Cặp thiên nga nổi
bập bềnh như hai cụm mây trắng muốt vừa rớt từ nền trời xanh xuống mặt
hồ Eidselva. Giống thiên nga này được xếp vào giống thiên nga đẹp nhất
trên vùng sông hồ Telemark. Có lẽ vì bộ lông xồm trắng như tuyết, căng
phồng lên như một nụ hoa sắp nở, con vật diễm lệ này được gọi là
knoppsvane (thiên nga nụ, cũng có người nói gọi như thế vì mỏ nó có một
cái khoen đen duyên dáng).
Nhưng tiếng kêu của nó lại bệ rạc hơn bất cứ loại vịt, ngỗng nào. Mùa hè khi chúng mon men lại gần bờ để chờ đợi những mẩu bánh mì của khách bãi tắm, tôi nghe từ cặp mỏ vàng óng ả phát ra những tiếng khò khè khàn đục, tôi có cảm tưởng ngỡ ngàng thất vọng y như thấy một mệnh phụ xinh đẹp mở miệng thốt ra lời thô lậu. Ðúng là một loài chim để nhìn ngắm xa xa.
Từ nhiều năm nay -ít nhất là từ ngày tôi về định cư tại xã Nome- cặp thiên nga nụ đã trở thành những vật trang điểm duyên dáng cho bãi tắm vào mùa hè, đồng thời là những người bạn già đạo mạo của trẻ con. Không biết do ai bắt đầu mà người ta gọi con trống là Romeo và con mái là Juliet (người Na-uy viết thành Julie). Cho đến hôm xảy ra một tai nạn xôn xao cả vùng. Hôm đó tình cờ tôi cũng có mặt. Tôi đang nằm hóng mát trên bãi cỏ thì nghe tiếng náo động, hô hoán ầm ỹ ngoài mé sông. Tôi vùng dậy nhìn ra chỗ đám đông đang xúm lại coi thì thấy trên mặt nước một trong hai con thiên nga (không biết con Romeo hay con Juliet) đang nhào lộn đánh nhau với một con vật gì dưới nước, hình như một con cá khổng lồ. Khi “con cá” lặn xuống sâu thì con thiên nga (có người tinh mắt đã nhận ra con Romeo) bay vụt lên không chừng mươi thước, lượn một vòng quan sát. Khi vật dưới nưới trồi đầu lên, tôi đã nhận ra – không phải cá khổng lồ – mà là một người, một đứa bé. Vừa nhìn thấy đứa bé, con Romeo đã nhào xuống như một tia chớp trắng. Ðôi cánh của nó giang ra như cánh buồm, dài có hai thước dư. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy đôi chân của nó – đen thui, càng thêm vẻ hung hãn. Cũng may, đứa bé bơi lặn thật giỏi. Và không biết nó mấy tuổi mà khôn thế, nó lặn xuống để bơi vào bờ, tránh đòn của con chim. Con chim cũng không vừa, nó đề phòng, không bơi trên mặt nước như bình thường, mà lao vun vút như con thoi trên trời, chờ địch thủ ngóc đầu lên lấy hơi, là nhào xuống mổ. Ðôi cánh mà trước đây mỗi lần giang ra, trắng muốt như bạch ngọc tắm nắng, tôi thường thầm ví như đôi cánh thiên thần, bây giờ trông như cánh con bạch quỉ. Ðã có nhiều người nhào xuống nước bơi ra cứu đứa bé. Những người đứng trên bờ thì khua chân, múa tay dọa nạt con chim để trợ uy. Cuối cùng bốn người lớn, trong đó có một cô gái, đã bơi ra xua đuổi con chim và dìu đứa bé vào bờ. Ðứa bé trai tám tuổi không hề hấn gì, trừ vài vết trầy rướm máu đầu. Trong vòng tay bà mẹ rưng rưng khóc, thằng bé vừa hoảng hốt vừa có vẻ hãnh diện vì được đám đông tán thưởng đã can đảm chống cự được với con ác điểu.
Hôm sau đọc tờ báo địa phương Varden tôi thấy có đăng tin thiên nga tấn công trẻ em như một tin lạ, với hình con Romeo đàng hoàng. Người ta nói đôi chim tạm cư ở đây được khoảng bốn mùa hè (tôi cứ tưởng lâu hơn, từ khi chúng tôi dọn tới đây), quê quán chúng mãi trên vùng Moere, và mỗi con cân nặng khoảng 20 kg. Không ai biết lý do tại sao con vật tự dưng nổi điên như thế. Vợ chồng tôi đã hết hai tuần nghỉ thường niên, nên đi làm về chỉ kịp quanh quẩn ngoài vườn với mấy luống rau thơm và luống hoa là hết ngày, chúng tôi không hay ra bãi nữa, tôi không biết con thiên nga có nổi điên làm bậy nữa không. Và lúc này tôi mới thắc mắc không biết, lúc chồng nó nổi điên, con Juliet ở đâu. Tưởng sự việc được quên lãng như trăm ngàn việc vặt khác, không ngờ tới mùa đông tờ báo Varden lại đăng tin con thiên nga có thể bị tử hình. Tờ báo gọi nó là một con thiên nga “kỵ người” (mannevond svane).
