Thế hệ của những người xấp xỉ tám mươi ở Nam kỳ lục tỉnh thuộc địa trực
trị của Pháp đều bị bó buộc phải học tiếng Pháp như chuyển ngữ (langue
véhicule, vehicle language) ở trường công lập. Mãi khi chánh quyền được
trao trả lại cho người Việt, lên đại học mới được học chương trình bằng
tiếng Việt. Công lao của quí vị giáo sư tiền bối xuất thân từ trường
Pháp giúp Việt Nam hoá nền giáo dục phổ thông và chuyên môn thật là vô
lượng.
Những danh từ luật học, triết học, khoa học, quân sự, hành chánh, chánh
trị, kinh tế, v.v... căn bản dịch ra từ Pháp văn làm nền tảng cho chương
trinh giáo dục VN xuất hiện trong giai đoạn này, đa số là do những giáo
sư, học giả dịch từ Pháp văn mà ra. Nên văn phạm và chánh tả tiếng Việt
của người học chương trình thuộc địa Pháp trước đó có thể nói rất yếu
vì chỉ học lóm, chớ trường Việt thời Pháp hầu như không có dạy, mà có
thì tiếng Việt bi coi là “sinh ngữ”, một tuần hai giờ là cao ở trung
học. Trong khi đó tiếng Pháp trong chương trình Đông Dương (DEPSI,
Diplôme d Etudes Primaires Supérieures Indochinoises như bằng Trung Học
Đệ Nhứt Cấp chương trình Việt) học sinh nào viết nghị luận luân lý Pháp
mà trật ba lỗi chánh tả, văn phạm thì bài bị loại, thầy không chấm bài
nữa. Lên đệ nhị cấp chương trình Pháp, học hai năm Seconde và Première
thi Bac 1 (Tú Tài 1) và 1 năm Termnale nữa thi Bac 2 (Tú Tài 2), ai mà
bị 3 lỗi khi viết luận văn học hay triết học thì cũng bị loại, coi như
đợi thi kỳ hai hay năm sau thi lại.
Nhừng người của thế hệ 80 bây giờ nhờ tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, đã nghe từ trong bụng mẹ, nhập tâm suốt cả đời và nhờ mấy năm học đại học tiếng Việt rồi ra làm việc đọc, viết công văn tiếng Việt, tự mò mẫm chánh tả, văn phạm VN, chánh yếu là tự học mà khá lên. Qua Mỹ mấy chục năm sống với cộng đồng người Việt, đọc viết bằng tiếng Việt, nhờ anh em trong toà soạn hiểu hoàn cảnh, thương tình nên sửa chánh tả, t hay c, v hay d, hỏi hay ngã, v.v... dùm.
Dù trình độ chánh tả, văn phạm tiếng Việt yếu do học lóm nhiều hơn học ở trường, thế mà người viết bài này cũng cảm thấy rất buồn cho tiếng Việt trong thời CS, có thể nói là quá tệ. Vì nhiệm vụ của một người viết bình luận cho báo nên hàng ngày phải theo dõi tình hình trong nước, phải xem hình ảnh, nghe lời nói của đồng bào trong nước, thấy tiếng Việt trong 50 năm nằm trong gọng kềm CS, sao tàn lụi không thể tưởng tượng nổi.
Sau 50 năm thời CS, tiếng Việt vốn là con thuyền chuyên chở văn minh Việt, nguyên là cái tâm, cái hồn Việt, tiếng Việt còn thì người Việt còn, nay không còn nữa. Cách nói tiếng Việt thời CS trong nước quen nói nhanh như muốn cướp lời người khác. Chữ Việt là đơn âm, chớ không phải đa âm, nên ông bà chúng ta ăn nói chẫm rãi, chỗ, chữ quan trọng ngâm nga ra như ngâm thơ, lên bổng xuống trầm giọng điệu để nhấn mạnh, để diễn cảm nên người Pháp, Mỹ thường nói tiếng Việt phát âm như một bài hát, với các dấu không, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Chữ Việt là đơn âm, một vần (monosylabic) chớ không phải đa âm, nhiều vần như chữ Pháp, Anh; nên nếu nói nhanh thì chữ này gần như nuốt chữ kia, như người Tàu nói xí xô xí xào, lắng tai nghe, nín thở nghe mà vẫn không kịp.
