Văn Cao (1923-1995) tên thật là Nguyễn Văn Cao, là một nhạc
sĩ, họa sĩ, nhà thơ, sinh tại Hải Phòng. Ông là một trong những gương
mặt quan trọng nhất của nền tân nhạc VN. Nhạc sĩ Phạm Duy đã vinh danh
Văn Cao là “người đẻ ra thể loại Hùng Ca và Trường ca Việt Nam” sau khi
là “người viết tình ca số một”. Ông là tác giả của “Tiến quân ca” – quốc
ca của nước Việt Nam. Ông liên quan vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm tại Hà
Nội trong năm 1956, bị rút khỏi ban chấp hành hội nhạc sĩ, đi thực tế
lao động và từ đó không còn sáng tác nữa cho tới khi ông mất. Những tác
phẩm tiêu biểu của ông như, Bến Xuân, Suối Mơ, Thiên Thai, Trương Chi,
Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu, Cung Ðàn Xưa, Không Quân Việt Nam, Bài ca
chiến sĩ Hải Quân, Mùa xuân đầu tiên.v.v..
Hoài Nam biên soạn
Thanh Thư chuyển văn bản
kỳ 2
Trong các tình khúc của ông, hình ảnh người yêu thường là hư cấu. Trong nhạc hùng tráng của ông, lý tưởng là một cái gì cao siêu diệu vợi, và hình ảnh người chiến sĩ thì luôn nằm bên trên sự thật, không có ở đời thường. Văn Cao sáng tác bản Thăng Long Hành Khúc trầm hùng từ trước khi có “cách mạng mùa thu”, “Cùng ngước mắt về phương Thăng Long, thành cao đứng trong khói sương chiều”. Hoặc các hành khúc Hải Quân Việt Nam, Không Quân Việt Nam, khi ông viết làm gì đã có Hải Quân, Không Quân Nhân Dân, hoặc Hải Quân, Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Xin lấy bản Không Quân Việt Nam làm thí dụ, một bản quân hành mà đẹp và thơ, như một giấc mơ.
Không Quân Việt Nam Cộng Hòa hành khúc-Văn Cao- hợp ca
https://www.youtube.com/watch?v=jdDZAGNQv4Y
Nhà phê bình văn học Ðặng Anh Ðào, ái nữ của học giả Ðặng Thái Mai, một người từng ước mơ theo kháng chiến từ thuở nhỏ, gần đây đã hồi tưởng, “Bấy giờ, câu hát mà tôi thường hát lên một mình, những lúc ở nhà. Mắt ngước nhìn trăng sao qua khung cửa sổ rộng của tầng lầu 2, số nhà 32 Lý Thường Kiệt, là những câu trong bài Không Quân Việt Nam-Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng”. Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ cảm giác lâng lâng, bay tới tuyệt đỉnh của giấc mơ ấy. Ngay cả những câu như-Khi nhìn qua khói những kinh thành tan, đôi cánh tung hoành vượt trên mây xanh. Ðối với tôi, cũng không hề vương vấn chút gì hung hăng, hiếu chiến, kể cả cái chết của người phi công, cũng được cho vượt lên những đau thương, bi lụy thường tình- Ði không ai tìm xác rơi..”.
Như vậy, nếu bắt buộc phải tìm ra một sự liên hệ nào đó giữa các ca khúc của Văn Cao và kháng chiến, thì chỉ có thể nói, chính những sáng tác có sẵn của Văn Cao, từ bản Tiến Quân Ca, sau này được sử dụng làm quốc ca của miền Bắc, cho tới Suối Mơ, Bến Xuân đã góp phần lý tưởng hóa, thơ mộng hóa những ngày kháng chiến, chứ không phải kháng chiến đã tạo cho nguồn cảm hứng của những sáng tác của Văn Cao. Thế nhưng, mãi tới thập niên 1980, mới có nhiều người biết rằng, Suối Mơ đã được Văn Cao sáng tác vào thưở còn thanh bình tức khoảng năm 1942-43. Khoảng trước đó, nhất là trong thời gian kháng chiến, đại đa số nam nữ đi theo lý tưởng, đều tin rằng Suối Mơ đã được Văn Cao sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, sau khi bản thân ông đã tham gia kháng chiến.