Người ta kể rằng “phiên tòa” trên tòa hành chánh xã diễn ra gay go giữa Ủy ban Bảo vệ Thiên nhiên, Hội Phúc lợi xã Nome và Sở Công viên và Thể thao (ở Tỉnh về). Những người kết tội con Romeo đưa ra nhiều lý do: Thứ nhất nó đã đe dọa tính mạng một đứa trẻ. Họ nói từ lâu họ đã để ý hai con thiên nga nụ tỏ ra kênh kiệu, tàng tàng, không hiền lành như chim bồ câu, hay ít ra từ tốn như các con thiên nga khác. Chúng thuộc loại “kỵ người”. Thứ hai từ ngày cặp thiên nga này về định cư mùa hè ở hồ Eidselva, mấy con thiên nga khác không dám về nữa. Chúng độc chiếm giang sơn. Hồ rộng như thế chỉ có hai con chim làm cảnh, mất vẻ sinh động. Chúng đã thù người lại còn “độc tài, độc trị” đối với đồng loại, thì nên giết đi để bảo toàn cho khách lai vãng bãi tắm, nhất là trẻ em, và để hồ tắm thiên nhiên có nhiều thiên nga về. Thứ ba, “sự thay đổi tác phong không tiên đoán được” (nguyên văn trong bản báo cáo tâm lý) là một trong các triệu chứng điên, có thể trở thành nguy hiểm cho con người. Phe bênh vực con Romeo chả có căn bản vững chắc nào để bác lại ngần ấy lý lẽ. Họ chỉ có thể viện cớ vu vơ (cảm tính nhiều hơn là lý tính) như: dầu sao đôi chim cũng thuần từ nhiều năm nay. Việc tự nhiên một con tấn công người là một điều bất thường, chắc phải do một động lực bí mật, mọi người nên tìm hiểu thêm trước khi quyết định. Ðồng thời họ mời một chuyên viên về điểu học tới phiên họp, ông này cho biết rằng ông chưa bao giờ thấy một con thiên nga có “tác phong” như thế, trừ trường hợp nó bị phá ổ, mà trường hợp này không đúng ở đây, vì cặp thiên nga này là loại thiên di, chỉ mùa hè chúng mới về. Họ đề nghị bắt nhốt con chim lại để nghiên cứu xem nó có điên không rồi hẵng giết. Nếu nó không điên thì “phóng thích” và “quản chế”, đủ rồi. Những người gác bãi tắm sẽ có nhiệm vụ canh chừng nó. Hễ nó giở chứng nữa thì bắn hạ tại chỗ cũng chưa muộn. Cuối cùng khi lấy biểu quyết thì đa số đồng ý giết hai con chim. Phe bênh lúc đó mới có dịp vớt vát: tội ai nấy chịu, con Romeo hành hung đứa trẻ thì chỉ giết nó thôi, tha cho con Juliet. Ông điểu học lúc đó cho biết thêm thiên nga là loài một vợ một chồng, con trống con mái sống trọn đời trọn kiếp, giết con Romeo, con Juliet khó sống lắm. Người Na-uy quí trẻ em như vàng, nhưng cũng yêu thiên nhiên và loài vật, dù đã “lên án tử” con Romeo, họ cũng không biết xử với con Juliet ra sao. Ðằng nào thì cũng phải chờ tới mùa hè, chờ cặp chim vô tình dẫn xác về rồi tính.
Gấp tờ báo lại, đầu óc tôi nghĩ miên man về những điều mâu thuẫn. Một đàng tôi bồi hồi nhớ lại truyện L Amour (Tình yêu) của Guy de Maupassant về cặp ngỗng trời, con mái bị thợ săn bắn hạ nằm sõng dưới đất, và con trống bay lượn trên trời kêu khóc thảm thiết, rồi nhào xuống lãnh đạn, chết theo người yêu. Hồi nhỏ khi đọc truyện tôi khóc, nhưng bởi vì tình yêu giữa đôi chim cao cả quá sức, tôi nghi là tác giả chỉ nhân cách hóa, bây giờ đọc lời phát biểu của nhà chuyên môn về chim muông, tôi mới biết rằng nhà văn Pháp tả chuyện thật. Cũng thế, khi đọc nhà văn Việt Nam Võ Phiến tả con chim cu chung thủy bịn rịn bên người yêu không cất cánh được, tôi cũng nghi là ông thi vị hóa. Không ngờ các vị đó nói thật cả, cái tình trong trời đất là thật, là bao la thắm thiết. Nhà văn, nhà thơ lớn có thể hư cấu chứ không bịa đặt. Ðằng khác tôi không hiểu được tại sao con vật kiều diễm, dạn người đó bỗng chốc trở thành hung hãn, nhào xuống tấn công đứa trẻ vô tội. Ðiều gì làm cho nó thành như vậy? Cái động lực bí ẩn thúc đẩy một kẻ thân người thành kẻ “kỵ người” thật là bi đát hơn chính bản án tử của nó.
