Nhạc sĩ Anh Bằng, tên thật Trần An
Bường, sinh năm 1926 tại Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa, từ trần ngày 12
tháng 11, 2015 (90–91 tuổi) tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ. Tại Việt
Nam, Ông cùng các nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ thành lập nhóm
Lê-Minh-Bằng, mở lớp nhạc, sáng tác nhiều ca khúc. Tại Hoa Ky sau 1975,
ông tiếp tục sáng tác, sáng lập Trung Tâm Asia. Ông cũng là vị trưởng
lão sáng lập “Câu Lạc Bộ Nghệ Sĩ”, tạo nơi sinh hoạt chung cho giới ca
nhạc tài tử. Bài tưởng nhớ vị nhạc sĩ một đời vì âm nhạc được viết bởi
Anthony Hưng Cao –tức Cao Minh Hưng- một tác giả từng nhận giải Vinh
Danh Viết Về Nước Mỹ, và được chính Nhạc sĩ Anh Bằng chọn là người điều
hành sinh hoạt Câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ.
Buổi tối thứ Năm ngày 12 tháng 11, khi trời vào cuối mùa Thu đã bắt đầu se lạnh, tin buồn về Nhạc sĩ Anh Bằng đã vĩnh viễn ra đi làm bàng hoàng những ai đã từng biết và yêu mến ông.
Vậy là người nhạc sĩ tài hoa đã trở về với quê hương Việt Nam thân yêu, nơi có một huyện nhỏ tên Nga Sơn nằm trong tỉnh Thanh Hóa. Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Anh Bằng đã gắn liền với vận mệnh của dân tộc Việt Nam từ cuộc di cư 1954 tới di tản 1975. "Nỗi Lòng Người Đi" là nhạc phẩm đã đưa tên tuổi của ông trở thành một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam vì bài hát chất chứa tâm tình của hàng triệu người di cư từ Bắc vào Nam khỏi chế độ cộng sản. Rồi cũng bài hát này, dường như lại tiếp tục là nỗi lòng của những người Việt phải từ bỏ quê hương sau biến cố năm 1975.
Dòng nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng thật đa dạng, dường như ông dùng nốt nhạc để viết thay cho tâm tư của tất cả mọi người. Từ những lời tâm sự của những đôi tình nhân, nỗi nhớ nhung của những người yêu của những anh lính chiến xa nhà, đến những ca khúc kêu gọi những người lính bên kia chiến tuyến trở về với chính nghĩa quốc gia, v.v. Dòng nhạc của ông cũng là tiếng nói của người anh viết thay cho những thân phận của những đứa em mồ côi trong xã hội, của những người mẹ chết vì đạn bom chiến tranh do cộng sàn gây ra, v.v...Và sau hết, dòng nhạc của ông là tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ cho quê hương Việt Nam mà ông đã viết lên nhiều ca khúc trong những năm tháng cuối đời. Có thể nói những nhạc phẩm của ông đã đi vào lòng dân tộc vì chính ông là người nhạc sĩ của dân tộc với một trái tim luôn dành cho quê hương, đất nước và dân tộc Việt Nam.
Nhắc đến kho tàng âm nhạc mà nhạc sĩ Anh Bằng để lại cho đời, khán giả ái mộ hầu hết đều biết đến qua những bản nhạc tình ca nổi tiếng từ nhiều thập niên qua của ông, như trước năm 1975 với những nhạc phẩm như "Nỗi Lòng Người Đi", "Nếu Vắng Anh", "Hoa Học Trò", "Người Thợ Săn và Đàn Chim Nhỏ", v.v. và sau năm 1975, khi ông định cư ở Hoa Kỳ với những nhạc phẩm như "Anh Còn Nợ Em", "Căn Gác Lưu Đày", "Chuyện Hoa Sim", "Chuyện Giàn Thiên Lý", "Khúc Thụy Du", "Kỳ Diệu", "Mai Tôi Đi", v.v. mà không ít những ca sĩ đã thành danh với những ca khúc bất hủ này. Và sau cùng, chúng ta không thể không nhắc đến dòng nhạc đấu tranh của ông với những ca khúc như "Đừng Im Tiếng Mà Hãy Lên Tiếng", "Cả Nước Đấu Tranh", v.v. Điểm đặc biệt ở dòng nhạc đấu tranh của ông là mặc dầu ông đã từng là tù nhân của cộng sản trong trại Lý Bá Sơ, mang bản án tử hình và có người anh trai bị cộng sản sát hại, nhưng nét nhạc của ông dù hùng tráng nhưng không có tính sắt máu. Những ca khúc đánh động vào lòng người nghe với những lời hát mạnh mẽ, ngắn gọn và súc tích.
Chúng tôi đến thăm ông trong những ngày cuối cùng trong căn nhà trên đồi Orange lộng gió, khi những nhận thức cuối cùng về thế giới xung quanh đang từ từ rời bỏ ông ra đi. Dù biết rằng sớm hay muộn, ngày đó cũng sẽ đến, nhưng tôi vẫn đón nhận tin về sự ra đi của ông với một cảm giác hụt hẫng, bàng hoàng và không muốn tin dù đó là sự thật. Chú đã thật sự ra đi rồi sao?
Trước đây, tôi đã có dự định sẽ góp nhặt những kỷ niệm trong suốt 6 năm có dịp gần gũi và sinh hoạt với nhạc sĩ Anh Bằng để viết một bài nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông vào tháng 5 năm 2016. Tuy nhiên, ngày kỷ niệm sinh nhật đó sẽ không bao giờ thực hiện được như dự tính của chúng tôi và thay vào đó là bài viết hôm nay như một lời chia tay với nhạc sĩ Anh Bằng. Sáu năm có dịp gần gũi với ông là khoảng thời gian tôi cảm thấy thật may mắn vì nhờ đó mà tôi được học hỏi thêm nhiều điều từ Ông, những khi hai chú cháu đã có dịp chia sẻ với nhau.