Cách nói nhanh nuốt âm của CS ảnh hưởng cách nói của người Việt một phần do cái loa của xã ấp, khóm phường, mỗi ngày nhồi nhét cách nói dai, nói dài, nói nhanh nuốt chữ một ngày 3 lần, một tuần 7 ngày, một năm 365 ngày, thành tiếng Việt mất thanh, sắc, chữ nghĩa của tiếng Việt.
Thêm vào đó CSVN chiếm được Miền Bắc trước Miền Nam cả hai chục năm, nên cán bộ, đảng viên, bộ đội gốc nông thôn tràn vô Hà Nội và các thành phố sau năm 1954. Sau 1975 số ấy từ Miền Bắc tràn vào Miền Nam và chiếm hầu hết các vị trí then chốt khi “tiếp thu” chánh quyền của Miền Nam từ Bến Hải xuống Cà mau. Nên ảnh hưởng CS Bắc Việt phủ lắp cả Miền Bắc rồi Miền Nam. Chữ nghĩa địa phương, cách phát âm, cách nói chuyện của những người CS Bắc Việt này theo cán bộ, đảng viên, bộ đội cũng tràn ra khắp nước từ chữ nói đến chữ viết.
Để bên cạnh những “từ CS” do CS lấy từ chữ Hán, chữ Tàu thay cho tiếng Việt đã có, đã dùng để chứng tỏ CS làm cách mạng, thay cũ đổi mới để phận biệt người Việt Quốc và ta là người Việt CS và để chữ của người Việt Quốc gia thành tử ngữ. Như chữ bảo đảm đã có và đã xài quá lâu, quá quen rồi trong tiếng Việt thì CS đổi thành chữ “đảm bảo”, “đồng ý” thành “ đồng tình”. Hay những chữ ăn cắp tiếng Tàu như “hồ hởi, phấn khởi, sự cố, hoành tráng, bức xúc”, CS Bắc Việt đem vào không bao lâu sau kể cả người CS Miền Nam cũng không nói vì mắc cỡ miệng.
Còn một số chữ địa phương, hay thổ ngữ ở miền Bắc, đa số là miền thượng du Bắc Việt gần Tàu, theo chân của cán bộ, đảng viên, bộ đội CS vào Nam cai trị, thành những lỗi chánh tả, văn phạm, phát âm sai biến tiếng Việt không còn là quốc ngữ chuẩn của VN nữa. Một vài thân hữu công tâm, không kỳ thị bắc nam gì cả, nêu ra một số phát âm sai những phụ âm đầu như CH/TR (huân chương thành huân “trương”, L/N (Hà Nội thành Hà lội), R/GI (Rác / Giác !!!) X/S (Xảy /Sảy)... là hoàn toàn cuả đồng bào bên kia kia vĩ tuyến 17 đem vào Nam trong cuộc di cư 1954. Hai thời kỳ VNCH, và quân đội VNCH, trường học VNCH chuẩn hoá lại hết. Và những thổ ngữ của ngưới Miền Nam Miệt Vườn cũng đưọc chuẩn hoá rất nhiều sau khi số đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam. Người Nam dân Miệt Vườn khoái ăn giá sống, mắm và rau như người viết bài nầy cũng bớt hay hết phát âm sai chữ “r” thành chữ “g” với câu chọc cười hồi nhỏ chơi cho “dui dẻ”: bắt con cá “gô” bỏ vô “gổ”, nó nhảy nghe “gột gột.”
Nhưng thời CS thì khác. Do tinh thần thượng tôn của CS Bắc Viêt, mà những sai phạm địa phương không được chuẩn hoá, mà lại bành trướng, nằm chình ình tại những nơi chữ nghĩa lẽ phải hết sức đúng chuẫn mực quốc gia. Tiêu biểu như cái lỗi chính tả to tổ bố, nó lại nằm trần trụi ngay trên biểu ngữ cuả Đại học Sư Phạm Hà Nội. Trường đào tạo ra giáo chức để dạy chữ nghĩa cho lớp trẻ mà lại trương một biểu ngữ là Đại Hoc “Hà Lội”, chữ “chuyên ngành” viết thành chữ “chuyên nghành” (có chữ h giữa vần nga) trong lễ tốt nghiệp, trao bằng cho sinh viên. Trong một cuộc thi hoa hậu, quan trên trông xuống, người dân xem vào, tên Việt Nam lại viết thành “Việt Nem” trên dây băng đeo vắt ngang người đẹp.