Tôi đã để tâm theo dõi số phận cặp thiên nga có cái tên định mệnh Romeo-Juliet, nên khi thấy những dấu hiệu đầu tiên của mùa hè – búp lá dương cuộn tròn như tổ kén nở bung ra lung linh cẩm thạch, và ánh dương rực rỡ- tôi đạp xe ra bãi tắm mỗi buổi chiều sau khi đi làm về. Tôi thấy cặp thiên nga quen thuộc đã trở về. Và hoàn toàn do tình cờ tôi đã chứng kiến cảnh con Romeo bị giết. Tôi nói tình cờ vì lẽ ra ngày thường tôi chỉ có thể ra bãi tắm vào buổi chiều sau khi tan sở, hoặc vào các ngày thứ bảy, chủ nhật. Nhưng tôi biết, để tránh xúc động nhân tâm, xã sẽ không hành quyết con Romeo vào cuối tuần lúc có đông người ngoài bãi. Tình cờ, thứ hai đó tôi được nghỉ bù cho ngày công tác thứ bảy, nên từ sáng sớm tôi đã cuộn tấm nệm và một cuốn sách, đạp xe ra bãi. Bãi không một bóng người. Mặt hồ phẳng lặng in bóng trời xanh, mây sữa pha ráng mật ong nửa lãng đãng trên trời nửa nhễu xuống nước. Thỉnh thoảng một làn gió nhẹ làm lao xao mặt hồ và hắt những tia nắng lung linh vào mặt tôi.
Tôi trải nệm trên cỏ, nằm ngửa, thả hồn trôi theo mây nước, tận hưởng chút hạnh phúc như cụ Nguyễn Công Trứ – “kho trời chung mà vô tận của mình riêng”. Phút giây này tôi biết sẽ phù du, sẽ tan biến khi lát nữa đây bãi tràn ngập người ta. Vẫn là trời này, vẫn là đất này, và tôi vẫn ở vị trí này, trên vuông nệm này, chắc chắn sẽ không ai xua đuổi tôi, có người còn chào hỏi tôi, nhưng hồn tôi sẽ co lại như con sên giữa chốn đông người bản xứ. Toàn là những người bản xứ tử tế, lịch thiệp, nhiều người không thiếu ân cần. Họ biết tôi từ lâu năm, và tôi biết họ, tôi biết ơn, thân mật, chung đụng với họ, nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy hoàn toàn hòa nhập với họ như hòa nhập với trời đất. Tôi có thể “tu luyện” để hưởng được hơi ấm của một giọt nắng trong vườn tuổi thơ ngay lúc còng người đi trong cơn bão tuyết. Nhưng lạ quá, tôi chưa bao giờ tránh được cơn gió bấc vô hình giữa con người. Tôi biết hoàn toàn là lỗi tôi, buồn lòng lắm, nhưng không làm gì được.
Bỗng tôi nghe tiếng xe ngừng ngoài lộ, rồi tiếng người nói và tiếng bước chân đi lại. Tôi ngồi dậy, thấy ba người đàn ông đi ra bãi tắm. Một trong ba người cầm khẩu súng săn. Tôi biết việc gì sắp xảy ra. Và thảm thương thay, cặp thiên nga lại không biết gì cả. Hai cái chấm trắng từ từ tách ra khỏi làn sương trắng mờ từ bên kia bờ, bơi sang… đất người. Tôi khấn thầm “Ðừng! Ở bên đó đi! Ðừng sang đây!” Nhưng cặp tình nhân vẫn nhởn nhơ bơi bên nhau như đi vào nơi non bồng nước nhược, cổ cất cao đài các, bơi tới đâu để lại sau hai vệt nước như tà áo choàng lụa mềm mại, gắn ngàn vạn hạt kim cương lấp lánh. Khi đôi thiên nga tới gần, tôi đã nhận ra chính là cặp Romeo-Juliet. Chúng bắt đầu khò khè xin đồ ăn. “Rất tiếc, ta quên mang bánh mì, làm ngươi không được ăn bữa tiệc cuối cùng”, tôi nói nhỏ với cặp thiên nga, và thấy xót xa trong lòng. Tôi nói bằng tiếng Việt để người ta đừng nghe “Bay đi! Trốn mau đi!” và lượm một viên sỏi liệng gần để đuổi chúng đi. Nhưng cặp vợ chồng chim lại tưởng tôi liệng đồ ăn, nghiêng mắt nhìn theo vành sóng tròn trên mặt nước, rồi tẽn tò, giương cánh vỗ nắng. Cặp chim trông như một cặp vũ ballet, cùng nghểnh cổ, cùng nghiêng đầu, cùng xoay mình, cùng đứng im. Tôi nghe tiếng của một trong ba người.
– Con bên trái, phải không?
– Ðúng nó đó, con có mào.
Một người không cầm súng nói với tôi:
– Ông không sợ tiếng nổ chứ?
Tôi lắc đầu. Và ông kia đưa súng lên nhắm. Nhưng ông ta không nổ súng được, vì đôi chim cứ quấn quít bên nhau. Tôi khấn thầm “Bơi sát lại nhau nhé, đừng rời nhau”. Nhưng thật là định mệnh, đôi chim không rời xa nhau, nhưng lại tiến lại gần người hơn nữa, ngay tầm súng. Ðoàng! Quác! Quác. Ðôi chim kêu thất thanh. Con Juliet bay bổng lên trời. Nhưng con Romeo chỉ nẩy lên, rồi sa xuống, đôi cánh trắng vùng vẫy tuyệt vọng trên mặt nước, xoãi ra, đầu gục xuống. Nó co giật vài cơn, rồi bất động. Con Juliet quác quác mấy tiếng thất thanh, lượn một vòng, rồi sà xuống, gục gặc bên cạnh con Romeo. Máu loang như ráng đỏ quyện lấy bóng cặp thiên nga in dưới nước như hai đám mây trắng. Con Juliet chũi đầu vào cánh chồng, lấy mỏ nâng cổ người yêu lên khỏi mặt nước. Nhưng cái cổ dài của con Romeo cứ trĩu xuống. Một người trong nhóm lấy một cây sào khều con chim chết vào bờ, trong khi con chim mái lẽo đẽo bơi theo, nửa giận dữ, nửa hãi sợ. Khi người ta nhét xác con Romeo vào một cái bịch rác đen lớn, con Juliet nhảy lên bờ đứng ngơ ngác. Xe pickup chở xác con Romeo đi rồi, con Juliet vẫn đứng trên bờ nhìn theo, lâu lâu nghển cổ kêu khò khè, như một người đàn bà khóc chồng tới khản tiếng.
