Mới
đây “Thư Ấn Quán”, một địa chỉ
xuất bản sách do một nhóm những nhà văn nhà
thơ đã từng có tác phẩm xuất bản ở
Miền Nam trước năm 1975 và ở Mỹ sau đó
đứng ra chủ trương lần lượt tái
bản những tác phẩm văn học giá trị của
Văn Chương Miền Nam 1955-1975. Trong tháng 7, 2005
Thư Ấn Quán đã gửi đến thân hữu và
những người yêu thơ bản in lại tập
thơ “Chiến Tranh Việt Nam và Tôi” của nhà
thơ Nguyễn Bắc Sơn, một tác phẩm văn
học giá trị nhưng hiện nay rất khó kiếm.
Nhóm Thư Ấn Quán với nhà văn Trần Hoài Thư
đứng đầu đã trình bày như sau về
việc tái bản “Chiến Tranh Việt và Tôi” ở
hải ngoại:
"Sau tháng Tư một nghìn chin trăm bảy mươi lăm, tập thơ “Chiến Tranh Việt Nam và Tôi” của anh (Nguyễn Bắc Sơn) cũng cùng chung với số phận như những tác phẩm khác đã xuất bản ở Miền Nam là: Không còn hiện diện trên những kệ sách nữa. May mắn trong chuyến viếng thăm nhà thơ Lê Văn Chính ( bút hiệu Sương Biên Thùy) mới đây, anh Trần Hoài Thư đã được anh Chính trao bản đánh máy tập thơ của Nguyễn Bắc Sơn mà trước khi rời Việt Nam qua Mỹ theo diện H.O. anh đã cố công đánh máy lại và gìn giữ suốt cả mười năm nay. Anh Chính đề nghị Thư Ấn Quán tái bản và phổ biến đến những người yêu thơ Nguyễn Bắc Sơn...Sách được in bằng loại giấy đặc biệt và chỉ để biếu tặng. Ngoài ra, để bảo đảm sự chính xác của tác phẩm, chúng tôi đã nhờ anh em trong nước dò kiểm lại qua bản gốc."
"Sau tháng Tư một nghìn chin trăm bảy mươi lăm, tập thơ “Chiến Tranh Việt Nam và Tôi” của anh (Nguyễn Bắc Sơn) cũng cùng chung với số phận như những tác phẩm khác đã xuất bản ở Miền Nam là: Không còn hiện diện trên những kệ sách nữa. May mắn trong chuyến viếng thăm nhà thơ Lê Văn Chính ( bút hiệu Sương Biên Thùy) mới đây, anh Trần Hoài Thư đã được anh Chính trao bản đánh máy tập thơ của Nguyễn Bắc Sơn mà trước khi rời Việt Nam qua Mỹ theo diện H.O. anh đã cố công đánh máy lại và gìn giữ suốt cả mười năm nay. Anh Chính đề nghị Thư Ấn Quán tái bản và phổ biến đến những người yêu thơ Nguyễn Bắc Sơn...Sách được in bằng loại giấy đặc biệt và chỉ để biếu tặng. Ngoài ra, để bảo đảm sự chính xác của tác phẩm, chúng tôi đã nhờ anh em trong nước dò kiểm lại qua bản gốc."
Chúng tôi nghĩ rằng công trình vô vị lợi của Thư Ấn Quán đáng được trân trọng và trợ lực. Như chúng ta đã biết, Nguyễn Bắc Sơn là một “thi sĩ toàn phần” theo cái nghĩa đơn giản nhất: đó là một thi sĩ cả về mặt tài năng lẫn nhân cách đều được người đương thời yêu mến và kính trọng. Thơ của Nguyễn Bắc Sơn xứng đáng được tái bản toàn bộ trong những ngày tháng tới, không riêng chỉ một tập "Chiến Tranh Việt Nam và Tôi". Sinh thời, ông Thanh Tuệ người chủ trương nhà xuất bản An Tiêm đã rời qua Pháp từ sau thập niên 80 vẫn nuôi ý định tái bản Toàn Tập Nguyễn Bắc Sơn ở hải ngoại. Nhưng việc ấy chưa làm được ông đã đột ngột từ trần năm 2004.