Còn những bảng quảng cáo, bảng cấm thì quá nhiều sai. Bán "bún chả" viết là "bún TRẢ"; "vệ sinh chung" viết "vệ sinh TRUNG"; trao "huân chương” viết "huân TRƯƠNG"; "hạ giá" viết lại thành "hạ DÁ"; "đổ rác" thành "đổ GIÁC"; "xẩy ra" thành "SẨY ra", "trước nhà“ thành "CHƯỚC nhà".
Tất cả những sai chánh tả này do phát âm địa phương Miền Bắc “vùng sâu, vùng xa” mà ra. Tất cả những thí dụ nêu trên đều có hình ảnh minh hoạ. Có người làm thơ, phổ biến, gởi đọc cho “dui”, để cười ra nước mắt cho chữ nghĩa VN sau 50 năm CS! /.
Nhừng người của thế hệ 80 bây giờ nhờ tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ, đã nghe từ trong bụng mẹ, nhập tâm suốt cả đời và nhờ mấy năm học đại học tiếng Việt rồi ra làm việc đọc, viết công văn tiếng Việt, tự mò mẫm chánh tả, văn phạm VN, chánh yếu là tự học mà khá lên. Qua Mỹ mấy chục năm sống với cộng đồng người Việt, đọc viết bằng tiếng Việt, nhờ anh em trong toà soạn hiểu hoàn cảnh, thương tình nên sửa chánh tả, t hay c, v hay d, hỏi hay ngã, v.v... dùm.
Dù trình độ chánh tả, văn phạm tiếng Việt yếu do học lóm nhiều hơn học ở trường, thế mà người viết bài này cũng cảm thấy rất buồn cho tiếng Việt trong thời CS, có thể nói là quá tệ. Vì nhiệm vụ của một người viết bình luận cho báo nên hàng ngày phải theo dõi tình hình trong nước, phải xem hình ảnh, nghe lời nói của đồng bào trong nước, thấy tiếng Việt trong 50 năm nằm trong gọng kềm CS, sao tàn lụi không thể tưởng tượng nổi.
Sau 50 năm thời CS, tiếng Việt vốn là con thuyền chuyên chở văn minh Việt, nguyên là cái tâm, cái hồn Việt, tiếng Việt còn thì người Việt còn, nay không còn nữa. Cách nói tiếng Việt thời CS trong nước quen nói nhanh như muốn cướp lời người khác. Chữ Việt là đơn âm, chớ không phải đa âm, nên ông bà chúng ta ăn nói chẫm rãi, chỗ, chữ quan trọng ngâm nga ra như ngâm thơ, lên bổng xuống trầm giọng điệu để nhấn mạnh, để diễn cảm nên người Pháp, Mỹ thường nói tiếng Việt phát âm như một bài hát, với các dấu không, sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Chữ Việt là đơn âm, một vần (monosylabic) chớ không phải đa âm, nhiều vần như chữ Pháp, Anh; nên nếu nói nhanh thì chữ này gần như nuốt chữ kia, như người Tàu nói xí xô xí xào, lắng tai nghe, nín thở nghe mà vẫn không kịp.
Cách nói nhanh nuốt âm của CS ảnh hưởng cách nói của người Việt một phần do cái loa của xã ấp, khóm phường, mỗi ngày nhồi nhét cách nói dai, nói dài, nói nhanh nuốt chữ một ngày 3 lần, một tuần 7 ngày, một năm 365 ngày, thành tiếng Việt mất thanh, sắc, chữ nghĩa của tiếng Việt.
Thêm vào đó CSVN chiếm được Miền Bắc trước Miền Nam cả hai chục năm, nên cán bộ, đảng viên, bộ đội gốc nông thôn tràn vô Hà Nội và các thành phố sau năm 1954. Sau 1975 số ấy từ Miền Bắc tràn vào Miền Nam và chiếm hầu hết các vị trí then chốt khi “tiếp thu” chánh quyền của Miền Nam từ Bến Hải xuống Cà mau. Nên ảnh hưởng CS Bắc Việt phủ lắp cả Miền Bắc rồi Miền Nam. Chữ nghĩa địa phương, cách phát âm, cách nói chuyện của những người CS Bắc Việt này theo cán bộ, đảng viên, bộ đội cũng tràn ra khắp nước từ chữ nói đến chữ viết.