Hôm sau, và suốt tuần lễ đi làm tôi không có dịp ra bãi nữa, nhưng lúc nào cũng bị ám ảnh về cái chết của con thiên nga trống và về số phận của con thiên nga mái. Vì thế sáng thứ bảy tôi đạp xe ra bãi từ sớm. Tôi phập phồng chờ đợi con thiên nga mái, mà không thấy nó xuất hiện. Tôi đoán hoặc người ta đã giết nó luôn, hoặc nó đã tự vẫn như lời đồn về những con chim chung tình tuyệt vọng. Quá trưa, tôi buồn bã trở về nhà. Suốt mùa hè tôi không ra bãi nữa.
Một đêm trăng mùa thu vợ chồng tôi rủ vợ chồng người bạn chèo ghe sang bờ hồ bên kia câu kreps (chúng tôi gọi là “tôm bọ cạp” như hình thù của nó). Mùa tôm bọ cạp năm nay bắt đầu từ ngày 6 đến 20 tháng 8, và vợ tôi đã mua sẵn 4 cái thẻ người lớn để được phép câu, mỗi cái 75 kroner. Sở Bảo vệ thiên nhiên ra chỉ thị năm nay chỉ được bắt những con từ 9,5 cm trở lên. Chúng tôi câu bằng hai kiểu, vừa bỏ đó, vừa thả thuyền gần bờ, một người soi đèn pin, người kia thấy tôm quáng đèn ngoi lên là dùng vợt hớt. Mùa hè năm nay ấm nên trúng mùa tôm, không đầy hai tiếng đồng hồ bốn người chúng tôi câu được gần một sô đầy. Anh Linh nổi hứng đề nghị xuôi ghe xuống hòn đảo hoang để nướng tôm nhậu. Khi đi lang thang trên hoang đảo dưới ánh trăng bỗng tôi nhìn thấy một đống lông trắng. Tôi giật mình nghĩ ngay tới con Juliet. Tôi lại gần thì quả là xác con thiên nga đã mục rữa. Bên cạnh là những mảnh vỏ trứng. Lúc đó tôi mới nhớ một việc vào cuối mùa xuân năm ngoái trước khi xảy ra vụ thiên nga đánh trẻ em. Tôi gọi vợ và hai bạn lại, chỉ đám lông trắng, nói:
– Anh chị Linh và em coi nè! Con Juliet chết ở đây. Ðúng ngay tại ổ của nó.
Vợ tôi hỏi:
– Sao anh biết là ổ thiên nga?
Tôi kể:
– Em còn nhớ cái bữa trời thật đẹp trước lễ Phục sinh năm ngoái không? Anh rủ em đi câu cá, nhưng em bận gì đó không đi được, anh chèo ghe một mình sang đảo. Anh nhìn thấy hai quả trứng to dị thường nằm trắng phau trong ổ cỏ lau. Anh đoán là trứng thiên nga.
Anh Linh nhận xét:
– Người ta nói thiên nga làm ổ ở nơi khác, tới mùa hè mới thiên di về đây. Sao cặp này lại làm ổ ở nơi dễ bị quấy nhiễu như thế này?
Tôi trả lời:
– Tôi không biết chắc. Tôi chỉ đoán cặp thiên nga này đã quen nước quen hồ đến nỗi chúng coi đây là nhà và định cư tại đây.
Chị Linh đùa, chêm tiếng Na-uy:
– Coi như là chúng “tam” (thuần) rồi.
Anh Linh vặn vợ:
– Thuần sao lại tấn công người ta?
Tôi rủ ba người trở lại đống lửa cho ấm trong lúc “câu giờ” suy nghĩ về câu hỏi của bạn. Cuối cùng tôi nói ra giả thuyết của mình:
– Anh chị Linh và em nghe tôi giải thích thế này có hợp lý không nhé. Hồi mà trên xã bàn về cặp thiên nga, tôi theo dõi báo chí, và nhớ cái ông chuyên viên điểu học có nói thiên nga chỉ tấn công bất thần như vậy khi nó bị phá ổ. Nhưng ông đã loại bỏ giả thiết đó vì ông không nghĩ cặp chim thiên di có thể làm ổ ở nơi đông người thế này.
Cả bốn người cùng im lặng suy nghĩ. Anh Linh tiếp:
– Bây giờ chúng ta đã gặp ổ thiên nga ở đây, tức là cặp thiên nga này đã chọn nơi đây làm nhà.
Tôi gật đầu:
– Và bây giờ tôi mới nhớ ra thêm một chi tiết quan trọng. Hôm đó, lúc thằng bé bơi ra giữa hồ, tôi thấy cái đầu nó ngoi lên ngụp xuống nước giống hệt con rái cá.