Nhưng xét cho cùng, việc bị gán đặt cho một lý lịch cách mạng, cũng không hề ảnh hưởng tới chỗ đứng của ca khúc Suối Mơ trong nền tân nhạc Việt Nam. Bởi vì, như chúng tôi đã trình bày trong một kỳ trước, dù lịch sử có thăng trầm, lòng người có đổi thay, chân giá trị của những tác phẩm bất hủ, sẽ không bao giờ bị mai một. Huống chi ở đây, cho tới những ngày cuối đời, ước mơ của Văn Cao cũng vẫn là những ước mơ trong sáng của thuở ban đầu, thuở chưa ai nhắc tới những địa danh như Việt Bắc, Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây, mà chỉ có tiếng suối róc rách, tiếng đàn lưu luyến và những lời hẹn thề bên rừng thu trút lá.
Suối Mơ-Văn Cao- ca sĩ Lệ Thu
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/suoi-mo-van-cao-le-thu.GQ2BhQo3tZ.html
Thưa quý thính giả, trong chương trình tuần trước, chúng tôi đã giới thiệu một số sáng tác của Văn Cao. Tuần này, xin mời quý vị theo dõi tiếp, phần nói về sự nghiệp tình ca của nhà nhạc sĩ tài danh này. Trong cuốn video “Văn Cao, buổi sáng có trong sự thật”, phổ biến ít lâu sau khi ông qua đời, nhạc sĩ đã tâm sự, giải thích về việc, trong các tác phẩm của ông, luôn thấp thoáng một tình yêu lãng mạn và ẩn hiện hình bóng một người con gái đẹp như sau, “Hình tượng người thiếu nữ chỉ là hình ảnh tưởng tượng trong không gian mơ hồ của tôi, hầu như tôi làm nhạc tình ái thì không có người đàn bà nào là thật hết. Tôi gặp không phải không nhiều, mà người ta yêu tôi cũng nhiều. Tôi thích cái đẹp, nhưng lại sợ sự hòa nhập với cuộc đời của người khác.” Thế nhưng, 6 năm sau ngày ông mất, trả lời một cuộc phỏng vấn về nội dung cuốn sách sẽ viết để thân phụ, nhà thơ Văn Thao, trưởng nam của Văn Cao lại cho biết, “Tôi đã tìm gặp cả những người phụ nữ đã từng yêu dấu cha tôi, mẹ tôi rất yêu cha tôi, nên bà không thấy thoải mái khi tôi muốn đưa ra những chuyện tình cảm ngày xưa của ông, nhưng tôi cho rằng, phải bảo đảm tính cách trung thực của lịch sử. Không thể không kể tới những mối tình ấy, khi chính nó là nguồn cảm hứng để ra đời những tuyệt phẩm của Văn Cao. Tôi có đi gặp những người phụ nữ vẫn giữ từng bức thư, bài thơ, bản nhạc cha tôi tặng. Tình yêu của các cụ ngày xưa đẹp và trong sáng lắm. Bản thân họ vẫn còn chồng, con và gia đình, cho nên khi công bố họ cũng ngại. Có người còn yêu cầu tôi chờ đến lúc cô mất rồi, cháu hãy nói ra câu chuyện này.”