Lần đầu tiên tôi gặp nhạc sĩ Anh Bằng trong buổi ra mắt sách "Kỷ Niệm về Nhạc Sĩ Anh Bằng - Dòng Nhạc Trong Lòng Dân Tộc" do Văn Đàn Đồng Tâm thực hiện vào năm 2009. Không hiểu sao, tôi đã gọi nhạc sĩ Anh Bằng bằng "Chú". Có lẽ do cách cư xử rất gần gũi như đã thân quen từ lâu của Chú dành cho tôi trong lần đầu gặp mặt. Sau này, tôi thấy các anh chị em ca nhạc sĩ thường gọi nhạc sĩ Anh Bằng là "Ông" hay "Bác", nên tôi ngỏ ý muốn đổi sang cách gọi như vậy. Tuy nhiên, khi nghe tôi nói đến chuyện thay đổi trong cách xưng hô, nhạc sĩ Anh Bằng nhìn tôi với nụ cười hiền hòa và cho biết rằng đó là cách xưng hô mà ông thích và cứ gọi ông như thế. Kể từ đó, tôi dùng chữ "Chú" trong những email mà Chú và tôi trao đổi với nhau. Ngược lại, Chú cũng thường dùng cụm từ "CCM", viết tắt cho chữ "chú cháu mình" trong những email mà Chú gửi cho tôi.
Trong một bài viết trước đây về sự ra đời của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLB TNS), tôi đã có dịp kể về cơ duyên mà tôi có dịp được cùng với Chú và nhà văn Việt Hải thành lập Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ. Mặc dầu biết mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác, nhưng ông vẫn giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ với nụ cười hiền hòa luôn nở trên môi. Chính vì lối sống yêu đời, luôn lạc quan này mà nhạc sĩ Anh Bằng lưôn là một trong những người được công chúng yêu mến nhất.
Vì bị trở ngại về thính giác, nên mỗi lần gặp ông, chúng tôi thường phải ngồi sát cạnh bên và cố nói đúng "tần số" để ông có thể nghe được hoặc thường viết xuống giấy để ông có thể hiểu rõ hơn. Mỗi khi bước vào những tiệm ăn, điều làm ông lo lắng là khi gặp người quen chào hỏi vì ông không hiểu họ muốn nói điều gì với ông.
Đối với các anh chị em nghệ sĩ trong nhóm, dù tuổi cao, ông vẫn nhớ tên của một số người và luôn quan tâm hỏi thăm nếu như ông không thấy anh chị đó xuất hiện trong một vài lần trình diễn.
Khoảng hơn 7 tháng sau khi CLB Tình Nghệ Sĩ được thành lập, tôi đã có hân hạnh sáng tác chung với nhạc sĩ Anh Bằng bài "Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc," khi chính ông đề nghị tôi viết bản nhạc hành khúc cho CLB TNS rồi sau đó ông sẽ thêm ý kiến sửa đổi. Bản nhạc "Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc" sau này đã được các anh chị em hát trong ngày kỷ niệm Đệ Nhất Chu Niên và trong những chương trình của CLB TNS tổ chức sau đó như bản nhạc hiệu. "Tình nghệ sĩ từ bốn phương trời, về nơi đây cùng hát vang lời..." Đó cũng là hoài bão mà người nhạc sĩ kính yêu của chúng ta mong muốn thực hiện trong việc kết tình thân giữa các anh chị em nghệ sĩ.
Tuy có tấm lòng vị tha và đức tính hiền hòa, nhưng nhạc sĩ Anh Bằng lại rất cương quyết trước bọn cộng sản trong nước cũng như lòng căm phẩn cao độ đối với quân xâm lược Trung cộng. Có những lần đi ăn trưa với nhạc sĩ Anh Bằng, ông nhất quyết không bao giờ dùng những đôi đũa làm từ Trung Quốc thường được bọc sẵn trong giấy. Có lần đến một nhà hàng chỉ có loại đũa này, nhạc sĩ Anh Bằng đã dùng nĩa để ăn thay vì ăn bằng đũa. Trong một dịp khác, chúng tôi được nhạc sĩ Anh Bằng kể cho nghe là ông muốn mua một cái chậu để trồng hoa. Công việc tưởng chừng như đơn giản, tuy nhiên, những cái chậu bày bán trong những ngôi chợ gần nhà toàn dán hàng nhãn hiệu "Made in China". Ông phải lặn lội đi tìm một cái chậu không được chế biến từ Trung cộng dù phải đi xa và mua với giá đắt hơn rất nhiều.
Vào thời điểm mà quê hương Việt Nam ngày càng bị sự xâm lấn và ức hiếp của Trung cộng và mọi người ngày càng thấy rõ sự yếu hèn của nhà cầm quyền cộng sản, nhạc sĩ Anh Bằng đã sáng tác một số ca khúc đấu tranh như "Đừng Im Tiếng Mà Hãy Lên Tiếng", "Cả Nước Đấu Tranh", v.v.
Khi Ban Hợp Ca của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ ra đời và bắt đầu tham gia hát trong những chương trình văn nghệ tranh đấu cho quê hương Việt Nam, ông cũng khuyến khích tôi cùng sáng tác với ông những bản nhạc đấu tranh. Với sự khích lệ của ông, bài hát "Thắp Sáng Việt Nam" và sau đó là bài "Việt Nam Ơi! Việt Nam Ơi!" đã ra đời.
Ngày 12 tháng 11,
năm 2015, nền âm nhạc Việt Nam của chúng ta mãi mãi mất đi một thiên tài
đã cống hiến một kho tàng âm nhạc vô giá với hơn 600 ca khúc ông đã để
lại. Riêng đối với Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ, chúng tôi mất đi một người
Sáng Lập Viên, một người Thầy, một vị Niên Trưởng khả kính luôn quan
tâm, hướng dẫn và hỗ trợ tinh thần cho các anh chị em.