Nhưng tiếng kêu của nó lại bệ rạc hơn bất cứ loại vịt, ngỗng nào. Mùa hè khi chúng mon men lại gần bờ để chờ đợi những mẩu bánh mì của khách bãi tắm, tôi nghe từ cặp mỏ vàng óng ả phát ra những tiếng khò khè khàn đục, tôi có cảm tưởng ngỡ ngàng thất vọng y như thấy một mệnh phụ xinh đẹp mở miệng thốt ra lời thô lậu. Ðúng là một loài chim để nhìn ngắm xa xa.
Từ nhiều năm nay -ít nhất là từ ngày tôi về định cư tại xã Nome- cặp thiên nga nụ đã trở thành những vật trang điểm duyên dáng cho bãi tắm vào mùa hè, đồng thời là những người bạn già đạo mạo của trẻ con. Không biết do ai bắt đầu mà người ta gọi con trống là Romeo và con mái là Juliet (người Na-uy viết thành Julie). Cho đến hôm xảy ra một tai nạn xôn xao cả vùng. Hôm đó tình cờ tôi cũng có mặt. Tôi đang nằm hóng mát trên bãi cỏ thì nghe tiếng náo động, hô hoán ầm ỹ ngoài mé sông. Tôi vùng dậy nhìn ra chỗ đám đông đang xúm lại coi thì thấy trên mặt nước một trong hai con thiên nga (không biết con Romeo hay con Juliet) đang nhào lộn đánh nhau với một con vật gì dưới nước, hình như một con cá khổng lồ. Khi “con cá” lặn xuống sâu thì con thiên nga (có người tinh mắt đã nhận ra con Romeo) bay vụt lên không chừng mươi thước, lượn một vòng quan sát. Khi vật dưới nưới trồi đầu lên, tôi đã nhận ra – không phải cá khổng lồ – mà là một người, một đứa bé. Vừa nhìn thấy đứa bé, con Romeo đã nhào xuống như một tia chớp trắng. Ðôi cánh của nó giang ra như cánh buồm, dài có hai thước dư. Lần đầu tiên tôi nhìn thấy đôi chân của nó – đen thui, càng thêm vẻ hung hãn. Cũng may, đứa bé bơi lặn thật giỏi. Và không biết nó mấy tuổi mà khôn thế, nó lặn xuống để bơi vào bờ, tránh đòn của con chim. Con chim cũng không vừa, nó đề phòng, không bơi trên mặt nước như bình thường, mà lao vun vút như con thoi trên trời, chờ địch thủ ngóc đầu lên lấy hơi, là nhào xuống mổ. Ðôi cánh mà trước đây mỗi lần giang ra, trắng muốt như bạch ngọc tắm nắng, tôi thường thầm ví như đôi cánh thiên thần, bây giờ trông như cánh con bạch quỉ. Ðã có nhiều người nhào xuống nước bơi ra cứu đứa bé. Những người đứng trên bờ thì khua chân, múa tay dọa nạt con chim để trợ uy. Cuối cùng bốn người lớn, trong đó có một cô gái, đã bơi ra xua đuổi con chim và dìu đứa bé vào bờ. Ðứa bé trai tám tuổi không hề hấn gì, trừ vài vết trầy rướm máu đầu. Trong vòng tay bà mẹ rưng rưng khóc, thằng bé vừa hoảng hốt vừa có vẻ hãnh diện vì được đám đông tán thưởng đã can đảm chống cự được với con ác điểu.
Hôm sau đọc tờ báo địa phương Varden tôi thấy có đăng tin thiên nga tấn công trẻ em như một tin lạ, với hình con Romeo đàng hoàng. Người ta nói đôi chim tạm cư ở đây được khoảng bốn mùa hè (tôi cứ tưởng lâu hơn, từ khi chúng tôi dọn tới đây), quê quán chúng mãi trên vùng Moere, và mỗi con cân nặng khoảng 20 kg. Không ai biết lý do tại sao con vật tự dưng nổi điên như thế. Vợ chồng tôi đã hết hai tuần nghỉ thường niên, nên đi làm về chỉ kịp quanh quẩn ngoài vườn với mấy luống rau thơm và luống hoa là hết ngày, chúng tôi không hay ra bãi nữa, tôi không biết con thiên nga có nổi điên làm bậy nữa không. Và lúc này tôi mới thắc mắc không biết, lúc chồng nó nổi điên, con Juliet ở đâu. Tưởng sự việc được quên lãng như trăm ngàn việc vặt khác, không ngờ tới mùa đông tờ báo Varden lại đăng tin con thiên nga có thể bị tử hình. Tờ báo gọi nó là một con thiên nga “kỵ người” (mannevond svane).
