Hình ảnh của em bé thuyền nhân tỵ nạn Syrian 3 tuổi tên là Aylan Kurdi
nằm gục mặt chết trên bãi cát khi xác của em trôi dạt vào bờ biển
Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ tuần qua đã làm thức tỉnh lương tâm nhân loại trong
lúc các con đường dẫn những người phải bỏ nước ra đi vì chế độ độc tài
và diệt chủng để tìm đến một nơi an toàn tại các quốc gia u Châu lánh
nạn đã bị chặn lại và cánh cửa nhân đạo hầu như đều khép kín.
Aylan đã chết đuối cùng với người anh lớn hơn em 2 tuổi và người mẹ của mình cùng hàng chục người khác khi chiếc xuồng của họ bị chìm đắm trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Hoàn cảnh của hàng trăm ngàn người tỵ nạn từ các nước Iraq, Afghanistan và đặc biệt là từ Syria tràn vào u Châu bằng đường bộ hay bằng đường thuyền cùng với sự xua đuổi của những người lính Hung Gia Lợi trong tuần qua đã gợi lại cho đồng bào tỵ nạn Việt Nam chúng ta cơn ác mộng vượt biên 30 năm về trước. m thanh của bài hát Xác Em Nay Ở Phương Nào hoặc câu “tự do ơi, tự do, em đổi bằng thân xác…” bỗng dưng vọng lại bên tai như những Lời Kinh Đêm quen thuộc mà thuyền nhân đã cầu nguyện thuở nào! Thì ra người Việt chúng ta đã trải qua những nỗi gian truân đó từ lâu, khủng khiếp hơn, khổ đau hơn và bất hạnh hơn. Chỉ khác là vào thời điểm đó phương tiện truyền thông chưa phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như hiện nay để thế giới biết rằng có đến gần nửa triệu người VN đã chết trên biển Đông như số phận cùng hoàn cảnh của cậu bé Aylan.
Nhưng cũng chính vì sự tiến bộ kỹ thuật bây giờ mà hình ảnh của cậu bé Aylan chết tức tưởi, oan khiên trên biển cả, đã như một phép lạ từ từ mở rộng những cánh cửa đã bị loài người ích kỷ khóa lại từ suốt gần một tuần qua. Chính phủ Hung Gia Lợi đã phải làm những hành động tối thiểu, dù không tiếp nhận, nhưng cũng đã cung cấp xe bus để đưa người tỵ nạn đến biên giới của những quốc gia nhân đạo hơn, Phần Lan đã mở rộng cánh tay, Đức đã quyết định tiếp nhận và sẵn sàng cung cấp công ăn, việc làm cho hàng trăm ngàn người tỵ nạn, sau đó là Áo, Anh, Bỉ, Pháp v..v.. và dĩ nhiên là cả Hoa Kỳ, đất nước được xem là có một trách nhiệm lớn trong cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, đặc biệt là chính sách bị nhiều người chỉ trích là “bất nhất” của chính phủ Obama từ suốt 3 năm qua về vấn đề Syria cùng nhà lãnh đạo độc tài và tham quyền, cố vị: Bashar ai-Assad.
Tiếng reo của chuông điện thoại làm tôi tỉnh lại, sờ lên mắt, không biết là mình đã khóc từ lúc nào, và tự nhủ lòng, có lẽ mình sẽ phải làm một điều gì để cùng đồng hương chúng ta xoa dịu được một phần nào vết thương đang nhỏ máu của nhân loại dù chỉ là một điều nhỏ nhoi như hạt cát trong sa mạc.