Trong niềm thương tiếc và để tưởng nhớ đến ông, chúng tôi dự định sẽ tổ chức một chương trình Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng. Lúc đầu, chương trình tưởng niệm được dự định sẽ tổ chức sau tang le. Tuy nhiên, khi tôi liên lạc với anh Lê Hoan, Giám đốc của Đài TV đề nghị tổ chức chương trình vào ngay ngày hôm sau, tức là vào ngày thứ Bảy 14 tháng 11.
Trong khoảng thời gian chỉ hơn 24 tiếng đồng hồ, chúng tôi bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị. Sau một thông báo ngắn gọn được gửi ra cho các thành viên trong Ban Văn Nghệ, chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hơn 20 anh chị em ghi tên tham dự.
Khi ngồi soạn lời giới thiệu cho các bản nhạc, lòng tôi cứ dâng lên niềm xúc động vì cứ mỗi bản nhạc mà tôi dự định đưa vào chương trình thì làm tôi lại nhớ đến một vài kỷ niệm của riêng cá nhân tôi với ông lúc còn sinh tiền.
Bản nhạc mở màn do Ban Hợp ca của CLB Tình Nghệ Sĩ trình diễn là ca khúc "Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc" với những kỷ niệm mà tôi đã chia sẻ ở phần trên khi có dịp sáng tác chung với nhạc sĩ Anh Bằng. Chúng tôi chọn bài hát này để mở đầu cho chương trình tưởng niệm như một lời chia tay gửi đến ông, người nhạc sĩ kính mến với hoài bão thành lập một tổ chức nhằm đoàn kết các anh chị em ca nhạc sĩ ở hải ngoại để khuyến khích và hỗ trợ nhau trong việc sáng tác, ca hát đồng thời nâng đỡ những tài năng mới trong mục đích bảo tồn và phát huy nền văn hoá Việt Nam ở hải ngoại. Đài TV đã trích một đoạn ngắn lời phát biểu rất mộc mạc và chân tình của Chú về lòng yêu quê hương, đất nước qua những ca khúc đấu tranh bất bạo động, kêu gọi mọi người ý thức và tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc, đứng lên bảo vệ quê hương nên không có lý do gì mà những người cầm quyền cộng sản phải cấm cản. Các anh chị em trong Ban Văn Nghệ đã quen thuộc với giọng nói của ông trong những buổi sinh hoạt văn nghệ trước đây, mà lần cuối cùng khi ông đến tham dự chương trình khi Ban Văn Nghệ CLB TNS đến hát ở đài SBTN để yểm trợ cho chương trình gây quỹ cho đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi. Lần đó, mặc dầu sức khoẻ đã bắt đầu có những triệu chứng bất ổn, nhưng ông vẫn cố gắng đến, cho biết ông rất vui khi thấy sự lớn mạnh và phát triển của CLB Tình Nghệ Sĩ và chụp chung tấm hình kỷ niệm với các anh chị em. Không ai có thể ngờ rằng đó cũng là tấm hình cuối cùng mà mọi người có dịp chụp chung với ông. Giờ đây, khi nghe lại giọng nói thân quen mà các anh chị em trong ban văn nghệ biết rằng sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn có dịp được thấy ông, một vài người không ngăn được những dòng nước mắt. Từ station của chỗ dành cho MC điều khiển chương trình cùng với Mỹ Linh, tôi nhìn qua sân khấu và thấy lòng mình như chùng xuống khi nghe những tiếng sụt sùi và thấy những giọt nước mắt của các anh chị em...
Bản nhạc đầu tay của nhạc sĩ Anh Bằng, "Nỗi Lòng Người Đi" đã được chọn để trình diễn trong chương trình. l Chắcnhiều độc giả còn nhớ câu chuyện mạo nhận bài hát này từ một nhạc sĩ trong nước. Tôi còn nhớ lúc đó, khi chúng tôi đến gặp, ông vẫn giữ một thái độ rất điềm nhiên, khuyên chúng tôi không nên nao núng và giữ bình tĩnh trước sự việc này. Cũng qua sự việc mạo nhận bài hát này mà tôi biết thêm nhiều chi tiết do ông kể để có thể dùng làm tài liệu viết bài "Cảm Nhận Sau Khi Đọc Bài Tôi Xa Hà Nội" hiện còn lưu lại trên một số báo và các trang website. Một vài chi tiết lịch sử mà tôi được ông kể lại, ví dụ như những chiếc tàu há mồm chở người di cư từ Bắc vào Nam thường đậu sát bến cảng, chứ không đậu xa ở ngoài cửa biển để chàng nhạc sĩ mạo nhận bài hát và cô người yêu có dịp ngồi trên con thuyền nhỏ chèo ra cửa biển trong khi anh nhạc sĩ hát và dạy người yêu bài "Tôi Xa Hà Nội" trong những cơn sóng nước vỗ vào mạn chiếc thuyền như bài viết một nhà báo trong nước nhắc tới. Một chi tiết khác trong bản nhạc "Nỗi Lòng Người Đi" mà có lẽ ít ai biết đến khi ở đoạn cuối, nhạc sĩ Anh Bằng cho biết hình ảnh "tôi hái hoa tiên cho đời" đã được ông dựa vào một câu chuyện truyền thuyết là có một bông hoa trên trời và nếu ai hát được để tặng người yêu, thì tình yêu của họ sẽ được bền vững. Khi biết được chi tiết này qua lời ông kể, người đọc sẽ thấy sự thêu dệt khi ông Khúc Ngọc Chân cho rằng ông ta liên tưởng đến hình ảnh cánh tay giơ tay lên cao của Nữ Thần Tự Do của Hoa Kỳ để viết thành câu "tôi hái hoa tiên cho đời"! Thời điểm lịch sử năm 1954, quân đội Hoa Kỳ chưa có sự hiện diện ở Việt Nam và chắc chắn hình ảnh về nữ Thần Tự Do của Hoa Kỳ còn là một hình ảnh rất xa lạ vào thời gian đó.