Bao lũ chim rừng, hợp đàn trên khắp bến xuân”
Nhưng lúc ấy Hoàng Oanh đã có người yêu, nàng chỉ đến thăm Văn Cao một lần duy nhất rồi lên xe hoa, cho nên ở phiên khúc 2 chàng mới viết
“Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác, em vắng tôi một chiều. Bến nước tiêu điều, còn hằn in nét đáng yêu”. Mấy năm sau, người chồng vắn số của Hoàng Oanh từ giã cõi đời, lúc đó cũng là thời gian chiến tranh chống Pháp nổ ra trên toàn quốc. Người góa phụ trẻ xuất thân ca sĩ ấy đi theo ban ca kịch kháng chiến cho vơi bớt sầu muộn. Mùa xuân năm 1947, nàng tái ngộ Văn Cao ở Việt Trì. Trong lần hạnh ngộ ấy, theo lời yêu cầu, một người trong nhóm nghệ sĩ hiện diện, chàng du ca Phạm Duy đã ôm đàn hát lại bản Bến Xuân. Bến Xuân của ngày nào chứ không phải Bến Xuân của thời kháng chiến, khi mà với một dụng ý nào đó, người ta đã đổi tựa thành Ðàn Chim Việt, đặt ra những lời ca mới như “Thái Nguyên tung hoành” thay cho “Giấc mơ ven đồi”, “Bắc Sơn kia thời tung cánh” thay cho “Thấy chim ghen lời âu yếm” của Bến Xuân xưa
Bến Xuân – Văn Cao – ca sĩ Hà Thanh
http://baotreonline.com/van-cao-2/
70 năm Tình Ca Việt Nam - Nhạc sĩ Văn Cao (Phần2)
Hoài Nam - SBS Radio (Australia)
Hoài Nam biên soạn
Thanh Thư chuyển văn bản
kỳ 2
Trong các tình khúc của ông, hình ảnh người yêu thường là hư cấu. Trong nhạc hùng tráng của ông, lý tưởng là một cái gì cao siêu diệu vợi, và hình ảnh người chiến sĩ thì luôn nằm bên trên sự thật, không có ở đời thường. Văn Cao sáng tác bản Thăng Long Hành Khúc trầm hùng từ trước khi có “cách mạng mùa thu”, “Cùng ngước mắt về phương Thăng Long, thành cao đứng trong khói sương chiều”. Hoặc các hành khúc Hải Quân Việt Nam, Không Quân Việt Nam, khi ông viết làm gì đã có Hải Quân, Không Quân Nhân Dân, hoặc Hải Quân, Không Quân Việt Nam Cộng Hòa. Xin lấy bản Không Quân Việt Nam làm thí dụ, một bản quân hành mà đẹp và thơ, như một giấc mơ.
https://www.youtube.com/watch?v=jdDZAGNQv4Y
Nhà phê bình văn học Ðặng Anh Ðào, ái nữ của học giả Ðặng Thái Mai, một người từng ước mơ theo kháng chiến từ thuở nhỏ, gần đây đã hồi tưởng, “Bấy giờ, câu hát mà tôi thường hát lên một mình, những lúc ở nhà. Mắt ngước nhìn trăng sao qua khung cửa sổ rộng của tầng lầu 2, số nhà 32 Lý Thường Kiệt, là những câu trong bài Không Quân Việt Nam-Ta là tinh cầu bay trong đêm trăng”. Cho đến bây giờ, tôi vẫn nhớ cảm giác lâng lâng, bay tới tuyệt đỉnh của giấc mơ ấy. Ngay cả những câu như-Khi nhìn qua khói những kinh thành tan, đôi cánh tung hoành vượt trên mây xanh. Ðối với tôi, cũng không hề vương vấn chút gì hung hăng, hiếu chiến, kể cả cái chết của người phi công, cũng được cho vượt lên những đau thương, bi lụy thường tình- Ði không ai tìm xác rơi..”.
Như vậy, nếu bắt buộc phải tìm ra một sự liên hệ nào đó giữa các ca khúc của Văn Cao và kháng chiến, thì chỉ có thể nói, chính những sáng tác có sẵn của Văn Cao, từ bản Tiến Quân Ca, sau này được sử dụng làm quốc ca của miền Bắc, cho tới Suối Mơ, Bến Xuân đã góp phần lý tưởng hóa, thơ mộng hóa những ngày kháng chiến, chứ không phải kháng chiến đã tạo cho nguồn cảm hứng của những sáng tác của Văn Cao. Thế nhưng, mãi tới thập niên 1980, mới có nhiều người biết rằng, Suối Mơ đã được Văn Cao sáng tác vào thưở còn thanh bình tức khoảng năm 1942-43. Khoảng trước đó, nhất là trong thời gian kháng chiến, đại đa số nam nữ đi theo lý tưởng, đều tin rằng Suối Mơ đã được Văn Cao sáng tác tại chiến khu Việt Bắc, sau khi bản thân ông đã tham gia kháng chiến.
Nhưng xét cho cùng, việc bị gán đặt cho một lý lịch cách mạng, cũng không hề ảnh hưởng tới chỗ đứng của ca khúc Suối Mơ trong nền tân nhạc Việt Nam. Bởi vì, như chúng tôi đã trình bày trong một kỳ trước, dù lịch sử có thăng trầm, lòng người có đổi thay, chân giá trị của những tác phẩm bất hủ, sẽ không bao giờ bị mai một. Huống chi ở đây, cho tới những ngày cuối đời, ước mơ của Văn Cao cũng vẫn là những ước mơ trong sáng của thuở ban đầu, thuở chưa ai nhắc tới những địa danh như Việt Bắc, Trường Sơn Ðông, Trường Sơn Tây, mà chỉ có tiếng suối róc rách, tiếng đàn lưu luyến và những lời hẹn thề bên rừng thu trút lá.