Bên kia đầu gây là giọng nói của một người bạn trẻ tên là James ở Toronto, Canada, em ngỏ ý muốn mời tôi làm MC cho một buổi “sinh hoạt” tại đây, sau khi thỏa thuận thù lao xong, tôi hỏi em về nội dung chương trình, lúc đó James mới cho biết mục đích của ngày sinh hoạt này là để phát động chiến dịch gây quỹ cho dự án có tên là “Lifeline Syria Project” ngõ hầu tìm phương tiện để bảo trợ cho các gia đình người tỵ nạn Syrian đang phải đối phó với những nỗi khốn cùng trên đường tìm tự do! Lòng tôi chợt bùng sáng lên như một kẻ đang đói khát được người ta ban phát cho một khúc bánh mì cùng ly nước lạnh! Tôi hân hoan nói với James, em ơi, tôi sẵn sàng nhận lời tham dự và xin phép cho tôi được đóng góp toàn bộ số tiền thù lao của tôi vào buổi gây quỹ trong ngày hôm đó để tiếp tay với ban tổ chức. James thoạt đầu hơi ngạc nhiên và ngần ngại, nhưng sau đôi lời trao đổi em đã hiểu lòng tôi và vui vẻ đồng ý. Tuy nhiên khi James đề cập đến thời điểm của buổi tổ chức sẽ rơi vào một ngày cuối tuần trong tháng Mười sắp tới thì tôi vô cùng lo lắng và hơi thất vọng, vì lịch trình diễn đã đầy ắp, không còn rảnh một weekend nào trong tháng Mười cả, đấy là chưa kể đến chuyến đi Úc Châu kéo dài hơn một tuần lễ vào giữa tháng Mười, 2015! Nhưng khi mở lịch ra xem, thì tôi thấy còn trống một ngày Thứ Bẩy duy nhất đó là October 3rd, nhưng đã dự định mua vé để bay sang Washington DC cho một event khác diễn ra vào buổi trưa Chủ Nhật October 4th. Và như một “phép lạ”, James cho tôi biết, vì tính cách cấp bách của sự việc cho nên BTC đã quyết định tổ chức vào ngày Thứ Bẩy mùng 3 tháng Mười, 2015. Nghe em nói lòng tôi như mở hội, như vậy thì xem như “giấc mơ” ấp ủ “được làm một điều gì để cùng đồng hương chúng ta xoa dịu phần nào vết thương đang nhỏ máu của nhân loại” đã thành sự thật. Hai anh em chúng tôi cùng vui, và sau khi James email cho tôi thêm chi tiết cùng tấm ảnh chúng tôi chụp chung với nhau trong lần tiếp đón và bảo trợ những người Việt tỵ nạn cuối cùng từ Thái Lan đến Vancouver vài tháng trước đây, tôi mới biết đó là James Nguyễn, cựu chủ tịch Hội Người Việt Toronto, và buổi gây quỹ lần này sẽ phối hợp cùng tổ chức VOICE Canada và một số cơ quan, đoàn thể người Việt tại đất nươc giầu lòng nhân đạo này. VOICE Canada cũng không xa lạ gì với tôi, vì ngoài nỗ lực tranh đấu, vận động cũng như định cư những người Việt tỵ nạn muộn màng, vào tháng Tư 2015 vừa qua, họ còn gây quỹ được $100 ngàn dollars đễ tiếp tay cho Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh VNCH và Quả Phụ Tử Sĩ do bà Hạnh Nhơn làm chủ tịch.
Tôi tin rằng điều may mắn được góp mặt cùng “Lifeline Syria Project” lần này là do sự sắp đặt của Thượng Đế như một “ơn gọi” của Bề Trên, của Trời Phật dù lời cầu xin của tôi chỉ mới là những tiếng nhủ thầm trong bụng. Tôi đem chuyện này chia sẻ với các gia đình tỵ nạn VN từ Palawan, Phi Luật Tân, những người cũng đã từng bị thế giời lãng quên. Họ đang tổ chức ngày “Tri n và Hội Ngộ” để kỷ niệm 10 năm định cư, đồng thời để cảm tạ những người đã giúp họ được làm lại cuộc đời nơi đất khách. Trong đêm họp mặt gọi là “tiền hội ngộ”, Thứ Bẩy mùng 5 tháng Chín, 2015 vừa qua, sau khi nghe tôi trình bầy có người đã rơi nước mắt, hồi tưởng lại thân phận mình và so sánh với hoàn cảnh của người tỵ nạn Syrian cùng thân xác của vị “Thánh Tý Hon” tên là Aylan Kurdi, đã hy sinh cuộc đời để cho đồng bào mình được cứu sống! Và kết quả là trong đêm họp mặt ngày hôm sau, mùng 6 tháng 9, trước sự hiện diện của các quan khách cùng ân nhân Việt, Mỹ và đặc biệt là đại diện của chính phủ Phi Luật Tân, quốc gia duy nhất đã không trục xuất thuyền nhân VN. Luật Sư Trịnh Hội đã đại diện các gia đình tỵ nạn VN từ Palawan chính thức loan báo rằng những thuyền nhân người Việt muộn màng này sẽ bảo lãnh 4 gia đình người tỵ nạn Syrian, và họ nhờ tôi liên lạc với các cơ quan thiện nguyện để bắt đầu thủ tục định cư tại thành phố Houston. Anh Trung Đình Nguyễn, trưởng ban tổ chức đã cho các ân nhân và quan khách Việt, Mỹ cũng như Phi Luật Tân hiện diện trong ngày hôm đó biết rằng: “Cách duy nhất mà chúng tôi có thể làm được bây giờ để trả ơn quý vị là đưa tay ra để cứu giúp những người bất hạnh khác, như quý vị đã cứu giúp chúng tôi”! Thật là một hành động dấn thân mang đầy ý nghĩa.