Sau này, bản nhạc "Nỗi Lòng Người Đi" cũng đã được trả lại cho tác giả của nó, là nhạc sĩ Anh Bằng, nhưng qua sự việc này, tôi học được tính điềm tĩnh của ông khi đối phó với việc mạo nhận cũng như với những bài viết có ý tấn công cá nhân ông.
Trong số nhiều ca khúc nổi tiếng được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc, chúng ta không thể không nhắc đến ca khúc "Chuyện Hoa Sim". Đây là một bài hát được phổ từ bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" do thi sĩ Hữu Loan sáng tác từ năm 1949. Bài thơ đã được một vài nhạc sĩ khác phổ nhạc như nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng qua cách phổ nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng, bài hát mang một phong cách riêng, và đã được khán giả yêu thích khi lần đầu được ca sĩ Như Quỳnh trình bày. Chúng tôi từng có dịp nghe nhạc sĩ là khi phổ nhạc, cần làm cho người nghe không biết đó là một bài hát được phổ từ thơ.
Khi tôi hỏi bí quyết sáng tác nào để những nhạc phẩm của ông có thể đi vào lòng người, ông cho biết ông thích viết theo lối ngũ cung vì nó gần gũi với âm hưởng của dòng nhạc dân ca Việt Nam. Ông cũng chỉ cho tôi biết cách thức viết nhạc theo lối ngũ cung của ông. Nhìn ông cặm cụi với đôi tay run run ghi nốt minh họa xuống trên trang giấy, tôi thấy thật cảm động trước tấm lòng của người nhạc sĩ luôn mong muốn truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ tiếp nối. Theo ông, điều quan trọng nhất để cho bài hát dễ đi vào lòng người, không phải chỉ về phương pháp và cách thức sáng tác, mà làm sao cho bài nhạc "khi hát lên phải dễ hát, dễ nhớ và có hồn".
Điểm đặc biệt và đáng phục ở ông là để cho bản nhạc dễ đi vào lòng người và có "hồn", khi ông phổ nhạc những bài thơ của bạn bè, đôi khi ông chỉ dùng ý tưởng khoảng 30 phần trăm từ bài thơ, nhưng lúc nào ông cũng dành sự trân trọng bằng cách ghi tên của thi sĩ vào phần lời thơ mà không ghi tên mình vào. Đó là một đức tính rất khiêm nhượng rất đáng quý.
Một bài hát khác được chọn để hát trong chương trình tưởng niệm là nhạc phẩm "Anh Còn Nợ Em" do ông phổ từ thơ của thi sĩ Phan Thành Tài. Một lần, chúng tôi có dịp cùng ông đi ăn ở quán phở "Hoa Soan Bên Thềm Cũ" mà nhạc sĩ Tuấn Khanh vừa khai trương trước đó không lâu. Trong khi ăn, ông cho biết ông nấu phở cũng rất ngon và ông ước gì cũng mở một quán phở, cũng như nhạc sĩ Tuấn Khanh, và lấy tên từ một nhạc phẩm nổi tiếng của ông là bài "Anh Còn Nợ Em" để đặt tên cho tiệm phở. Ông cười rất hồn nhiên và đùa rằng tiệm phở "Anh Còn Nợ Em" chắc chắn sẽ đông khách không thua gì tiệm phở "Hoa Soan Bên Thềm Cũ". Ông nói thêm, ông rất thương các anh chị em trong Ban Hợp Ca của CLB TNS đã hy sinh nhiều thời gian và công sức để tập dợt cũng như đi hát trong những chương trình hoàn toàn thiện nguyện, nên ông mong muốn nếu tiệm phở thành công, ông sẽ dùng tiền lời thu được để giúp cho các anh chị em. Tấm lòng của ông chắc chắc sẽ mãi mãi để lại trong các anh chị em CLB TNS một hình ảnh thật đẹp về nhạc sĩ Anh Bằng.
Bài hát mà chúng tôi chọn để kết thúc chương trình Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng là bản hợp ca mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu trên các diễn đàn trong vài tuần lễ trước đây. Đó là bài hát "Việt Nam Ơi! Việt Nam Ơi!". Một bản nhạc được sáng tác để ca ngợi lịch sử hào hùng, nét đẹp và điểm đặc trưng của ba miền Nam Trung Bắc với ba địa danh của quê hương là Hà Nội, Huế và Sài Gòn.
Khi hai Chú cháu ngồi sửa lại những nốt nhạc cuối cho bản nhạc này, tôi có linh cảm đây sẽ là bài hát cuối cùng mà tôi sẽ có dịp được sáng tác chung với nhạc sĩ Anh Bằng.
Sức khoẻ của ông đã sa sút nhiều. Tuy đau đớn về thể xác, nhưng tinh thần của ông vẫn luôn rất cao. Ông vẫn quan tâm thăm hỏi các anh chị em trong Ban Văn Nghệ của CLB TNS. Tình yêu quê hương, yêu dân tộc, yêu thương các anh chị em nghệ sĩ mà ông thường ưu ái gọi họ là những "chiến sĩ văn hóa" vẫn như ngọn lửa trong bản nhạc "Thắp Sáng Việt Nam", mãi mãi không bao giờ tắt trong ông.
Nhạc sĩ Anh Bằng đã vĩnh viễn ra đi, nhưng di sản âm nhạc đồ sộ mà ông đã để lại cho âm nhạc Việt Nam sẽ mãi mãi trường tồn. Riêng với chúng tôi, hình ảnh của ông sẽ mãi mãi là tấm gương sáng của một người Thầy, vị Nhạc Sĩ Niên Trưởng, người Chiến Sĩ Văn Hoá đáng kính mà chúng tôi có may mắn được sát cánh với ông trong một phần đời.
Cầu mong Nhạc sĩ Anh Bằng được yên nghỉ với nụ cười hiền hoà. Và cầu cho linh hồn ông sẽ cùng chúng ta sớm trở về trên quê hương Việt Nam dân chủ, tự do, nhân quyền trong một ngày không xa.
