Đến nay, chính quyền Mỹ tin rằng những nhà lãnh đạo của Anh đã
đổi ý khi muốn có một mối quan hệ tốt đẹp đối với Trung Quốc. Việc kết
thân với Trung Quốc cũng giống như Anh đang theo đuổi một canh bạc lớn,
được ăn cả, ngã về không.
Cali Today News - Trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm nước Anh và hứa sẽ đầu tư lớn tại đây, cụm từ "khấu đầu - kowtow" chắc hẳn đã được nghe nhiều trên quốc tế. Theo định nghĩa của từ điển Oxford thì "kowtow" là một hành động quỳ lạy dùng trong thờ phượng hoặc thể hiện sự kính trọng và sẵn sàng phục tùng mệnh lệnh của một người bậc dưới đối với những người có địa vị cao hơn mình. Tất cả những ý nghĩa trên đều có thể dùng để nói về chuyến thăm của ông Tập tại Anh Quốc mới đây.
Cali Today News - Trước khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm nước Anh và hứa sẽ đầu tư lớn tại đây, cụm từ "khấu đầu - kowtow" chắc hẳn đã được nghe nhiều trên quốc tế. Theo định nghĩa của từ điển Oxford thì "kowtow" là một hành động quỳ lạy dùng trong thờ phượng hoặc thể hiện sự kính trọng và sẵn sàng phục tùng mệnh lệnh của một người bậc dưới đối với những người có địa vị cao hơn mình. Tất cả những ý nghĩa trên đều có thể dùng để nói về chuyến thăm của ông Tập tại Anh Quốc mới đây.
Trong lịch sử, những người nhận được những cái khấu đầu thường là
các hoàng đế Trung Quốc. Người "hành lễ" sẽ tỏ lòng kính trọng bằng cách
quỳ xuống đất ba lần, mỗi lần quỳ xuống họ sẽ cúi sát đầu xuống đất ba
lần để bái lạy. Còn nhớ ở giai đoạn cuối thế kỷ 18, các đại sứ đầu tiên
của Anh sẽ tuyệt nhiên không chịu khấu đầu trước hoàng đế Trung Quốc, vì
vậy cả phái đoàn của Anh đã bị từ chối tiếp kiến. Hoàng đế Càng Long đã
gửi một bức thư đến hoàng đế George III để tỏ rõ quan điểm của mình
rằng những người nước ngoài là những kẻ "man rợ" và hoàn toàn thua kém
người Trung Quốc.
Đại sứ của Anh đã không được Trung Quốc thừa nhận và chấp nhận mãi
cho đến khi Anh và Pháp đánh bại Trung Quốc trong hai lần chiến tranh
nha phiến Opium Wars ( 1839 - 42 và 1856 - 60). Cả hai quốc gia chiến
thắng đều nhận được những nhượng bộ kinh doanh từ phía Trung Quốc, còn
Hong Kong thì được nhượng lại cho người Anh. Trong những thập kỷ sau đó,
việc bị Anh Quốc kiểm soát đã trở thành mối nhục nhã lớn nhất cho các
hoàng đế của Trung Hoa.
Nhưng ngày nay, sự sỉ nhục đã bị lật ngược lại.
Hơn hai thế kỷ sau lần đại sứ đầu tiên của Anh từ chối sấp mình
trước "Con của trời", cụm từ "khấu đầu" nay được dùng với ý nghĩa đầu
tiên của nó. Tập Cận Bình được Anh Quốc trao cho những vinh dự cao nhất
của vương quốc này. Nữ hoàng Elizabeth II đã thiết đãi Tập Cận Bình một
bữa tiệc long trọng và một chỗ nghỉ ngơi ngay trong cung điện Buckingham
Palace, nơi mà Hoàng tử William và vợ đã trải qua đêm đầu tiên trong
cuộc hôn nhân của họ. Chủ tịch Trung Quốc được gặp Quốc hội chính phủ
Anh, ông ta còn liên tiếp được thăm hỏi bởi đích thân Thủ tướng David
Cameron và Nữ hoàng Elizabeth II.
Tất cả những sự nhún nhường và cung phụng này xuất phát từ việc
Trung Quốc có thể sẽ rót 46 tỷ Mỹ Kim để đầu tư vào một loạt các dự án
của Anh, bao gồm cả 12 tỷ Mỹ Kim cho một dự án nhà máy điện hạt nhân
mới. Trung Quốc sẽ biến thành phố London trở thành ngân hàng quốcc tế,
tiền tệ và các loại thương mại khác, và cũng sẽ chiếu cố hơn đến nước
Anh về các dịch vụ nhập khẩu. Tình bạn mới giữa Trung Quốc và Anh dường
như không có chỗ cho những lo ngại về nhân quyền hay dân sự. Không hề có
một "bài giảng" nào về việc bỏ tù những người phản đối chính quyền,
cũng không có bất kỳ ý kiến phản bác nào về việc đàn áp sự tự do của báo
chí. Thậm chí nạn tham nhũng đang hoành hành tại Trung Quốc cũng không
được phía Anh nhắc đến. Đó quả thực là một điều đáng xấu hổ đối với nước
Anh.