Nhân đây chúng tôi cũng xin cám ơn quý vị đồng hương ở khắp mọi nơi đã đáp lại lời kêu gọi của chúng tôi để đóng góp vào quỹ “Thank You America” của cơ quan thiện nguyện USCC hầu giúp đỡ và tiếp tay cho tổ chức đã từng bảo trợ chúng ta để định cư những người tỵ nạn Syrian bất hạnh nói trên. Tính đến cuối Tháng Bẩy, 2015, sau 4 tháng phát động, hội USCCLA cho biết là họ đã nhận được khoảng 60 ngàn dollars từ cộng đồng người Việt, và cơ quan này cũng đã gởi thơ cám ơn đến từng quý vị ân nhân đã đóng góp.
Qua nghĩa cử cao đẹp trước hết là của “Lifeline Syrian Project” ở Toronto, Canada, theo sau là anh chị em trong nhóm “Người Việt Còn Lại” tại Houston, Texas, chúng tôi mong mỏi sẽ có những tổ chức hoặc các hội đoàn hay cá nhân ở những địa phương khác cũng sẽ tiếp tay đóng góp, đón nhận hoặc bảo trợ các gia đình tỵ nạn đang sống vất vưởng tại các trại tỵ nạn ở nhiều nơi trên thế giới. Nếu muốn tìm hiểu thêm chi tiết hoặc tin tức, xin quý cứ email về địa chỉ của chúng tôi là: namloc@sbtn.tv
https://vietbao.com/a242652/aylan-kurdi-oi-em-da-chet-cho-moi-nguoi-duoc-song
Aylan Kurdi ơi: Em đã chết cho mọi người được sống!
Biên soạn Nhạc sĩ Nam Lộc-Trình bày Quang Chương
Aylan đã chết đuối cùng với người anh lớn hơn em 2 tuổi và người mẹ của mình cùng hàng chục người khác khi chiếc xuồng của họ bị chìm đắm trên vùng biển Bắc Đại Tây Dương. Hoàn cảnh của hàng trăm ngàn người tỵ nạn từ các nước Iraq, Afghanistan và đặc biệt là từ Syria tràn vào u Châu bằng đường bộ hay bằng đường thuyền cùng với sự xua đuổi của những người lính Hung Gia Lợi trong tuần qua đã gợi lại cho đồng bào tỵ nạn Việt Nam chúng ta cơn ác mộng vượt biên 30 năm về trước. m thanh của bài hát Xác Em Nay Ở Phương Nào hoặc câu “tự do ơi, tự do, em đổi bằng thân xác…” bỗng dưng vọng lại bên tai như những Lời Kinh Đêm quen thuộc mà thuyền nhân đã cầu nguyện thuở nào! Thì ra người Việt chúng ta đã trải qua những nỗi gian truân đó từ lâu, khủng khiếp hơn, khổ đau hơn và bất hạnh hơn. Chỉ khác là vào thời điểm đó phương tiện truyền thông chưa phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng như hiện nay để thế giới biết rằng có đến gần nửa triệu người VN đã chết trên biển Đông như số phận cùng hoàn cảnh của cậu bé Aylan.