Người ta kể rằng “phiên tòa” trên tòa hành chánh xã diễn ra gay go giữa Ủy ban Bảo vệ Thiên nhiên, Hội Phúc lợi xã Nome và Sở Công viên và Thể thao (ở Tỉnh về). Những người kết tội con Romeo đưa ra nhiều lý do: Thứ nhất nó đã đe dọa tính mạng một đứa trẻ. Họ nói từ lâu họ đã để ý hai con thiên nga nụ tỏ ra kênh kiệu, tàng tàng, không hiền lành như chim bồ câu, hay ít ra từ tốn như các con thiên nga khác. Chúng thuộc loại “kỵ người”. Thứ hai từ ngày cặp thiên nga này về định cư mùa hè ở hồ Eidselva, mấy con thiên nga khác không dám về nữa. Chúng độc chiếm giang sơn. Hồ rộng như thế chỉ có hai con chim làm cảnh, mất vẻ sinh động. Chúng đã thù người lại còn “độc tài, độc trị” đối với đồng loại, thì nên giết đi để bảo toàn cho khách lai vãng bãi tắm, nhất là trẻ em, và để hồ tắm thiên nhiên có nhiều thiên nga về. Thứ ba, “sự thay đổi tác phong không tiên đoán được” (nguyên văn trong bản báo cáo tâm lý) là một trong các triệu chứng điên, có thể trở thành nguy hiểm cho con người. Phe bênh vực con Romeo chả có căn bản vững chắc nào để bác lại ngần ấy lý lẽ. Họ chỉ có thể viện cớ vu vơ (cảm tính nhiều hơn là lý tính) như: dầu sao đôi chim cũng thuần từ nhiều năm nay. Việc tự nhiên một con tấn công người là một điều bất thường, chắc phải do một động lực bí mật, mọi người nên tìm hiểu thêm trước khi quyết định. Ðồng thời họ mời một chuyên viên về điểu học tới phiên họp, ông này cho biết rằng ông chưa bao giờ thấy một con thiên nga có “tác phong” như thế, trừ trường hợp nó bị phá ổ, mà trường hợp này không đúng ở đây, vì cặp thiên nga này là loại thiên di, chỉ mùa hè chúng mới về. Họ đề nghị bắt nhốt con chim lại để nghiên cứu xem nó có điên không rồi hẵng giết. Nếu nó không điên thì “phóng thích” và “quản chế”, đủ rồi. Những người gác bãi tắm sẽ có nhiệm vụ canh chừng nó. Hễ nó giở chứng nữa thì bắn hạ tại chỗ cũng chưa muộn. Cuối cùng khi lấy biểu quyết thì đa số đồng ý giết hai con chim. Phe bênh lúc đó mới có dịp vớt vát: tội ai nấy chịu, con Romeo hành hung đứa trẻ thì chỉ giết nó thôi, tha cho con Juliet. Ông điểu học lúc đó cho biết thêm thiên nga là loài một vợ một chồng, con trống con mái sống trọn đời trọn kiếp, giết con Romeo, con Juliet khó sống lắm. Người Na-uy quí trẻ em như vàng, nhưng cũng yêu thiên nhiên và loài vật, dù đã “lên án tử” con Romeo, họ cũng không biết xử với con Juliet ra sao. Ðằng nào thì cũng phải chờ tới mùa hè, chờ cặp chim vô tình dẫn xác về rồi tính.
Gấp tờ báo lại, đầu óc tôi nghĩ miên man về những điều mâu thuẫn. Một đàng tôi bồi hồi nhớ lại truyện L Amour (Tình yêu) của Guy de Maupassant về cặp ngỗng trời, con mái bị thợ săn bắn hạ nằm sõng dưới đất, và con trống bay lượn trên trời kêu khóc thảm thiết, rồi nhào xuống lãnh đạn, chết theo người yêu. Hồi nhỏ khi đọc truyện tôi khóc, nhưng bởi vì tình yêu giữa đôi chim cao cả quá sức, tôi nghi là tác giả chỉ nhân cách hóa, bây giờ đọc lời phát biểu của nhà chuyên môn về chim muông, tôi mới biết rằng nhà văn Pháp tả chuyện thật. Cũng thế, khi đọc nhà văn Việt Nam Võ Phiến tả con chim cu chung thủy bịn rịn bên người yêu không cất cánh được, tôi cũng nghi là ông thi vị hóa. Không ngờ các vị đó nói thật cả, cái tình trong trời đất là thật, là bao la thắm thiết. Nhà văn, nhà thơ lớn có thể hư cấu chứ không bịa đặt. Ðằng khác tôi không hiểu được tại sao con vật kiều diễm, dạn người đó bỗng chốc trở thành hung hãn, nhào xuống tấn công đứa trẻ vô tội. Ðiều gì làm cho nó thành như vậy? Cái động lực bí ẩn thúc đẩy một kẻ thân người thành kẻ “kỵ người” thật là bi đát hơn chính bản án tử của nó.
Tôi đã để tâm theo dõi số phận cặp thiên nga có cái tên định mệnh Romeo-Juliet, nên khi thấy những dấu hiệu đầu tiên của mùa hè – búp lá dương cuộn tròn như tổ kén nở bung ra lung linh cẩm thạch, và ánh dương rực rỡ- tôi đạp xe ra bãi tắm mỗi buổi chiều sau khi đi làm về. Tôi thấy cặp thiên nga quen thuộc đã trở về. Và hoàn toàn do tình cờ tôi đã chứng kiến cảnh con Romeo bị giết. Tôi nói tình cờ vì lẽ ra ngày thường tôi chỉ có thể ra bãi tắm vào buổi chiều sau khi tan sở, hoặc vào các ngày thứ bảy, chủ nhật. Nhưng tôi biết, để tránh xúc động nhân tâm, xã sẽ không hành quyết con Romeo vào cuối tuần lúc có đông người ngoài bãi. Tình cờ, thứ hai đó tôi được nghỉ bù cho ngày công tác thứ bảy, nên từ sáng sớm tôi đã cuộn tấm nệm và một cuốn sách, đạp xe ra bãi. Bãi không một bóng người. Mặt hồ phẳng lặng in bóng trời xanh, mây sữa pha ráng mật ong nửa lãng đãng trên trời nửa nhễu xuống nước. Thỉnh thoảng một làn gió nhẹ làm lao xao mặt hồ và hắt những tia nắng lung linh vào mặt tôi.