Steve Hilton, từng là cố vấn thân cận của ông Cameron, cho rằng
những hành động của ông Cameron hiện nay là một trong những điều sỉ nhục
quốc gia tồi tệ nhất từ sau lần Anh phải vay tiền từ IMF vào những năm
70. Một nghệ sĩ bất đồng chính kiến với chính quyền Bắc Kinh, Ai Weiwei -
hiện đang sống ở London - nói rằng những người Trung Quốc sẽ cảm thấy
rất thất vọng khi chứng kiến cảnh ông Cameron làm lơ trước vấn đề nhân
quyền vì những lợi ích kinh tế. Vấn đề nhân quyền sẽ dần chìm vào im
lặng và sẽ chỉ còn được nhắc đến bởi các nhà hoạt động xã hội và các
chuyên gia. Nhưng ở đây có một vấn đề lớn hơn cần được chú ý đến.
Từ lâu, Anh Quốc tự xem mình là một đồng minh, một người bạn tốt
của Hoa Kỳ trong suốt hơn một thế kỷ qua. Nhiều người đã cho rằng Anh
Quốc đã làm quá tầm quan trọng của nó đối với Hoa Kỳ, mãi cho đến khi
chính miệng Tổng thống Hoa Kỳ khẳng định vào tháng Năm, 2013 rằng Anh
Quốc là một nhân vật rất đặc biệt, bởi vì cả hai quốc gia đều có chung
những niềm tin và những giá trị qua các thời đại. Nhưng có vẻ như những
điểm chung này đã không thể vượt qua sự thử nghiệm của thời gian. Năm
vừa qua đã chứng kiến sự lung lay của mối quan hệ vốn tồn tại hàng chục
thập kỷ này, khi các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ cắt giảm năng lực quốc
phòng của Vương quốc Anh. Sau đó, vào tháng Ba, những lo âu về mối quan
hệ trở nên gay gắt hơn khi Anh Quốc đứng đầu danh sách những quốc gia
phương Tây tham gia vào ngân hàng đầu tư hạ tầng châu Á do Trung Quốc
lập ra, mặc cho Mỹ đã "nhẹ nhàng" cảnh báo.
Đến nay, chính quyền Mỹ tin rằng những nhà lãnh đạo của Anh đã đổi ý
khi muốn có một mối quan hệ tốt đẹp đối với Trung Quốc. Việc kết thân
với Trung Quốc cũng giống như Anh đang theo đuổi một canh bạc lớn, được
ăn cả, ngã về không. Vì Trung Quốc được xem là một thế lực đang lớn dần
lên, Anh chọn Trung Quốc đồng nghĩa với việc quay lưng chống lại Hoa Kỳ -
quốc gia hiện nay vẫn là nơi giàu nhất và nhiều quyền lực nhất thế
giới, nhưng cũng đang có dấu hiệu đi xuống (???).
Việc Anh chuyển hướng trong chính sách đối ngoại có thể sẽ gửi đi
rất nhiều thông điệp. Nó sẽ nhấn mạnh vị trí đang ngày một yếu đi của
Hoa Kỳ trên trường quốc tế; nó cũng là một lời cảnh báo đối với những
quốc gia EU khác - những quốc gia sẽ chịu thiệt hại lớn nếu Anh Quốc
chuyển sang làm ăn hoàn toàn với Trung Quốc. Đồng thời, sự chuyển hướng
này cũng ngầm thừa nhận rằng tiếng nói của Anh trong các vấn đề về nhân
quyền đã yếu đi; rằng Anh sẽ tự ràng buộc nó với Trung Quốc - một quốc
gia có tốc độ tăng trưởng cao gấp ba lần so với của Anh, nhưng những vi
phạm về nhân quyền cũng đang đạt đến mức "kỷ lục".
Có một khả năng khác ít được nhắc đến rằng Anh cũng có thể trở
thành cầu nối giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Và có thể mối quan hệ gần gũi
hơn sẽ giúp Trung Quốc có thêm động lực để cải thiện vấn đề nhân quyền
của chính nó. Trong một buổi họp báo diễn ra vào hôm thứ Tư tuần trước,
ông Tập đã nói với các phóng viên rằng:
"Luôn có chỗ cho sự cải thiện. Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với Anh Quốc và các quốc gia khác để cải thiện vấn đề nhân quyền."
Liệu Tập Cận Bình có thật sự mong muốn điều này? Hay đó đơn giản
chỉ là một cách để ông ta chống đỡ trước những câu hỏi từ các nhà báo
của Anh - những loại câu hỏi mà ông ta không bao giờ phải đối mặt ở đất
nước của mình. Chúng ta chỉ biết hy vọng rằng Anh Quốc sẽ không đạp đổ
những giá trị mà Tổng thống Obama đã ca ngợi nhiều năm qua để đổi lấy
những tiền bạc vật chất. Đó quả thật là một điều sỉ nhục đối với nước
Anh.
Linh Lan (Theo Reuters)