Nhưng cũng chính vì sự tiến bộ kỹ thuật bây giờ mà hình ảnh của cậu bé Aylan chết tức tưởi, oan khiên trên biển cả, đã như một phép lạ từ từ mở rộng những cánh cửa đã bị loài người ích kỷ khóa lại từ suốt gần một tuần qua. Chính phủ Hung Gia Lợi đã phải làm những hành động tối thiểu, dù không tiếp nhận, nhưng cũng đã cung cấp xe bus để đưa người tỵ nạn đến biên giới của những quốc gia nhân đạo hơn, Phần Lan đã mở rộng cánh tay, Đức đã quyết định tiếp nhận và sẵn sàng cung cấp công ăn, việc làm cho hàng trăm ngàn người tỵ nạn, sau đó là Áo, Anh, Bỉ, Pháp v..v.. và dĩ nhiên là cả Hoa Kỳ, đất nước được xem là có một trách nhiệm lớn trong cuộc khủng hoảng ở Trung Đông, đặc biệt là chính sách bị nhiều người chỉ trích là “bất nhất” của chính phủ Obama từ suốt 3 năm qua về vấn đề Syria cùng nhà lãnh đạo độc tài và tham quyền, cố vị: Bashar ai-Assad.
Nhưng tình hình đã có phần nào thay đổi theo chiều hướng tích cực trong
mấy ngày qua, phải chăng nỗi bất hạnh của Aylan Kurdi cùng gia đình em
đã được đổi lại bằng sự may mắn và hạnh phúc của hàng trăm ngàn nạn nhân
của bọn độc tài, khủng bố đã quyết định vượt biên và có thể cũng sẽ là
niềm hy vọng cho hàng triệu người khác đang sống nhục nhằn trong các
trại tỵ nạn ở Lebanese, tại Thổ Nhĩ Kỳ hay ngay tại đất nước Syria hiện
nay? Các nhà lãnh đạo ở trên thế giới kể cả tay cựu trùm KGB, Vladimir
Putin, đang là tổng thống nước Nga dù cứng đầu đến đâu cũng phải quyết
định ngồi xuống để tìm ra một giải pháp hầu giải quyết cơn khủng hoảng
trầm trọng này hầu cho người dân Syria có một cuộc sống ổn định ngay
trên quê hương của họ thay vì phải mang đời lưu vong. Và nếu đúng như
vậy thì Aylan Kurdi ơi, em đã chết cho mọi người được sống!
Nhìn hình ảnh bé Aylan nằm chết như mơ, như thiên thần đang gục đầu ngủ yên trên bãi cát, nó cũng thảm thương như thân phận của những đứa trẻ VN bất hạnh thuở nào, lòng tôi trùng xuống một nỗi buồn vô hạn. Trước đó một tuần, khi xem được đoạn phim chiếu cảnh người đàn ông Syrian gò lưng đi bán từng cây bút nắp xanh để kiếm được miếng ăn cho đứa con gái nằm ngủ trên vai trong cơn nóng thiêu đốt trên đường phố ở Beirut, bỗng dưng tôi nhớ lại tình cảnh của hơn 2000 “Người Việt Còn Lại” ở Phi Luật Tân vào những năm đầu thập niên 2000, những người đã bị thế giới lãng quên qua gần 20 năm trời khổ hạnh với mẩu “căn cước” được đóng dấu là dân “vô tổ quốc" (Stateless)! Và ở đó, tôi cũng đã thấy hình ảnh người đàn ông tỵ nạn VN cõng trên vai đứa con gái chưa đầy 2 tuổi trong cơn nóng thiêu đốt ở Palawan để bán từng đôi dép cho những người dân làng hầu may ra mua được cho con mình một khúc bánh mì hay một bình sữa lạnh!
Nhìn hình ảnh bé Aylan nằm chết như mơ, như thiên thần đang gục đầu ngủ yên trên bãi cát, nó cũng thảm thương như thân phận của những đứa trẻ VN bất hạnh thuở nào, lòng tôi trùng xuống một nỗi buồn vô hạn. Trước đó một tuần, khi xem được đoạn phim chiếu cảnh người đàn ông Syrian gò lưng đi bán từng cây bút nắp xanh để kiếm được miếng ăn cho đứa con gái nằm ngủ trên vai trong cơn nóng thiêu đốt trên đường phố ở Beirut, bỗng dưng tôi nhớ lại tình cảnh của hơn 2000 “Người Việt Còn Lại” ở Phi Luật Tân vào những năm đầu thập niên 2000, những người đã bị thế giới lãng quên qua gần 20 năm trời khổ hạnh với mẩu “căn cước” được đóng dấu là dân “vô tổ quốc" (Stateless)! Và ở đó, tôi cũng đã thấy hình ảnh người đàn ông tỵ nạn VN cõng trên vai đứa con gái chưa đầy 2 tuổi trong cơn nóng thiêu đốt ở Palawan để bán từng đôi dép cho những người dân làng hầu may ra mua được cho con mình một khúc bánh mì hay một bình sữa lạnh!