Một số hình ảnh về NS Anh Bằng sinh hoạt với Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ trong link:
https://www.youtube.com/watch?v=nrVI3BmOL9Q
Anthony Hưng Cao
https://vietbao.com/a245648/nguoi-nhac-si-cua-dan-toc-viet-nam
Buổi tối thứ Năm ngày 12 tháng 11, khi trời vào cuối mùa Thu đã bắt đầu se lạnh, tin buồn về Nhạc sĩ Anh Bằng đã vĩnh viễn ra đi làm bàng hoàng những ai đã từng biết và yêu mến ông.
Vậy là người nhạc sĩ tài hoa đã trở về với quê hương Việt Nam thân yêu, nơi có một huyện nhỏ tên Nga Sơn nằm trong tỉnh Thanh Hóa. Cuộc đời và sự nghiệp nhạc sĩ Anh Bằng đã gắn liền với vận mệnh của dân tộc Việt Nam từ cuộc di cư 1954 tới di tản 1975. "Nỗi Lòng Người Đi" là nhạc phẩm đã đưa tên tuổi của ông trở thành một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam vì bài hát chất chứa tâm tình của hàng triệu người di cư từ Bắc vào Nam khỏi chế độ cộng sản. Rồi cũng bài hát này, dường như lại tiếp tục là nỗi lòng của những người Việt phải từ bỏ quê hương sau biến cố năm 1975.
Dòng nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng thật đa dạng, dường như ông dùng nốt nhạc để viết thay cho tâm tư của tất cả mọi người. Từ những lời tâm sự của những đôi tình nhân, nỗi nhớ nhung của những người yêu của những anh lính chiến xa nhà, đến những ca khúc kêu gọi những người lính bên kia chiến tuyến trở về với chính nghĩa quốc gia, v.v. Dòng nhạc của ông cũng là tiếng nói của người anh viết thay cho những thân phận của những đứa em mồ côi trong xã hội, của những người mẹ chết vì đạn bom chiến tranh do cộng sàn gây ra, v.v...Và sau hết, dòng nhạc của ông là tiếng nói đấu tranh mạnh mẽ cho quê hương Việt Nam mà ông đã viết lên nhiều ca khúc trong những năm tháng cuối đời. Có thể nói những nhạc phẩm của ông đã đi vào lòng dân tộc vì chính ông là người nhạc sĩ của dân tộc với một trái tim luôn dành cho quê hương, đất nước và dân tộc Việt Nam.
Nhắc đến kho tàng âm nhạc mà nhạc sĩ Anh Bằng để lại cho đời, khán giả ái mộ hầu hết đều biết đến qua những bản nhạc tình ca nổi tiếng từ nhiều thập niên qua của ông, như trước năm 1975 với những nhạc phẩm như "Nỗi Lòng Người Đi", "Nếu Vắng Anh", "Hoa Học Trò", "Người Thợ Săn và Đàn Chim Nhỏ", v.v. và sau năm 1975, khi ông định cư ở Hoa Kỳ với những nhạc phẩm như "Anh Còn Nợ Em", "Căn Gác Lưu Đày", "Chuyện Hoa Sim", "Chuyện Giàn Thiên Lý", "Khúc Thụy Du", "Kỳ Diệu", "Mai Tôi Đi", v.v. mà không ít những ca sĩ đã thành danh với những ca khúc bất hủ này. Và sau cùng, chúng ta không thể không nhắc đến dòng nhạc đấu tranh của ông với những ca khúc như "Đừng Im Tiếng Mà Hãy Lên Tiếng", "Cả Nước Đấu Tranh", v.v. Điểm đặc biệt ở dòng nhạc đấu tranh của ông là mặc dầu ông đã từng là tù nhân của cộng sản trong trại Lý Bá Sơ, mang bản án tử hình và có người anh trai bị cộng sản sát hại, nhưng nét nhạc của ông dù hùng tráng nhưng không có tính sắt máu. Những ca khúc đánh động vào lòng người nghe với những lời hát mạnh mẽ, ngắn gọn và súc tích.
Anh còn nợ Em - Anh còn yêu Em ? - Khúc Thụy Du
Chúng tôi đến thăm ông trong những ngày cuối cùng trong căn nhà trên đồi Orange lộng gió, khi những nhận thức cuối cùng về thế giới xung quanh đang từ từ rời bỏ ông ra đi. Dù biết rằng sớm hay muộn, ngày đó cũng sẽ đến, nhưng tôi vẫn đón nhận tin về sự ra đi của ông với một cảm giác hụt hẫng, bàng hoàng và không muốn tin dù đó là sự thật. Chú đã thật sự ra đi rồi sao?
Trước đây, tôi đã có dự định sẽ góp nhặt những kỷ niệm trong suốt 6 năm có dịp gần gũi và sinh hoạt với nhạc sĩ Anh Bằng để viết một bài nhân dịp kỷ niệm sinh nhật lần thứ 90 của ông vào tháng 5 năm 2016. Tuy nhiên, ngày kỷ niệm sinh nhật đó sẽ không bao giờ thực hiện được như dự tính của chúng tôi và thay vào đó là bài viết hôm nay như một lời chia tay với nhạc sĩ Anh Bằng. Sáu năm có dịp gần gũi với ông là khoảng thời gian tôi cảm thấy thật may mắn vì nhờ đó mà tôi được học hỏi thêm nhiều điều từ Ông, những khi hai chú cháu đã có dịp chia sẻ với nhau.
