lundi 9 novembre 2015

"TERROR IN LITTLE SAI GON": MỘT NỬA SỰ THẬT SẼ GIẾT CHẾT SỰ THẬT ?

#‎CHTB‬ tác giả so sánh giữa việc thông tin trong chiến tranh Việt Nam và thông tin ở Hoa Kỳ đặt ra câu hỏi "Liệu có một bàn tay lông lá nào đang đứng phía sau PBS?"
BÌNH: Hoa Kỳ là một quốc gia tự do câu hỏi có thể được trả lời bằng cách đảng Việt Tân tích cực chỉ thấy họ không dính líu vào khủng bố. Họ cần đưa Phóng viên Thompson, cơ sở truyền thông ProPublica và hệ thống truyền hình PBS ra tòa để xác minh đảng Việt Tân hoàn toàn vô tội. Đã đến lúc này không thể bắt ai tin được. Có tội hay không có tội chỉ có tòa án mới có quyền quyết định.


Dương Hoài Linh
Bốn mươi bảy năm trước,cùng một ngày, trong cùng một trận chiến, có hai hình ảnh được chụp lại. Hai tấm hình của hai sự kiện liên hệ với nhau lại có hai số phận rất khác nhau.
Tấm hình thứ nhất, chụp ngày 1 Tháng Hai, 1968, của hãng AP, với lời chú thích: “Quân nhân thuộc Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa đứng bên các thi hài một cấp chỉ huy một trung tâm huấn luyện của quân đội miền Nam và gia đình ông sau khi quân đội miền Nam tái chiếm trung tâm từ tay Việt Cộng. Người chỉ huy, cấp tá, bị chặt đầu; vợ và sáu người con của ông bị bắn chết bằng súng máy. Vương vãi gần các thi hài là đồ chơi và thức ăn. Ở bên phải là các bao cát; những đứa trẻ trốn phía sau các bao cát này. (Hình: AP Wirephoto via radio from Saigon).”
Cùng ngày này, một sự kiện khác cũng được chụp lại, rồi truyền đi khắp thế giới, là hình Tướng Nguyễn Ngọc Loan bắn một chỉ huy Ðặc Công Việt Cộng ngay trên đường phố Sài Gòn. Theo Wikipedia, hôm ấy, Tướng Loan “nghe tin người bạn đồng nghiệp cảnh sát và cả gia đình ông này, trong đó có hai đứa bé con đỡ đầu của Tướng Loan, bị đặc công Việt Cộng giết chết vài giờ trước đó. Khi nghe có đặc công Việt Cộng bị bắt gần khu vực nhà người bạn bị giết này, ông Loan không chịu nổi nên quyết định xử bắn tại chỗ;
Bức ảnh của Eddie Adams đã tạo ra một làn sóng phẫn nộ khắp thế giới, vượt xa sự tưởng tượng của người chụp. Dư luận xôn xao, nhiều người đã bị sốc khi nhìn vào bức ảnh. Điều quan trọng hơn cả, bức ảnh đã thực sự đẩy mạnh phong trào phản chiến đang âm ỉ tại Mỹ. Viện Gallup vào giữa tháng 3/1968 cho biết trước Tết Mậu Thân có 1/5 số người được hỏi đã nhận mình là ‘diều hâu’ (ủng hộ chiến tranh), nhưng sau khi thấy bức hình tướng Loan bắn Bảy Lốp thì họ tự đổi thành ‘bồ câu’ (chống chiến tranh).
Sau khi bức ảnh được cả thế giới biết đến, Eddie Adams sống trong tâm trạng bất ổn. Ông thuật lại: “Tôi mặc bộ đồ dạ hội sang trọng để lãnh giải thưởng và tiền thưởng về bức hình đó tại Đại hội Nhiếp ảnh ở Hòa Lan. Khi ban nhạc trổi bài quốc ca Hoa Kỳ, tôi bật khóc. Không phải tôi khóc vì sung sướng, mà khóc cho Tướng Loan. Cho tới giờ phút đó, tôi vẫn chưa ý thức được việc mình đã làm. Khi chụp tấm hình đó, tôi đã hủy hoại đời ông Tướng, vì ông bị dân chúng ở cả nước ông lẫn Hoa Kỳ lên án về tội giết tù binh chiến tranh. Trong bất cứ cuộc chiến nào, người ta cũng vẫn thường làm như vậy, nhưng hiếm có nhiếp ảnh viên nào chụp được mà thôi.”
Ông còn nói: “Tướng Loan là một vị anh hùng của chính nghĩa. Bức hình tôi chụp đã lừa dối công luận. Ông ấy chiến đấu cho cuộc chiến của chúng ta (người Mỹ), không phải cuộc chiến của họ. Vậy mà mọi điều nhục nhã lại đổ trên đầu con người này”
Về sau, Eddie Adams đã có một bài viết trên tạp chí Time về Nguyễn Ngọc Loan và bức ảnh Saigon Execution:
“Viên tướng giết một Việt Cộng, còn tôi giết viên tướng bằng máy ảnh của mình. Hình ảnh vẫn là thứ vũ khí mạnh nhất thế giới. Người ta tin vào hình ảnh, nhưng hình ảnh cũng có thể nói dối, cho dù không cố ý ngụy tạo. Hình ảnh chỉ là một nửa sự thật... Điều mà bức ảnh đã không nói lên là 'Liệu bạn sẽ làm gì nếu bạn là ông tướng vào lúc đó, tại nơi đó, trong cái ngày nóng bỏng ấy, và tóm được một kẻ bị xem là khốn kiếp sau khi hắn vừa mới bắn tan xác một, hai, hoặc ba người lính Mỹ? Làm sao bạn biết được nếu chính là bạn, bạn sẽ không bóp cò?”
 