Tiếng thơ Nguyễn Bắc Sơn đã cất lên trong những năm cuối thập niên 60 khi chiến tranh tại Miền Nam càng ngày càng lên đến mức độ tàn khốc và bi thảm. Tiếng thơ hào sảng nhưng thân thiết ấy ngay từ buổi đầu cất lên là được yêu mến hâm mộ ngay. Không gặp những phản ứng ngộ nhận hay thách thức như khi Thanh Tâm Tuyền xuất hiện với tập “Tôi không còn cô độc”sau khi đất nước bị chia cắt. Vì Thanh Tâm Tuyền là tiền phong, là dọn đường khai phá. Cho những người đi sau. Như Nguyễn Bắc Sơn chẳng hạn. Vào khoảng năm 1969 Tạp Chí Khởi Hành do Viên Linh chủ biên đăng bài thơ "Mật Khu Lê Hồng Phong" của Nguyễn Bắc Sơn, và sau đó người ta thấy Nguyễn Bắc Sơn xuất hiện trên nhiều tạp chí văn học khác ở Miền Nam. Những bài thơ với chữ ký ấy đã cho thấy một tầm vóc thơ đỉnh núi, sừng sững một mình. Tiếng thơ ấy cưu mang mọi thời tiết, đuổi bắt mây xanh ngang trời, nhưng lại rất thân thiết gần gũi nhân gian.
Ta sống ở đời như một kẻ nhàn du
Trôi qua tháng trôi qua ngày trôi trên cuộc đời huyễn mộng
Trôi từ chiếc nôi ra đến nấm mồ
Trên trái đất có rừng già cùng sông biển
Trong người Nguyễn Bắc Sơn có một kẻ làm thơ
Kẻ làm thơ đôi khi biến thành du đãng
Hoặc nhà thơ theo khí hậu từng mùa
Bạn bè đã chia xa ta khề khà cùng sách vở
Mất bảy năm trời ta hiểu Thích Ca
Ôi nụ cười đã từng đêm ta mất ngủ
Tập thơ "Chiến Tranh Việt Nam và Tôi" của Nguyễn Bắc Sơn trước đây do nhà xuất bản Đồng Dao ở Sài gòn in năm 1972. Hình như, vào khoảng năm 1970 Nguyễn Bắc Sơn có đưa cho nhà xuất bản An Tiêm in tập Thơ Nguyễn Bắc Sơn. Cả hai tập này ngày nay đều thuộc loại sách nếu chưa hẳn là tuyệt bản thì cũng rất khó kiếm. Và lẽ tất nhiên, từ sau tháng Tư 1975 cơn hồng thủy triệt hủy thi sĩ đã là toàn diện. Bài học lịch sử rập khuôn: Osip Mandelstam, Anna Akhmatova không thể không bị xóa tên dưới thời Stalin. Cũng như Zavis Kalandra đã bị cọng sản Tiệp treo cổ. Như Milan Kundera, nhà văn lưu đầy Tiệp khắc đã từng mỉa mai, đại ý: Khi cộng sản trị vì chỉ còn có những kẻ mang mặt nạ thi sĩ công thần chế độ nhảy múa hát ca giữa đêm đen bên đống lửa để chúc tụng những tên lãnh đạo sát nhân đang treo cổ những thi sĩ chân chính sau bờ tường bên kia. Làm sao không triệt hủy một chữ ký thi sĩ đã ký tên dưới bài thơ sau đây:
Tướng giỏi cầm quân trăm trận thắng
Còn ngại hành quân động Thái An
Cát lún bãi mìn rừng lưới nhện
Mùa khô thiếu nước lính hoang mang
Đêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu
Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui
Ngày vui đời lính vô cùng ngắn
Mặt trời thoáng đã ở phương Tây
Nếu ta lỡ chết vì say rượu
Linh hồn chắc sẽ thành mây bay
Linh hồn ta sẽ thành đom đóm
Vơ vẩn trong rừng động Thái An
Miền Bắc sương mù giăng mấy quận
Che mưa giùm những nắm xương tàn
Ở một chỗ khác Nguyễn Bắc Sơn đùa nghịch:
Kẻ thù ta ơi các ngài du kích
Hãy tránh ra xa đừng chơi bắn nheo
Hãy tránh ra xa ta xin xí điều
Lúc này đây ta không thèm đánh giặc
Thèm uống chai bia thèm châm điếu thuốc
Thèm ngọt ngào giọng hát em chim xanh
Kẻ thù ta ơi những đứa xâm mình
Ăn muối đá mà điên say chiến đấu
Ta vốn hiền khô ta là lính cậu
Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo
Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
Xem cuộc chiến như tai trời ách nước
Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước
Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi
Sau 1975, thi thoảng qua bạn bè thân thiết của Nguyễn Bắc Sơn, chúng ta được đọc một vài bài thơ của anh gửi ra ngoài nước. Thơ ấy vẫn tuyệt vời, không biến chất. Ở Sàigòn chúng ta đã có Bùi Giáng cào cào châu chấu nồi niêu chai lọ diễn hành ngạo mạn trong một thành phố đã mất tên, chúng ta cũng không thể thiếu Nguyễn Bắc Sơn ở xứ sở mắm muối Phan Thiết bước thấp bước cao khi hoàng hôn đổ xuống, miệng mải mê nghêu ngao những bài thơ bao lâu rỉ máu trong tim, giữa một quê hương hoang vu tả tơi.