Lần đầu tiên tôi gặp nhạc sĩ Anh Bằng trong buổi ra mắt sách "Kỷ Niệm về Nhạc Sĩ Anh Bằng - Dòng Nhạc Trong Lòng Dân Tộc" do Văn Đàn Đồng Tâm thực hiện vào năm 2009. Không hiểu sao, tôi đã gọi nhạc sĩ Anh Bằng bằng "Chú". Có lẽ do cách cư xử rất gần gũi như đã thân quen từ lâu của Chú dành cho tôi trong lần đầu gặp mặt. Sau này, tôi thấy các anh chị em ca nhạc sĩ thường gọi nhạc sĩ Anh Bằng là "Ông" hay "Bác", nên tôi ngỏ ý muốn đổi sang cách gọi như vậy. Tuy nhiên, khi nghe tôi nói đến chuyện thay đổi trong cách xưng hô, nhạc sĩ Anh Bằng nhìn tôi với nụ cười hiền hòa và cho biết rằng đó là cách xưng hô mà ông thích và cứ gọi ông như thế. Kể từ đó, tôi dùng chữ "Chú" trong những email mà Chú và tôi trao đổi với nhau. Ngược lại, Chú cũng thường dùng cụm từ "CCM", viết tắt cho chữ "chú cháu mình" trong những email mà Chú gửi cho tôi.
Trong một bài viết trước đây về sự ra đời của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ (CLB TNS), tôi đã có dịp kể về cơ duyên mà tôi có dịp được cùng với Chú và nhà văn Việt Hải thành lập Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ. Mặc dầu biết mang trong mình căn bệnh ung thư quái ác, nhưng ông vẫn giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ với nụ cười hiền hòa luôn nở trên môi. Chính vì lối sống yêu đời, luôn lạc quan này mà nhạc sĩ Anh Bằng lưôn là một trong những người được công chúng yêu mến nhất.
Vì bị trở ngại về thính giác, nên mỗi lần gặp ông, chúng tôi thường phải ngồi sát cạnh bên và cố nói đúng "tần số" để ông có thể nghe được hoặc thường viết xuống giấy để ông có thể hiểu rõ hơn. Mỗi khi bước vào những tiệm ăn, điều làm ông lo lắng là khi gặp người quen chào hỏi vì ông không hiểu họ muốn nói điều gì với ông.
Đối với các anh chị em nghệ sĩ trong nhóm, dù tuổi cao, ông vẫn nhớ tên của một số người và luôn quan tâm hỏi thăm nếu như ông không thấy anh chị đó xuất hiện trong một vài lần trình diễn.
Khoảng hơn 7 tháng sau khi CLB Tình Nghệ Sĩ được thành lập, tôi đã có hân hạnh sáng tác chung với nhạc sĩ Anh Bằng bài "Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc," khi chính ông đề nghị tôi viết bản nhạc hành khúc cho CLB TNS rồi sau đó ông sẽ thêm ý kiến sửa đổi. Bản nhạc "Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc" sau này đã được các anh chị em hát trong ngày kỷ niệm Đệ Nhất Chu Niên và trong những chương trình của CLB TNS tổ chức sau đó như bản nhạc hiệu. "Tình nghệ sĩ từ bốn phương trời, về nơi đây cùng hát vang lời..." Đó cũng là hoài bão mà người nhạc sĩ kính yêu của chúng ta mong muốn thực hiện trong việc kết tình thân giữa các anh chị em nghệ sĩ.
Tuy có tấm lòng vị tha và đức tính hiền hòa, nhưng nhạc sĩ Anh Bằng lại rất cương quyết trước bọn cộng sản trong nước cũng như lòng căm phẩn cao độ đối với quân xâm lược Trung cộng. Có những lần đi ăn trưa với nhạc sĩ Anh Bằng, ông nhất quyết không bao giờ dùng những đôi đũa làm từ Trung Quốc thường được bọc sẵn trong giấy. Có lần đến một nhà hàng chỉ có loại đũa này, nhạc sĩ Anh Bằng đã dùng nĩa để ăn thay vì ăn bằng đũa. Trong một dịp khác, chúng tôi được nhạc sĩ Anh Bằng kể cho nghe là ông muốn mua một cái chậu để trồng hoa. Công việc tưởng chừng như đơn giản, tuy nhiên, những cái chậu bày bán trong những ngôi chợ gần nhà toàn dán hàng nhãn hiệu "Made in China". Ông phải lặn lội đi tìm một cái chậu không được chế biến từ Trung cộng dù phải đi xa và mua với giá đắt hơn rất nhiều.
Vào thời điểm mà quê hương Việt Nam ngày càng bị sự xâm lấn và ức hiếp của Trung cộng và mọi người ngày càng thấy rõ sự yếu hèn của nhà cầm quyền cộng sản, nhạc sĩ Anh Bằng đã sáng tác một số ca khúc đấu tranh như "Đừng Im Tiếng Mà Hãy Lên Tiếng", "Cả Nước Đấu Tranh", v.v.
Khi Ban Hợp Ca của Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ ra đời và bắt đầu tham gia hát trong những chương trình văn nghệ tranh đấu cho quê hương Việt Nam, ông cũng khuyến khích tôi cùng sáng tác với ông những bản nhạc đấu tranh. Với sự khích lệ của ông, bài hát "Thắp Sáng Việt Nam" và sau đó là bài "Việt Nam Ơi! Việt Nam Ơi!" đã ra đời.
Trong niềm thương tiếc và để tưởng nhớ đến ông, chúng tôi dự định sẽ tổ chức một chương trình Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng. Lúc đầu, chương trình tưởng niệm được dự định sẽ tổ chức sau tang le. Tuy nhiên, khi tôi liên lạc với anh Lê Hoan, Giám đốc của Đài TV đề nghị tổ chức chương trình vào ngay ngày hôm sau, tức là vào ngày thứ Bảy 14 tháng 11.
Trong khoảng thời gian chỉ hơn 24 tiếng đồng hồ, chúng tôi bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị. Sau một thông báo ngắn gọn được gửi ra cho các thành viên trong Ban Văn Nghệ, chỉ trong một thời gian ngắn, đã có hơn 20 anh chị em ghi tên tham dự.
Khi ngồi soạn lời giới thiệu cho các bản nhạc, lòng tôi cứ dâng lên niềm xúc động vì cứ mỗi bản nhạc mà tôi dự định đưa vào chương trình thì làm tôi lại nhớ đến một vài kỷ niệm của riêng cá nhân tôi với ông lúc còn sinh tiền.