Phan Thị Kim Phúc, hay còn được gọi là Em bé Napalm, sinh năm 1963) là người Canada gốc Việt, nổi tiếng với bức ảnh được trao Giải Pulitzer chụp ngày 8 tháng 6, 1972 tại Trảng Bàng bởi nhiếp ảnh gia Nick Út của hãng thông tấn AP, ghi lại hình ảnh một cô bé chín tuổi, da thịt và áo quần bị đốt cháy do bị bỏng nặng bởi bom napalm, khi cô đang di tản khỏi ngôi làng của mình.
Youtube co một đoạn video ghi lại gần như toàn bộ diễn biến sự việc từ lúc máy bay ném bom cho đến khi các em nhỏ trong đó có Kim Phúc chạy ra. Bức ảnh của Nick Út chỉ là một trong những khoảnh khắc ấy.
Cái lạ ở đây là các em nhỏ ấy lại chạy về phía lính Việt Nam Cộng hòa để kêu cứu mà không một chút sợ sệt, sao các em không chọn những người lính Cộng sản Bắc Việt cũng đang lẩn trốn ở ngay gần đó?
Ngay từ đầu người dân đã biết lính Việt Nam Cộng hòa đến không phải để giết hại họ. Nếu muốn thế, lính Mỹ đã bắn hết những ai chạy đên và chẳng để Nick Út sơ cứu rồi mang Kim Phúc đi chữa trị .
Bức hình ấy khiến nhân dân Mỹ có một cái nhìn khác về Cuộc chiến Việt Nam, góp phần đẩy mạnh phong trào phản chiến tại Mỹ và đòi Mỹ rút quân khỏi Việt Nam.
Jane Fonda – biểu tượng của phong trào phản chiến Mỹ, người từng đến miền Bắc Việt Nam năm 1972 (năm mà bức ảnh “Em bé Nepalm” ra đời) mới đây cũng đã phải thừa nhận sai lầm và xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ.
Bốn mươi ba năm sau...
Tối Thứ Ba, 3 Tháng 11, 2015, một cuốn phim mang tính phóng sự điều tra được thực hiện bởi Frontline và ProPublica có nhan đề “Terror in Little Saigon” (tạm dịch là Khủng Bố tại Little Saigon) được trình chiếu trên hệ thống truyền hình Public Broadcasting Service (gọi tắt là PBS) và mạng Internet.
Theo nhà làm phim, từ năm 1981 tới 1990, có 5 nhà báo người Mỹ gốc Việt ở các thành phố khác nhau tại Hoa Kỳ bị ám sát, nhiều người khác trong cộng đồng bị đe dọa và tấn công.
Các điều tra viên của Frontline và ProPublica tìm thấy điểm chung là các nhà báo bị sát hại này đều từng chỉ trích một tổ chức chống Cộng có tên là “Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam” (National United Front for the Liberation of Vietnam) gọi tắt là “Mặt Trận” (The Front), mà đứng đầu là ông Hoàng Cơ Minh, người sáng lập Đảng Việt Tân.
Ngày 4/11/2105, ông Hoàng Tứ Duy, phát ngôn nhân đảng Việt Tân đã gửi đến tổ chức Frontline và ProPublica một lá thư nhằm yêu cầu điều tra nội bộ về phóng sự “Terror in Little Sai Gon” vì có quá nhiều thiên kiến và những cáo buộc sai lầm:
"Tôi ghi nhận nỗ lực đáng quí của nhóm tường thuật để soi rọi những vụ sát hại ký giả người Mỹ gốc Việt chưa tìm ra hung thủ. Nhưng quý vị không thể giải quyết một sự việc bất công – tức sự sát hại không thể tha thứ các ký giả trong thập niên 1980 - bằng cách tạo ra một bất công khác. Khi viết chỉ để tạo sản phẩm hấp dẫn, dòng nội dung của phóng sự điều tra này có vấn đề.
Kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa, đã từng là vụ trưởng của "Mặt trận quốc gia thống nhất giải phóng Việt nam đã đưa ra nhận định:
" Sau khi nhìn kết quả của bài viết 72 trang và về cuộn phim, tôi kết luận A.C. Thompson không phải là một nhà báo có đạo đức, và có mục đích xấu với cả cộng đồng mình khi làm cuốn phim. Cuộc chiến Việt Nam ngày xưa đã là nạn nhân của truyền thông Mỹ, bây giờ cả cộng đồng người Việt vẫn còn là nạn nhân của truyền thông Mỹ -"
Liên kết tất cả các vấn đề lại chúng ta có thể thấy một điểm chung đó là truyền thông tự do luôn có hai mặt: khi sự thật mà nó nêu ra mới chỉ là một nửa thì đó không phải là sự thật mà chính là lưỡi dao để giết chết sự thật .Nước Mỹ là nơi có luật pháp,sự thật cần phải được chứng minh trước khi nó phơi bày ra trước công luận.Một nhà báo không thể nói như A.C Thompson:"Mọi bằng chứng đang chỉ về phía Mặt Trận",thế tại sao không giao ngay các bằng chứng này cho cảnh sát?
Với các mắc xích liên kết các sự kiện xưa nay Người Việt Hải Ngoại có lý do để đặt câu hỏi:"Liệu có một bàn tay lông lá nào đang đứng phía sau PBS?".Bởi lẻ trong cuộc chiến truyền thông này phía VNCH bao giờ cũng là nạn nhân?Và sâu xa hơn tổn thất lại gây nên cho chính người dân Việt nam,dân tộc Việt nam.

fb Cộng Hòa Thời Báo