Tiếng reo của chuông điện thoại làm tôi tỉnh lại, sờ lên mắt, không biết là mình đã khóc từ lúc nào, và tự nhủ lòng, có lẽ mình sẽ phải làm một điều gì để cùng đồng hương chúng ta xoa dịu được một phần nào vết thương đang nhỏ máu của nhân loại dù chỉ là một điều nhỏ nhoi như hạt cát trong sa mạc.
Bên kia đầu gây là giọng nói của một người bạn trẻ tên là James ở Toronto, Canada, em ngỏ ý muốn mời tôi làm MC cho một buổi “sinh hoạt” tại đây, sau khi thỏa thuận thù lao xong, tôi hỏi em về nội dung chương trình, lúc đó James mới cho biết mục đích của ngày sinh hoạt này là để phát động chiến dịch gây quỹ cho dự án có tên là “Lifeline Syria Project” ngõ hầu tìm phương tiện để bảo trợ cho các gia đình người tỵ nạn Syrian đang phải đối phó với những nỗi khốn cùng trên đường tìm tự do! Lòng tôi chợt bùng sáng lên như một kẻ đang đói khát được người ta ban phát cho một khúc bánh mì cùng ly nước lạnh! Tôi hân hoan nói với James, em ơi, tôi sẵn sàng nhận lời tham dự và xin phép cho tôi được đóng góp toàn bộ số tiền thù lao của tôi vào buổi gây quỹ trong ngày hôm đó để tiếp tay với ban tổ chức. James thoạt đầu hơi ngạc nhiên và ngần ngại, nhưng sau đôi lời trao đổi em đã hiểu lòng tôi và vui vẻ đồng ý. Tuy nhiên khi James đề cập đến thời điểm của buổi tổ chức sẽ rơi vào một ngày cuối tuần trong tháng Mười sắp tới thì tôi vô cùng lo lắng và hơi thất vọng, vì lịch trình diễn đã đầy ắp, không còn rảnh một weekend nào trong tháng Mười cả, đấy là chưa kể đến chuyến đi Úc Châu kéo dài hơn một tuần lễ vào giữa tháng Mười, 2015! Nhưng khi mở lịch ra xem, thì tôi thấy còn trống một ngày Thứ Bẩy duy nhất đó là October 3rd, nhưng đã dự định mua vé để bay sang Washington DC cho một event khác diễn ra vào buổi trưa Chủ Nhật October 4th. Và như một “phép lạ”, James cho tôi biết, vì tính cách cấp bách của sự việc cho nên BTC đã quyết định tổ chức vào ngày Thứ Bẩy mùng 3 tháng Mười, 2015. Nghe em nói lòng tôi như mở hội, như vậy thì xem như “giấc mơ” ấp ủ “được làm một điều gì để cùng đồng hương chúng ta xoa dịu phần nào vết thương đang nhỏ máu của nhân loại” đã thành sự thật. Hai anh em chúng tôi cùng vui, và sau khi James email cho tôi thêm chi tiết cùng tấm ảnh chúng tôi chụp chung với nhau trong lần tiếp đón và bảo trợ những người Việt tỵ nạn cuối cùng từ Thái Lan đến Vancouver vài tháng trước đây, tôi mới biết đó là James Nguyễn, cựu chủ tịch Hội Người Việt Toronto, và buổi gây quỹ lần này sẽ phối hợp cùng tổ chức VOICE Canada và một số cơ quan, đoàn thể người Việt tại đất nươc giầu lòng nhân đạo này. VOICE Canada cũng không xa lạ gì với tôi, vì ngoài nỗ lực tranh đấu, vận động cũng như định cư những người Việt tỵ nạn muộn màng, vào tháng Tư 2015 vừa qua, họ còn gây quỹ được $100 ngàn dollars đễ tiếp tay cho Hội HO Cứu Trợ Thương Phế Binh VNCH và Quả Phụ Tử Sĩ do bà Hạnh Nhơn làm chủ tịch.
