Thấm thoát, Hoàng đi đã một năm. Nhớ con người văn nghệ bèn tìm đọc những bài anh em viết cho tình bằng hữu. Chợt thấy bài của chính mình. Đọc lại thấy chuyện cũ mà như mới. Bèn xin sửa chữa để đăng lại. Có những bài ca, nghệ sĩ thay nhau trình diễn nhiều lần. Tại sao không đọc lại bài văn. Như thế này... Giọt nắng cuối ngày chưa vội tắt, mà lời từ biệt đã lên môi. Câu thơ chẳng biết của ai mà ghi lại cũng chẳng biết có đúng không. Nhưng thực sự rất gần với hoàn cảnh của ông thầy dạy Triết, Nguyễn Xuân Hoàng.
Anh Nguyễn Xuân Hoàng cũng là nhà văn tên tuổi trên văn đàn và báo giới. Tổng thư ký báo Văn, báo Người Việt, Viet Mercury và Viet tribune hiện nay tại San Jose. Mấy tháng liền anh bị đau rất nặng, phải ra vào nhà thương nhiều lần. Thân hữu chúng ta ai cũng biết và hết sức ngậm ngùi. Bác sĩ Ngô Thế Vinh có viết về tiểu sử và bệnh tình của anh Hoàng.Tôi xin kể thêm về chút tình cảm riêng tư như sau. Anh được cô Vy, vợ Hoàng đưa về nhà như là giọt nắng cuối ngày. Nắng chiều chưa tắt, nhưng trước sau cũng đến lúc phải hoàng hôn...
Từ nhà thương cô Vy điện thoại qua nước mắt. Pa báo cho Măng biết
là Stanford quyết định cho nhà con về nằm nhà để chờ. Bác sĩ và nhà
thương ở đây chịu thua rồi. Con đang ký giấy nhận chàng về. Con về trước
đến nhận giường đặc biệt nhà thương cho đưa tới. Xe nhà thương sẽ chở
Hoàng về chiều nay. Nói Măng không còn gì phải lo nữa. Không cần cấp
cứu. Xe nhà thương chuyến về không phải mở đèn và thổi còi. Con sẽ không
còn phải gọi 911 nữa. Sau cùng thì chàng cũng trở về với em trong những
ngày sau cùng.
Sau khi nhận được tin, vợ chồng tôi lên thăm anh chị Nguyễn Xuân Hoàng và Trương Gia Vy. Có người hỏi là hai gia đình họ hàng ra sao mà cô Vy cứ gọi bà Lộc là Măng. Có phải là mẹ nuôi không. Đâu có họ hàng bà con gì đâu. Cô Vy là dân Sài Gòn, con ông Trương gia Kỳ Sanh. Bà Lộc, khuê danh Quan Thị Châu, cháu ông Quan Công bên Tầu, sinh quán Rạch Giá. Chẳng có bà con xa gần gì cả. Vài chục năm xưa, hai người gặp nhau, tình cờ mặc áo giống nhau. Tưởng như hai chị em. Người nọ khen người kia mặc áo đẹp. Chưa biết thưa gửi ra sao. Bà cụ mang họ Quan Công hỏi cô Vy bao nhiêu tuổi mà đóng vai vợ Nguyễn Xuân Hoàng. Cô Vy khai là con thua chàng hơn một giáp. Nhà tôi nói, vậy cháu ngang tuổi con gái lớn của bác. Vy bèn gọi mẹ ơi, rồi tuyên xưng chính thức danh nghĩa mẹ con. Vy gọi chúng tôi là Pa và Măng.