Bản nhạc mở màn do Ban Hợp ca của CLB Tình Nghệ Sĩ trình diễn là ca khúc "Tình Nghệ Sĩ Hành Khúc" với những kỷ niệm mà tôi đã chia sẻ ở phần trên khi có dịp sáng tác chung với nhạc sĩ Anh Bằng. Chúng tôi chọn bài hát này để mở đầu cho chương trình tưởng niệm như một lời chia tay gửi đến ông, người nhạc sĩ kính mến với hoài bão thành lập một tổ chức nhằm đoàn kết các anh chị em ca nhạc sĩ ở hải ngoại để khuyến khích và hỗ trợ nhau trong việc sáng tác, ca hát đồng thời nâng đỡ những tài năng mới trong mục đích bảo tồn và phát huy nền văn hoá Việt Nam ở hải ngoại. Đài TV đã trích một đoạn ngắn lời phát biểu rất mộc mạc và chân tình của Chú về lòng yêu quê hương, đất nước qua những ca khúc đấu tranh bất bạo động, kêu gọi mọi người ý thức và tự hào về truyền thống bất khuất của dân tộc, đứng lên bảo vệ quê hương nên không có lý do gì mà những người cầm quyền cộng sản phải cấm cản. Các anh chị em trong Ban Văn Nghệ đã quen thuộc với giọng nói của ông trong những buổi sinh hoạt văn nghệ trước đây, mà lần cuối cùng khi ông đến tham dự chương trình khi Ban Văn Nghệ CLB TNS đến hát ở đài SBTN để yểm trợ cho chương trình gây quỹ cho đài phát thanh Đáp Lời Sông Núi. Lần đó, mặc dầu sức khoẻ đã bắt đầu có những triệu chứng bất ổn, nhưng ông vẫn cố gắng đến, cho biết ông rất vui khi thấy sự lớn mạnh và phát triển của CLB Tình Nghệ Sĩ và chụp chung tấm hình kỷ niệm với các anh chị em. Không ai có thể ngờ rằng đó cũng là tấm hình cuối cùng mà mọi người có dịp chụp chung với ông. Giờ đây, khi nghe lại giọng nói thân quen mà các anh chị em trong ban văn nghệ biết rằng sẽ vĩnh viễn không bao giờ còn có dịp được thấy ông, một vài người không ngăn được những dòng nước mắt. Từ station của chỗ dành cho MC điều khiển chương trình cùng với Mỹ Linh, tôi nhìn qua sân khấu và thấy lòng mình như chùng xuống khi nghe những tiếng sụt sùi và thấy những giọt nước mắt của các anh chị em...
Bản nhạc đầu tay của nhạc sĩ Anh Bằng, "Nỗi Lòng Người Đi" đã được chọn để trình diễn trong chương trình. l Chắcnhiều độc giả còn nhớ câu chuyện mạo nhận bài hát này từ một nhạc sĩ trong nước. Tôi còn nhớ lúc đó, khi chúng tôi đến gặp, ông vẫn giữ một thái độ rất điềm nhiên, khuyên chúng tôi không nên nao núng và giữ bình tĩnh trước sự việc này. Cũng qua sự việc mạo nhận bài hát này mà tôi biết thêm nhiều chi tiết do ông kể để có thể dùng làm tài liệu viết bài "Cảm Nhận Sau Khi Đọc Bài Tôi Xa Hà Nội" hiện còn lưu lại trên một số báo và các trang website. Một vài chi tiết lịch sử mà tôi được ông kể lại, ví dụ như những chiếc tàu há mồm chở người di cư từ Bắc vào Nam thường đậu sát bến cảng, chứ không đậu xa ở ngoài cửa biển để chàng nhạc sĩ mạo nhận bài hát và cô người yêu có dịp ngồi trên con thuyền nhỏ chèo ra cửa biển trong khi anh nhạc sĩ hát và dạy người yêu bài "Tôi Xa Hà Nội" trong những cơn sóng nước vỗ vào mạn chiếc thuyền như bài viết một nhà báo trong nước nhắc tới. Một chi tiết khác trong bản nhạc "Nỗi Lòng Người Đi" mà có lẽ ít ai biết đến khi ở đoạn cuối, nhạc sĩ Anh Bằng cho biết hình ảnh "tôi hái hoa tiên cho đời" đã được ông dựa vào một câu chuyện truyền thuyết là có một bông hoa trên trời và nếu ai hát được để tặng người yêu, thì tình yêu của họ sẽ được bền vững. Khi biết được chi tiết này qua lời ông kể, người đọc sẽ thấy sự thêu dệt khi ông Khúc Ngọc Chân cho rằng ông ta liên tưởng đến hình ảnh cánh tay giơ tay lên cao của Nữ Thần Tự Do của Hoa Kỳ để viết thành câu "tôi hái hoa tiên cho đời"! Thời điểm lịch sử năm 1954, quân đội Hoa Kỳ chưa có sự hiện diện ở Việt Nam và chắc chắn hình ảnh về nữ Thần Tự Do của Hoa Kỳ còn là một hình ảnh rất xa lạ vào thời gian đó.
Sau này, bản nhạc "Nỗi Lòng Người Đi" cũng đã được trả lại cho tác giả của nó, là nhạc sĩ Anh Bằng, nhưng qua sự việc này, tôi học được tính điềm tĩnh của ông khi đối phó với việc mạo nhận cũng như với những bài viết có ý tấn công cá nhân ông.