Tôi trải nệm trên cỏ, nằm ngửa, thả hồn trôi theo mây nước, tận hưởng chút hạnh phúc như cụ Nguyễn Công Trứ – “kho trời chung mà vô tận của mình riêng”. Phút giây này tôi biết sẽ phù du, sẽ tan biến khi lát nữa đây bãi tràn ngập người ta. Vẫn là trời này, vẫn là đất này, và tôi vẫn ở vị trí này, trên vuông nệm này, chắc chắn sẽ không ai xua đuổi tôi, có người còn chào hỏi tôi, nhưng hồn tôi sẽ co lại như con sên giữa chốn đông người bản xứ. Toàn là những người bản xứ tử tế, lịch thiệp, nhiều người không thiếu ân cần. Họ biết tôi từ lâu năm, và tôi biết họ, tôi biết ơn, thân mật, chung đụng với họ, nhưng chưa bao giờ tôi cảm thấy hoàn toàn hòa nhập với họ như hòa nhập với trời đất. Tôi có thể “tu luyện” để hưởng được hơi ấm của một giọt nắng trong vườn tuổi thơ ngay lúc còng người đi trong cơn bão tuyết. Nhưng lạ quá, tôi chưa bao giờ tránh được cơn gió bấc vô hình giữa con người. Tôi biết hoàn toàn là lỗi tôi, buồn lòng lắm, nhưng không làm gì được.
Bỗng tôi nghe tiếng xe ngừng ngoài lộ, rồi tiếng người nói và tiếng bước chân đi lại. Tôi ngồi dậy, thấy ba người đàn ông đi ra bãi tắm. Một trong ba người cầm khẩu súng săn. Tôi biết việc gì sắp xảy ra. Và thảm thương thay, cặp thiên nga lại không biết gì cả. Hai cái chấm trắng từ từ tách ra khỏi làn sương trắng mờ từ bên kia bờ, bơi sang… đất người. Tôi khấn thầm “Ðừng! Ở bên đó đi! Ðừng sang đây!” Nhưng cặp tình nhân vẫn nhởn nhơ bơi bên nhau như đi vào nơi non bồng nước nhược, cổ cất cao đài các, bơi tới đâu để lại sau hai vệt nước như tà áo choàng lụa mềm mại, gắn ngàn vạn hạt kim cương lấp lánh. Khi đôi thiên nga tới gần, tôi đã nhận ra chính là cặp Romeo-Juliet. Chúng bắt đầu khò khè xin đồ ăn. “Rất tiếc, ta quên mang bánh mì, làm ngươi không được ăn bữa tiệc cuối cùng”, tôi nói nhỏ với cặp thiên nga, và thấy xót xa trong lòng. Tôi nói bằng tiếng Việt để người ta đừng nghe “Bay đi! Trốn mau đi!” và lượm một viên sỏi liệng gần để đuổi chúng đi. Nhưng cặp vợ chồng chim lại tưởng tôi liệng đồ ăn, nghiêng mắt nhìn theo vành sóng tròn trên mặt nước, rồi tẽn tò, giương cánh vỗ nắng. Cặp chim trông như một cặp vũ ballet, cùng nghểnh cổ, cùng nghiêng đầu, cùng xoay mình, cùng đứng im. Tôi nghe tiếng của một trong ba người.
– Con bên trái, phải không?
– Ðúng nó đó, con có mào.
Một người không cầm súng nói với tôi:
– Ông không sợ tiếng nổ chứ?
Tôi lắc đầu. Và ông kia đưa súng lên nhắm. Nhưng ông ta không nổ súng được, vì đôi chim cứ quấn quít bên nhau. Tôi khấn thầm “Bơi sát lại nhau nhé, đừng rời nhau”. Nhưng thật là định mệnh, đôi chim không rời xa nhau, nhưng lại tiến lại gần người hơn nữa, ngay tầm súng. Ðoàng! Quác! Quác. Ðôi chim kêu thất thanh. Con Juliet bay bổng lên trời. Nhưng con Romeo chỉ nẩy lên, rồi sa xuống, đôi cánh trắng vùng vẫy tuyệt vọng trên mặt nước, xoãi ra, đầu gục xuống. Nó co giật vài cơn, rồi bất động. Con Juliet quác quác mấy tiếng thất thanh, lượn một vòng, rồi sà xuống, gục gặc bên cạnh con Romeo. Máu loang như ráng đỏ quyện lấy bóng cặp thiên nga in dưới nước như hai đám mây trắng. Con Juliet chũi đầu vào cánh chồng, lấy mỏ nâng cổ người yêu lên khỏi mặt nước. Nhưng cái cổ dài của con Romeo cứ trĩu xuống. Một người trong nhóm lấy một cây sào khều con chim chết vào bờ, trong khi con chim mái lẽo đẽo bơi theo, nửa giận dữ, nửa hãi sợ. Khi người ta nhét xác con Romeo vào một cái bịch rác đen lớn, con Juliet nhảy lên bờ đứng ngơ ngác. Xe pickup chở xác con Romeo đi rồi, con Juliet vẫn đứng trên bờ nhìn theo, lâu lâu nghển cổ kêu khò khè, như một người đàn bà khóc chồng tới khản tiếng.