Sau khi nhận được tin, vợ chồng tôi lên thăm anh chị Nguyễn Xuân Hoàng và Trương Gia Vy. Có người hỏi là hai gia đình họ hàng ra sao mà cô Vy cứ gọi bà Lộc là Măng. Có phải là mẹ nuôi không. Đâu có họ hàng bà con gì đâu. Cô Vy là dân Sài Gòn, con ông Trương gia Kỳ Sanh. Bà Lộc, khuê danh Quan Thị Châu, cháu ông Quan Công bên Tầu, sinh quán Rạch Giá. Chẳng có bà con xa gần gì cả. Vài chục năm xưa, hai người gặp nhau, tình cờ mặc áo giống nhau. Tưởng như hai chị em. Người nọ khen người kia mặc áo đẹp. Chưa biết thưa gửi ra sao. Bà cụ mang họ Quan Công hỏi cô Vy bao nhiêu tuổi mà đóng vai vợ Nguyễn Xuân Hoàng. Cô Vy khai là con thua chàng hơn một giáp. Nhà tôi nói, vậy cháu ngang tuổi con gái lớn của bác. Vy bèn gọi mẹ ơi, rồi tuyên xưng chính thức danh nghĩa mẹ con. Vy gọi chúng tôi là Pa và Măng.
Cha mẹ Trương gia Vy không còn nữa, cô gọi chúng tôi như là một tình cảm thay thế cho tiếng gọi lòng sâu thẳm của đứa con gái cô đơn. Phần chúng tôi cũng cố gắng không làm điều gì cho con gái.. phải hổ thẹn. Nhưng chuyện này chỉ giới hạn với cô Vy mà thôi.
Đối với anh Nguyễn Xuân Hoàng, cá nhân tôi chỉ hơn anh 7 tuổi, mãi mãi chỉ là thân hữu. Quê hương thân phụ Hoàng ở Nam Định, quê tôi cũng Nam Định. Nếu có họp hội đồng hương thì sẽ ngồi cùng bàn. Hoàng là giáo sư viết văn, dậy triết. Tôi suốt đời đi lính. Dù là cầm bút, nhưng văn tôi dưới đất, văn của Hoàng trên trời, Người đi trên Mây. Người lính đi bộ. Cõi trần gian đã không gặp nhau. Cõi văn chương cũng không gặp nhau. Không có dịp cùng nhau tâm sự. Không cùng ngồi uống cà phê để làm thơ. Không ở bên nhau uống rượu mà làm báo. Chúng tôi chỉ biết nhau tại San Jose. Tôi viết báo, Hoàng duyệt qua rồi cho đăng. Duyên nợ thấm thoát cả chục năm dài. Nhưng dù sao vẫn còn đủ cho tình cảm tràn đầy.
Để tôi kể các bạn nghe câu chuyện bên nhau khi anh chị mới ở nhà thương về. Vợ chồng tôi và anh chị Hoàng cùng ngồi trên giường bệnh. Trừ lúc trong cơn đau, còn lúc thường Hoàng khỏe mạnh, tỉnh táo. Cô Vy nói sẽ kể cho nghe đầu đuôi buổi họp cuối cùng tại nhà thương. Mặc dù không cần thông dịch nhưng nhà thương vẫn đưa thông dịch viên Việt Ngữ hiện diện. Chẳng có gì phải dấu diếm người bệnh và thân quyến. Bác sĩ nói rằng bệnh ung thư của Hoàng không điều trị được nữa. Chỉ còn nằm chờ và uống thuốc cho khỏi đau. Nhà thương sợ cô Vy vì quá thương yêu nên không nói thực với anh Hoàng.
Vy và Hoàng cùng muốn biết là sẽ chờ đợi bao lâu. Bác sĩ trả lời là hàng tuần hàng tháng và hàng năm. Khi bác sĩ nói, cô Vy nghe chữ years có s rõ ràng mà bà thông dịch chỉ nói là hàng tuần và hàng tháng. Chữ years có s rất quan trọng. Nhà tôi góp tin tức với kinh nghiệm đã làm nhà thương Việt Nam 20 năm rồi làm cho Hồng thập tự Hoa kỳ 21 năm. Bác sĩ cũng không tin được 100%. Bà chị dâu của má, nhà thương cho về nằm nhà gần 5 năm mới ra đi.
Nói chuyện bệnh tật nhà thương mãi cũng chán, tôi thay đổi không khí nói rằng vừa mới thấy tấm hình giáo sư Nguyễn Xuân Hoàng chụp với các em nữ sinh trung học Ngô Quyền ở Biên Hòa. "Anh" giáo sư triết lại là nhà văn đứng chung với các cô học trò lớp 12. Quả thực là một bức hình đẹp và tình không thể chịu được. Ông thầy trẻ tuổi, đẹp trai muốn nằm trong vòng tay học trò là được ngay thôi. Bây giờ nhìn mà còn thấy ghen tức. Ngày xưa lúc mình đang lội rừng mà thấy cậu Hoàng sung sướng như thế này thì sẽ giận đời bất công biết chừng nào.