Trong số nhiều ca khúc nổi tiếng được nhạc sĩ Anh Bằng phổ nhạc, chúng ta không thể không nhắc đến ca khúc "Chuyện Hoa Sim". Đây là một bài hát được phổ từ bài thơ "Màu Tím Hoa Sim" do thi sĩ Hữu Loan sáng tác từ năm 1949. Bài thơ đã được một vài nhạc sĩ khác phổ nhạc như nhạc sĩ Dzũng Chinh, nhạc sĩ Phạm Duy, nhưng qua cách phổ nhạc của nhạc sĩ Anh Bằng, bài hát mang một phong cách riêng, và đã được khán giả yêu thích khi lần đầu được ca sĩ Như Quỳnh trình bày. Chúng tôi từng có dịp nghe nhạc sĩ là khi phổ nhạc, cần làm cho người nghe không biết đó là một bài hát được phổ từ thơ.
Khi tôi hỏi bí quyết sáng tác nào để những nhạc phẩm của ông có thể đi vào lòng người, ông cho biết ông thích viết theo lối ngũ cung vì nó gần gũi với âm hưởng của dòng nhạc dân ca Việt Nam. Ông cũng chỉ cho tôi biết cách thức viết nhạc theo lối ngũ cung của ông. Nhìn ông cặm cụi với đôi tay run run ghi nốt minh họa xuống trên trang giấy, tôi thấy thật cảm động trước tấm lòng của người nhạc sĩ luôn mong muốn truyền lại kinh nghiệm cho thế hệ tiếp nối. Theo ông, điều quan trọng nhất để cho bài hát dễ đi vào lòng người, không phải chỉ về phương pháp và cách thức sáng tác, mà làm sao cho bài nhạc "khi hát lên phải dễ hát, dễ nhớ và có hồn".
Điểm đặc biệt và đáng phục ở ông là để cho bản nhạc dễ đi vào lòng người và có "hồn", khi ông phổ nhạc những bài thơ của bạn bè, đôi khi ông chỉ dùng ý tưởng khoảng 30 phần trăm từ bài thơ, nhưng lúc nào ông cũng dành sự trân trọng bằng cách ghi tên của thi sĩ vào phần lời thơ mà không ghi tên mình vào. Đó là một đức tính rất khiêm nhượng rất đáng quý.
Một bài hát khác được chọn để hát trong chương trình tưởng niệm là nhạc phẩm "Anh Còn Nợ Em" do ông phổ từ thơ của thi sĩ Phan Thành Tài. Một lần, chúng tôi có dịp cùng ông đi ăn ở quán phở "Hoa Soan Bên Thềm Cũ" mà nhạc sĩ Tuấn Khanh vừa khai trương trước đó không lâu. Trong khi ăn, ông cho biết ông nấu phở cũng rất ngon và ông ước gì cũng mở một quán phở, cũng như nhạc sĩ Tuấn Khanh, và lấy tên từ một nhạc phẩm nổi tiếng của ông là bài "Anh Còn Nợ Em" để đặt tên cho tiệm phở. Ông cười rất hồn nhiên và đùa rằng tiệm phở "Anh Còn Nợ Em" chắc chắn sẽ đông khách không thua gì tiệm phở "Hoa Soan Bên Thềm Cũ". Ông nói thêm, ông rất thương các anh chị em trong Ban Hợp Ca của CLB TNS đã hy sinh nhiều thời gian và công sức để tập dợt cũng như đi hát trong những chương trình hoàn toàn thiện nguyện, nên ông mong muốn nếu tiệm phở thành công, ông sẽ dùng tiền lời thu được để giúp cho các anh chị em. Tấm lòng của ông chắc chắc sẽ mãi mãi để lại trong các anh chị em CLB TNS một hình ảnh thật đẹp về nhạc sĩ Anh Bằng.
Bài hát mà chúng tôi chọn để kết thúc chương trình Tưởng Niệm Nhạc Sĩ Anh Bằng là bản hợp ca mà chúng tôi đã có dịp giới thiệu trên các diễn đàn trong vài tuần lễ trước đây. Đó là bài hát "Việt Nam Ơi! Việt Nam Ơi!". Một bản nhạc được sáng tác để ca ngợi lịch sử hào hùng, nét đẹp và điểm đặc trưng của ba miền Nam Trung Bắc với ba địa danh của quê hương là Hà Nội, Huế và Sài Gòn.
Khi hai Chú cháu ngồi sửa lại những nốt nhạc cuối cho bản nhạc này, tôi có linh cảm đây sẽ là bài hát cuối cùng mà tôi sẽ có dịp được sáng tác chung với nhạc sĩ Anh Bằng.
Sức khoẻ của ông đã sa sút nhiều. Tuy đau đớn về thể xác, nhưng tinh thần của ông vẫn luôn rất cao. Ông vẫn quan tâm thăm hỏi các anh chị em trong Ban Văn Nghệ của CLB TNS. Tình yêu quê hương, yêu dân tộc, yêu thương các anh chị em nghệ sĩ mà ông thường ưu ái gọi họ là những "chiến sĩ văn hóa" vẫn như ngọn lửa trong bản nhạc "Thắp Sáng Việt Nam", mãi mãi không bao giờ tắt trong ông.
Nhạc sĩ Anh Bằng đã vĩnh viễn ra đi, nhưng di sản âm nhạc đồ sộ mà ông đã để lại cho âm nhạc Việt Nam sẽ mãi mãi trường tồn. Riêng với chúng tôi, hình ảnh của ông sẽ mãi mãi là tấm gương sáng của một người Thầy, vị Nhạc Sĩ Niên Trưởng, người Chiến Sĩ Văn Hoá đáng kính mà chúng tôi có may mắn được sát cánh với ông trong một phần đời.
Cầu mong Nhạc sĩ Anh Bằng được yên nghỉ với nụ cười hiền hoà. Và cầu cho linh hồn ông sẽ cùng chúng ta sớm trở về trên quê hương Việt Nam dân chủ, tự do, nhân quyền trong một ngày không xa.
Một số hình ảnh về NS Anh Bằng sinh hoạt với Câu Lạc Bộ Tình Nghệ Sĩ trong link:
https://www.youtube.com/watch?v=nrVI3BmOL9Q
Anthony Hưng Cao
https://vietbao.com/a245648/nguoi-nhac-si-cua-dan-toc-viet-nam