Hôm sau, và suốt tuần lễ đi làm tôi không có dịp ra bãi nữa, nhưng lúc nào cũng bị ám ảnh về cái chết của con thiên nga trống và về số phận của con thiên nga mái. Vì thế sáng thứ bảy tôi đạp xe ra bãi từ sớm. Tôi phập phồng chờ đợi con thiên nga mái, mà không thấy nó xuất hiện. Tôi đoán hoặc người ta đã giết nó luôn, hoặc nó đã tự vẫn như lời đồn về những con chim chung tình tuyệt vọng. Quá trưa, tôi buồn bã trở về nhà. Suốt mùa hè tôi không ra bãi nữa.
Một đêm trăng mùa thu vợ chồng tôi rủ vợ chồng người bạn chèo ghe sang bờ hồ bên kia câu kreps (chúng tôi gọi là “tôm bọ cạp” như hình thù của nó). Mùa tôm bọ cạp năm nay bắt đầu từ ngày 6 đến 20 tháng 8, và vợ tôi đã mua sẵn 4 cái thẻ người lớn để được phép câu, mỗi cái 75 kroner. Sở Bảo vệ thiên nhiên ra chỉ thị năm nay chỉ được bắt những con từ 9,5 cm trở lên. Chúng tôi câu bằng hai kiểu, vừa bỏ đó, vừa thả thuyền gần bờ, một người soi đèn pin, người kia thấy tôm quáng đèn ngoi lên là dùng vợt hớt. Mùa hè năm nay ấm nên trúng mùa tôm, không đầy hai tiếng đồng hồ bốn người chúng tôi câu được gần một sô đầy. Anh Linh nổi hứng đề nghị xuôi ghe xuống hòn đảo hoang để nướng tôm nhậu. Khi đi lang thang trên hoang đảo dưới ánh trăng bỗng tôi nhìn thấy một đống lông trắng. Tôi giật mình nghĩ ngay tới con Juliet. Tôi lại gần thì quả là xác con thiên nga đã mục rữa. Bên cạnh là những mảnh vỏ trứng. Lúc đó tôi mới nhớ một việc vào cuối mùa xuân năm ngoái trước khi xảy ra vụ thiên nga đánh trẻ em. Tôi gọi vợ và hai bạn lại, chỉ đám lông trắng, nói:
– Anh chị Linh và em coi nè! Con Juliet chết ở đây. Ðúng ngay tại ổ của nó.
Vợ tôi hỏi:
– Sao anh biết là ổ thiên nga?
Tôi kể:
– Em còn nhớ cái bữa trời thật đẹp trước lễ Phục sinh năm ngoái không? Anh rủ em đi câu cá, nhưng em bận gì đó không đi được, anh chèo ghe một mình sang đảo. Anh nhìn thấy hai quả trứng to dị thường nằm trắng phau trong ổ cỏ lau. Anh đoán là trứng thiên nga.
Anh Linh nhận xét:
– Người ta nói thiên nga làm ổ ở nơi khác, tới mùa hè mới thiên di về đây. Sao cặp này lại làm ổ ở nơi dễ bị quấy nhiễu như thế này?
Tôi trả lời:
– Tôi không biết chắc. Tôi chỉ đoán cặp thiên nga này đã quen nước quen hồ đến nỗi chúng coi đây là nhà và định cư tại đây.
Chị Linh đùa, chêm tiếng Na-uy:
– Coi như là chúng “tam” (thuần) rồi.
Anh Linh vặn vợ:
– Thuần sao lại tấn công người ta?
Tôi rủ ba người trở lại đống lửa cho ấm trong lúc “câu giờ” suy nghĩ về câu hỏi của bạn. Cuối cùng tôi nói ra giả thuyết của mình:
– Anh chị Linh và em nghe tôi giải thích thế này có hợp lý không nhé. Hồi mà trên xã bàn về cặp thiên nga, tôi theo dõi báo chí, và nhớ cái ông chuyên viên điểu học có nói thiên nga chỉ tấn công bất thần như vậy khi nó bị phá ổ. Nhưng ông đã loại bỏ giả thiết đó vì ông không nghĩ cặp chim thiên di có thể làm ổ ở nơi đông người thế này.
Cả bốn người cùng im lặng suy nghĩ. Anh Linh tiếp:
– Bây giờ chúng ta đã gặp ổ thiên nga ở đây, tức là cặp thiên nga này đã chọn nơi đây làm nhà.
Tôi gật đầu:
– Và bây giờ tôi mới nhớ ra thêm một chi tiết quan trọng. Hôm đó, lúc thằng bé bơi ra giữa hồ, tôi thấy cái đầu nó ngoi lên ngụp xuống nước giống hệt con rái cá.
Vợ tôi dè dặt:
– Có phải anh cho rằng lúc đó con
thiên nga mái đang ấp trứng, và con thiên nga trống tưởng thằng bé là
rái cá tới làm hại vợ con nó?
Tôi im lặng để khỏi phải xác nhận hay phủ nhận. Cả bốn cùng nhìn ra mặt hồ loang loáng ánh trăng bạc. Bỗng có tiếng kêu quác quác trên không. Chúng tôi thấy một cặp thiên nga bay trong ánh trăng.
Tôi im lặng để khỏi phải xác nhận hay phủ nhận. Cả bốn cùng nhìn ra mặt hồ loang loáng ánh trăng bạc. Bỗng có tiếng kêu quác quác trên không. Chúng tôi thấy một cặp thiên nga bay trong ánh trăng.
Tâm Thanh
http://phamtinanninh.com/?p=2937