị ám hại, thông báo là mình đã trả lại “công lý” cho nạn nhân và gia đình. Hình ảnh con cháu ra trước mộ của nạn nhân, giống như nay đã giải oan được cho người quá cố. Một hình ảnh sặc mùi phim kiếm hiệp kỳ tinh! Hãy xem kỹ lại, cuốn phim này đã đem được sự thật gì mới cho gia đình, mà tuyên bố là họ “trả lại công lý” cho người bị hại? Hay là họ chỉ khơi lại một vết thương trong quá khứ đối với gia đình thay vì chữa lành? Xem ra, chính gia đình nay lại trở thành nạn nhân của những người làm phim, để họ thực hiện được ý đồ của mình.
Tôi chỉ có thể kết luận về bộ phim, cũng giống như nhà báo Nguyễn Xuân Nghĩa đã trả lời phỏng vấn báo Người Việt: kém chuyên nghiệp và thiếu tính đạo đức!
Tôi cũng mới được biết chính PBS cũng đã từng chiếu bộ phim nhiều tập “Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình” (Vietnam: A Television History), do WGBH-TV thực hiện, mà CSVN đã cho chiếu trên TV trong nước cách đây 20 năm. Hồi còn ở Việt Nam, khi xem bộ phim này, tôi và bạn bè sống trong miền Nam đều thắc mắc là tại sao một cơ quan truyền thông của Mỹ lại có thể thực hiện một bộ phim có quan điểm có lợi cho CSVN đến như vậy? Sau này sang Mỹ tôi mới hiểu. Ở một xứ sở tự do ngôn luận, rất nhiều công ty truyền thông phản chiến đã tạo ra một chiến dịch phản chiến rầm rộ. Họ sẵn sàng bóp méo sự thật về chiến tranh Việt Nam, về chính thể Việt Nam Cộng Hoà, để đạt được mục đích chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, góp phần khai tử một đồng minh đã sát cánh với người Mỹ trong lý tưởng bảo vệ tự do.
PBS đã phổ biến phim Việt Nam Thiên Sử Truyền Hình, thì nay chuyện họ phổ biến phim Terror in Little Saigon cũng không có gì là quá khó hiểu. Vấn đề được đặt ra là: tại sao họ lại làm bộ phim vào thời điểm này? Tại sao vào thời điểm cộng đồng người Việt ở Mỹ, ở hải ngoại đang kỷ niệm 40 năm tị nạn, đang điểm lại những thành quả đáng khích lệ của một cộng đồng di dân còn tương đối mới, đang quyết tâm hơn bao giờ hết đoàn kết cùng người Việt trong nước để đòi lại tự do dân chủ cho quê hương Việt Nam, thì bộ phim được đưa ra? Phải chăng có một thế lực nào đó đã đứng đằng sau để thực hiện bộ phim này, nhằm đánh lạc hướng dư luận người VIệt? Thay vì tập trung vào những sự kiện đang nóng bỏng trong nước VIệt Nam, thì nay dự luận đang bị hướng ra hải ngoại, chỉ vì một chuyện đau buồn đã xảy ra từ vài chục năm trước?
Suy nghĩ như vậy, cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ tìm ra hành xử thích đáng đối với bộ phim tuyên truyền này. Nếu những kẻ thực hiện bộ phim đã không thèm quan tâm đến cộng đồng người Việt chúng ta, và bộ phim không có giá trị về mặt tài liệu, thì chúng ta cũng chẳng cần quá quan tâm đến việc đáp trả chống đối họ. Mỹ là xứ sở của tự do ngôn luận. Ai tự phun nước bọt lên trời, thì chính họ sẽ nhận lại nó. Đừng để ai đó đánh lạc hướng đi của cộng đồng. Cách đáp trả hay nhất có lẽ là chúng ta hãy tiếp tục đoàn kết lại, để tiếp tục làm cho cộng đồng người Việt tự do hải ngoại ngày thêm lớn mạnh, để tiếp tực hỗ trợ cho người Việt trong nước tranh đấu vì một Việt Nam tự do, dân chủ trong tương lai.
Dân Việt (Việt Báo)