Đào Trung Đạo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html
"Sau tháng Tư một nghìn chin trăm bảy mươi lăm, tập thơ “Chiến Tranh Việt Nam và Tôi” của anh (Nguyễn Bắc Sơn) cũng cùng chung với số phận như những tác phẩm khác đã xuất bản ở Miền Nam là: Không còn hiện diện trên những kệ sách nữa. May mắn trong chuyến viếng thăm nhà thơ Lê Văn Chính ( bút hiệu Sương Biên Thùy) mới đây, anh Trần Hoài Thư đã được anh Chính trao bản đánh máy tập thơ của Nguyễn Bắc Sơn mà trước khi rời Việt Nam qua Mỹ theo diện H.O. anh đã cố công đánh máy lại và gìn giữ suốt cả mười năm nay. Anh Chính đề nghị Thư Ấn Quán tái bản và phổ biến đến những người yêu thơ Nguyễn Bắc Sơn...Sách được in bằng loại giấy đặc biệt và chỉ để biếu tặng. Ngoài ra, để bảo đảm sự chính xác của tác phẩm, chúng tôi đã nhờ anh em trong nước dò kiểm lại qua bản gốc."
"Sau tháng Tư một nghìn chin trăm bảy mươi lăm, tập thơ “Chiến Tranh Việt Nam và Tôi” của anh (Nguyễn Bắc Sơn) cũng cùng chung với số phận như những tác phẩm khác đã xuất bản ở Miền Nam là: Không còn hiện diện trên những kệ sách nữa. May mắn trong chuyến viếng thăm nhà thơ Lê Văn Chính ( bút hiệu Sương Biên Thùy) mới đây, anh Trần Hoài Thư đã được anh Chính trao bản đánh máy tập thơ của Nguyễn Bắc Sơn mà trước khi rời Việt Nam qua Mỹ theo diện H.O. anh đã cố công đánh máy lại và gìn giữ suốt cả mười năm nay. Anh Chính đề nghị Thư Ấn Quán tái bản và phổ biến đến những người yêu thơ Nguyễn Bắc Sơn...Sách được in bằng loại giấy đặc biệt và chỉ để biếu tặng. Ngoài ra, để bảo đảm sự chính xác của tác phẩm, chúng tôi đã nhờ anh em trong nước dò kiểm lại qua bản gốc."
Chúng tôi nghĩ rằng công trình vô vị lợi của Thư Ấn Quán đáng được trân trọng và trợ lực. Như chúng ta đã biết, Nguyễn Bắc Sơn là một “thi sĩ toàn phần” theo cái nghĩa đơn giản nhất: đó là một thi sĩ cả về mặt tài năng lẫn nhân cách đều được người đương thời yêu mến và kính trọng. Thơ của Nguyễn Bắc Sơn xứng đáng được tái bản toàn bộ trong những ngày tháng tới, không riêng chỉ một tập "Chiến Tranh Việt Nam và Tôi". Sinh thời, ông Thanh Tuệ người chủ trương nhà xuất bản An Tiêm đã rời qua Pháp từ sau thập niên 80 vẫn nuôi ý định tái bản Toàn Tập Nguyễn Bắc Sơn ở hải ngoại. Nhưng việc ấy chưa làm được ông đã đột ngột từ trần năm 2004.
Tiếng thơ Nguyễn Bắc Sơn đã cất lên trong những năm cuối thập niên 60 khi chiến tranh tại Miền Nam càng ngày càng lên đến mức độ tàn khốc và bi thảm. Tiếng thơ hào sảng nhưng thân thiết ấy ngay từ buổi đầu cất lên là được yêu mến hâm mộ ngay. Không gặp những phản ứng ngộ nhận hay thách thức như khi Thanh Tâm Tuyền xuất hiện với tập “Tôi không còn cô độc”sau khi đất nước bị chia cắt. Vì Thanh Tâm Tuyền là tiền phong, là dọn đường khai phá. Cho những người đi sau. Như Nguyễn Bắc Sơn chẳng hạn. Vào khoảng năm 1969 Tạp Chí Khởi Hành do Viên Linh chủ biên đăng bài thơ "Mật Khu Lê Hồng Phong" của Nguyễn Bắc Sơn, và sau đó người ta thấy Nguyễn Bắc Sơn xuất hiện trên nhiều tạp chí văn học khác ở Miền Nam. Những bài thơ với chữ ký ấy đã cho thấy một tầm vóc thơ đỉnh núi, sừng sững một mình. Tiếng thơ ấy cưu mang mọi thời tiết, đuổi bắt mây xanh ngang trời, nhưng lại rất thân thiết gần gũi nhân gian.