Giữa văn chương và dạy học Hoàng thấy thế nào. Nguyễn
Xuân Hoàng cho biết Văn là ý nghĩa chính của cuộc đời. Đi dậy chỉ là
phụ. Cô Vy nói thêm. Nhưng cái phụ nuôi cái chính. Dạy học mới có tiền
nuôi vợ con và nuôi văn chương. Mà lại là thầy dậy có giá. Nhiều trường
trả tiền gấp đôi. Tôi nói, nếu như vậy cậu Hoàng sống trọn vẹn quá rồi.
Hoàng nói, em có phàn nàn gì đâu. Ra đi không sợ, chỉ sợ đau và sợ cô Vy
khóc.. Vy lấy tay gạt nước mắt nói rằng. Con có khóc đâu...
Nhà tôi nói rằng. Vy ơi, thôi mày lo cho thân mày đi. Sửa ngay cái chuông trước cửa. Làm cho anh Hoàng cái chuông đầu giường. Có gì thì còn gọi. Vy nói. Nhà thương nói là sẽ gọi chỗ khác, không gọi 911 nữa. Măng nói ngay. Gọi 911 là lo cho cô chứ không phải 911 cho cậu Hoàng. Bố Giao Chỉ nói là dù sao cũng phải chờ một thời gian. Đến 20 tháng 7-2014, kỷ niệm 60 năm giã từ Hà Nội. Rồi đến 30 tháng tư năm 2015. Kỷ niệm 10 năm tạm biệt Sài Gòn.
Nhớ Hà Nội thì sẽ có ngày gặp Mai Thảo. Nhớ Sài Gòn thì tìm gặp Nguyên Sa. Khi ta ra đi, có anh sợ ít có anh sợ nhiều. Nhưng tất cả kẻ đi người ở, ai cũng có nỗi buồn như nhau. Nguyễn Xuân Hoàng may mắn lấy vợ trẻ. Trong tiếng khóc có cả tiếng cười.
Nhà tôi nói rằng. Vy ơi, thôi mày lo cho thân mày đi. Sửa ngay cái chuông trước cửa. Làm cho anh Hoàng cái chuông đầu giường. Có gì thì còn gọi. Vy nói. Nhà thương nói là sẽ gọi chỗ khác, không gọi 911 nữa. Măng nói ngay. Gọi 911 là lo cho cô chứ không phải 911 cho cậu Hoàng. Bố Giao Chỉ nói là dù sao cũng phải chờ một thời gian. Đến 20 tháng 7-2014, kỷ niệm 60 năm giã từ Hà Nội. Rồi đến 30 tháng tư năm 2015. Kỷ niệm 10 năm tạm biệt Sài Gòn.
Nhớ Hà Nội thì sẽ có ngày gặp Mai Thảo. Nhớ Sài Gòn thì tìm gặp Nguyên Sa. Khi ta ra đi, có anh sợ ít có anh sợ nhiều. Nhưng tất cả kẻ đi người ở, ai cũng có nỗi buồn như nhau. Nguyễn Xuân Hoàng may mắn lấy vợ trẻ. Trong tiếng khóc có cả tiếng cười.
Quay đi quay lại, tháng 7 năm 2014 cậu Hoàng nằm một chỗ ở San Jose mà nhớ Mai Thảo 54 trong Đêm giã từ Hà Nội.
Hai tháng sau, tháng 9-2014 đến lượt Nguyễn Xuân
Hoàng ra đi. Không phải là nhà báo, vì báo còn để lại. Không phải là nhà
giáo, vì đã từ giã học trò. Anh mang theo danh nghĩa nhà văn vì bên kia
thế giới các văn hữu đã đứng chờ.
Tháng 9-2015, thấm thoát đã một năm. Đã đến ngày giỗ đầu.
Hoàng và Vy, ngày xưa.
Giao Chỉ - San Jose
11/09/2015
https://vietbao.com/p112a242736/gio-dau-nguyen-xuan-hoang