Tôi tin rằng điều may mắn được góp mặt cùng “Lifeline Syria Project” lần này là do sự sắp đặt của Thượng Đế như một “ơn gọi” của Bề Trên, của Trời Phật dù lời cầu xin của tôi chỉ mới là những tiếng nhủ thầm trong bụng. Tôi đem chuyện này chia sẻ với các gia đình tỵ nạn VN từ Palawan, Phi Luật Tân, những người cũng đã từng bị thế giời lãng quên. Họ đang tổ chức ngày “Tri n và Hội Ngộ” để kỷ niệm 10 năm định cư, đồng thời để cảm tạ những người đã giúp họ được làm lại cuộc đời nơi đất khách. Trong đêm họp mặt gọi là “tiền hội ngộ”, Thứ Bẩy mùng 5 tháng Chín, 2015 vừa qua, sau khi nghe tôi trình bầy có người đã rơi nước mắt, hồi tưởng lại thân phận mình và so sánh với hoàn cảnh của người tỵ nạn Syrian cùng thân xác của vị “Thánh Tý Hon” tên là Aylan Kurdi, đã hy sinh cuộc đời để cho đồng bào mình được cứu sống! Và kết quả là trong đêm họp mặt ngày hôm sau, mùng 6 tháng 9, trước sự hiện diện của các quan khách cùng ân nhân Việt, Mỹ và đặc biệt là đại diện của chính phủ Phi Luật Tân, quốc gia duy nhất đã không trục xuất thuyền nhân VN. Luật Sư Trịnh Hội đã đại diện các gia đình tỵ nạn VN từ Palawan chính thức loan báo rằng những thuyền nhân người Việt muộn màng này sẽ bảo lãnh 4 gia đình người tỵ nạn Syrian, và họ nhờ tôi liên lạc với các cơ quan thiện nguyện để bắt đầu thủ tục định cư tại thành phố Houston. Anh Trung Đình Nguyễn, trưởng ban tổ chức đã cho các ân nhân và quan khách Việt, Mỹ cũng như Phi Luật Tân hiện diện trong ngày hôm đó biết rằng: “Cách duy nhất mà chúng tôi có thể làm được bây giờ để trả ơn quý vị là đưa tay ra để cứu giúp những người bất hạnh khác, như quý vị đã cứu giúp chúng tôi”! Thật là một hành động dấn thân mang đầy ý nghĩa.
Nhân đây chúng tôi cũng xin cám ơn quý vị đồng hương ở khắp mọi nơi đã đáp lại lời kêu gọi của chúng tôi để đóng góp vào quỹ “Thank You America” của cơ quan thiện nguyện USCC hầu giúp đỡ và tiếp tay cho tổ chức đã từng bảo trợ chúng ta để định cư những người tỵ nạn Syrian bất hạnh nói trên. Tính đến cuối Tháng Bẩy, 2015, sau 4 tháng phát động, hội USCCLA cho biết là họ đã nhận được khoảng 60 ngàn dollars từ cộng đồng người Việt, và cơ quan này cũng đã gởi thơ cám ơn đến từng quý vị ân nhân đã đóng góp.
Qua nghĩa cử cao đẹp trước hết là của “Lifeline Syrian Project” ở Toronto, Canada, theo sau là anh chị em trong nhóm “Người Việt Còn Lại” tại Houston, Texas, chúng tôi mong mỏi sẽ có những tổ chức hoặc các hội đoàn hay cá nhân ở những địa phương khác cũng sẽ tiếp tay đóng góp, đón nhận hoặc bảo trợ các gia đình tỵ nạn đang sống vất vưởng tại các trại tỵ nạn ở nhiều nơi trên thế giới. Nếu muốn tìm hiểu thêm chi tiết hoặc tin tức, xin quý cứ email về địa chỉ của chúng tôi là: namloc@sbtn.tv
https://vietbao.com/a242652/aylan-kurdi-oi-em-da-chet-cho-moi-nguoi-duoc-song
*
* *