Ta sống ở đời như một kẻ nhàn du
Trôi qua tháng trôi qua ngày trôi trên cuộc đời huyễn mộng
Trôi từ chiếc nôi ra đến nấm mồ
Trên trái đất có rừng già cùng sông biển
Trong người Nguyễn Bắc Sơn có một kẻ làm thơ
Kẻ làm thơ đôi khi biến thành du đãng
Hoặc nhà thơ theo khí hậu từng mùa
Bạn bè đã chia xa ta khề khà cùng sách vở
Mất bảy năm trời ta hiểu Thích Ca
Ôi nụ cười đã từng đêm ta mất ngủ
Tập thơ "Chiến Tranh Việt Nam và Tôi" của Nguyễn Bắc Sơn trước đây do nhà xuất bản Đồng Dao ở Sài gòn in năm 1972. Hình như, vào khoảng năm 1970 Nguyễn Bắc Sơn có đưa cho nhà xuất bản An Tiêm in tập Thơ Nguyễn Bắc Sơn. Cả hai tập này ngày nay đều thuộc loại sách nếu chưa hẳn là tuyệt bản thì cũng rất khó kiếm. Và lẽ tất nhiên, từ sau tháng Tư 1975 cơn hồng thủy triệt hủy thi sĩ đã là toàn diện. Bài học lịch sử rập khuôn: Osip Mandelstam, Anna Akhmatova không thể không bị xóa tên dưới thời Stalin. Cũng như Zavis Kalandra đã bị cọng sản Tiệp treo cổ. Như Milan Kundera, nhà văn lưu đầy Tiệp khắc đã từng mỉa mai, đại ý: Khi cộng sản trị vì chỉ còn có những kẻ mang mặt nạ thi sĩ công thần chế độ nhảy múa hát ca giữa đêm đen bên đống lửa để chúc tụng những tên lãnh đạo sát nhân đang treo cổ những thi sĩ chân chính sau bờ tường bên kia. Làm sao không triệt hủy một chữ ký thi sĩ đã ký tên dưới bài thơ sau đây:
Tướng giỏi cầm quân trăm trận thắng
Còn ngại hành quân động Thái An
Cát lún bãi mìn rừng lưới nhện
Mùa khô thiếu nước lính hoang mang
Đêm nằm ngủ võng trên đồi cát
Nghe súng rừng xa nổ cắc cù
Chợt thấy trong lòng mình bát ngát
Nỗi buồn sương khói của mùa thu
Mai ta đụng trận ta còn sống
Về ghé Sông Mao phá phách chơi
Chia sớt nỗi buồn cùng gái điếm
Đốt tiền mua vội một ngày vui
Ngày vui đời lính vô cùng ngắn
Mặt trời thoáng đã ở phương Tây
Nếu ta lỡ chết vì say rượu
Linh hồn chắc sẽ thành mây bay
Linh hồn ta sẽ thành đom đóm
Vơ vẩn trong rừng động Thái An
Miền Bắc sương mù giăng mấy quận
Che mưa giùm những nắm xương tàn
Ở một chỗ khác Nguyễn Bắc Sơn đùa nghịch:
Kẻ thù ta ơi các ngài du kích
Hãy tránh ra xa đừng chơi bắn nheo
Hãy tránh ra xa ta xin xí điều
Lúc này đây ta không thèm đánh giặc
Thèm uống chai bia thèm châm điếu thuốc
Thèm ngọt ngào giọng hát em chim xanh
Kẻ thù ta ơi những đứa xâm mình
Ăn muối đá mà điên say chiến đấu
Ta vốn hiền khô ta là lính cậu
Đi hành quân rượu đế vẫn mang theo
Mang trong đầu những ý nghĩ trong veo
Xem cuộc chiến như tai trời ách nước
Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước
Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi
Sau 1975, thi thoảng qua bạn bè thân thiết của Nguyễn Bắc Sơn, chúng ta được đọc một vài bài thơ của anh gửi ra ngoài nước. Thơ ấy vẫn tuyệt vời, không biến chất. Ở Sàigòn chúng ta đã có Bùi Giáng cào cào châu chấu nồi niêu chai lọ diễn hành ngạo mạn trong một thành phố đã mất tên, chúng ta cũng không thể thiếu Nguyễn Bắc Sơn ở xứ sở mắm muối Phan Thiết bước thấp bước cao khi hoàng hôn đổ xuống, miệng mải mê nghêu ngao những bài thơ bao lâu rỉ máu trong tim, giữa một quê hương hoang vu tả tơi.
Đào Trung Đạo
http://www.gio-o.com/daotrungdao.html