Để bên cạnh những “từ CS” do CS lấy từ chữ Hán, chữ Tàu thay cho tiếng Việt đã có, đã dùng để chứng tỏ CS làm cách mạng, thay cũ đổi mới để phận biệt người Việt Quốc và ta là người Việt CS và để chữ của người Việt Quốc gia thành tử ngữ. Như chữ bảo đảm đã có và đã xài quá lâu, quá quen rồi trong tiếng Việt thì CS đổi thành chữ “đảm bảo”, “đồng ý” thành “ đồng tình”. Hay những chữ ăn cắp tiếng Tàu như “hồ hởi, phấn khởi, sự cố, hoành tráng, bức xúc”, CS Bắc Việt đem vào không bao lâu sau kể cả người CS Miền Nam cũng không nói vì mắc cỡ miệng.
Còn một số chữ địa phương, hay thổ ngữ ở miền Bắc, đa số là miền thượng du Bắc Việt gần Tàu, theo chân của cán bộ, đảng viên, bộ đội CS vào Nam cai trị, thành những lỗi chánh tả, văn phạm, phát âm sai biến tiếng Việt không còn là quốc ngữ chuẩn của VN nữa. Một vài thân hữu công tâm, không kỳ thị bắc nam gì cả, nêu ra một số phát âm sai những phụ âm đầu như CH/TR (huân chương thành huân “trương”, L/N (Hà Nội thành Hà lội), R/GI (Rác / Giác !!!) X/S (Xảy /Sảy)... là hoàn toàn cuả đồng bào bên kia kia vĩ tuyến 17 đem vào Nam trong cuộc di cư 1954. Hai thời kỳ VNCH, và quân đội VNCH, trường học VNCH chuẩn hoá lại hết. Và những thổ ngữ của ngưới Miền Nam Miệt Vườn cũng đưọc chuẩn hoá rất nhiều sau khi số đồng bào Miền Bắc di cư vào Nam. Người Nam dân Miệt Vườn khoái ăn giá sống, mắm và rau như người viết bài nầy cũng bớt hay hết phát âm sai chữ “r” thành chữ “g” với câu chọc cười hồi nhỏ chơi cho “dui dẻ”: bắt con cá “gô” bỏ vô “gổ”, nó nhảy nghe “gột gột.”
Nhưng thời CS thì khác. Do tinh thần thượng tôn của CS Bắc Viêt, mà những sai phạm địa phương không được chuẩn hoá, mà lại bành trướng, nằm chình ình tại những nơi chữ nghĩa lẽ phải hết sức đúng chuẫn mực quốc gia. Tiêu biểu như cái lỗi chính tả to tổ bố, nó lại nằm trần trụi ngay trên biểu ngữ cuả Đại học Sư Phạm Hà Nội. Trường đào tạo ra giáo chức để dạy chữ nghĩa cho lớp trẻ mà lại trương một biểu ngữ là Đại Hoc “Hà Lội”, chữ “chuyên ngành” viết thành chữ “chuyên nghành” (có chữ h giữa vần nga) trong lễ tốt nghiệp, trao bằng cho sinh viên. Trong một cuộc thi hoa hậu, quan trên trông xuống, người dân xem vào, tên Việt Nam lại viết thành “Việt Nem” trên dây băng đeo vắt ngang người đẹp.
Còn những bảng quảng cáo, bảng cấm thì quá nhiều sai. Bán "bún chả" viết là "bún TRẢ"; "vệ sinh chung" viết "vệ sinh TRUNG"; trao "huân chương” viết "huân TRƯƠNG"; "hạ giá" viết lại thành "hạ DÁ"; "đổ rác" thành "đổ GIÁC"; "xẩy ra" thành "SẨY ra", "trước nhà“ thành "CHƯỚC nhà".
Tất cả những sai chánh tả này do phát âm địa phương Miền Bắc “vùng sâu, vùng xa” mà ra. Tất cả những thí dụ nêu trên đều có hình ảnh minh hoạ. Có người làm thơ, phổ biến, gởi đọc cho “dui”, để cười ra nước mắt cho chữ nghĩa VN sau 50 năm CS! /.
(Vi Anh)
https://vietbao.com/a241473/noi-buon-tieng-viet-thoi-cs