Văn Cao phu nhân Nghiêm Thúy Băng
http://www.nhaccuatui.com/bai-hat/suoi-mo-van-cao-le-thu.GQ2BhQo3tZ.html
Thưa quý thính giả, trong chương trình tuần trước, chúng tôi đã giới thiệu một số sáng tác của Văn Cao. Tuần này, xin mời quý vị theo dõi tiếp, phần nói về sự nghiệp tình ca của nhà nhạc sĩ tài danh này. Trong cuốn video “Văn Cao, buổi sáng có trong sự thật”, phổ biến ít lâu sau khi ông qua đời, nhạc sĩ đã tâm sự, giải thích về việc, trong các tác phẩm của ông, luôn thấp thoáng một tình yêu lãng mạn và ẩn hiện hình bóng một người con gái đẹp như sau, “Hình tượng người thiếu nữ chỉ là hình ảnh tưởng tượng trong không gian mơ hồ của tôi, hầu như tôi làm nhạc tình ái thì không có người đàn bà nào là thật hết. Tôi gặp không phải không nhiều, mà người ta yêu tôi cũng nhiều. Tôi thích cái đẹp, nhưng lại sợ sự hòa nhập với cuộc đời của người khác.” Thế nhưng, 6 năm sau ngày ông mất, trả lời một cuộc phỏng vấn về nội dung cuốn sách sẽ viết để thân phụ, nhà thơ Văn Thao, trưởng nam của Văn Cao lại cho biết, “Tôi đã tìm gặp cả những người phụ nữ đã từng yêu dấu cha tôi, mẹ tôi rất yêu cha tôi, nên bà không thấy thoải mái khi tôi muốn đưa ra những chuyện tình cảm ngày xưa của ông, nhưng tôi cho rằng, phải bảo đảm tính cách trung thực của lịch sử. Không thể không kể tới những mối tình ấy, khi chính nó là nguồn cảm hứng để ra đời những tuyệt phẩm của Văn Cao. Tôi có đi gặp những người phụ nữ vẫn giữ từng bức thư, bài thơ, bản nhạc cha tôi tặng. Tình yêu của các cụ ngày xưa đẹp và trong sáng lắm. Bản thân họ vẫn còn chồng, con và gia đình, cho nên khi công bố họ cũng ngại. Có người còn yêu cầu tôi chờ đến lúc cô mất rồi, cháu hãy nói ra câu chuyện này.”
Văn Cao khi sáng tác trường ca sông Lô -1947
Như vậy, phải chăng có một sự mâu thuẫn giữa con người và sáng tác của
Văn Cao? Tùy theo cách suy nghĩ, mỗi người có thể có câu trả lời khác
nhau. Riêng chúng tôi thì cho rằng, chẳng qua đây chỉ là sự biến ảo giữa
thực và mộng nơi các sáng tác của Văn Cao. Nghĩa là, những người con
gái đẹp ông gặp, những người đem lòng yêu ông, chính là nguồn cảm hứng,
nhưng lại không phải hiện thân của những hình ảnh tưởng tượng trong
không gian mơ hồ của riêng ông. Một trong những người con gái có thật,
đã trở thành hình ảnh tưởng tượng ấy, là nữ ca sĩ Hoàng Oanh của Hải
Phòng năm xưa. Ðiều này rất ít người biết, và cái số rất ít ấy đã không
hề nói ra khi Văn Cao còn sống. Phải đợi cho tới năm 1997, tức là hai
năm sau ngày nhạc sĩ qua đời, một nhà báo lão thành từng quen biết Văn
Cao từ thời kháng chiến, mới dám viết ra những điều mà gần đây đã được
người thân của nhạc sĩ xác nhận. Ngày ấy, đầu thập niên 1940, Hoàng Oanh
một người đẹp đầy huyền thoại của Hải Phòng, đến thăm Văn Cao trên bến
đò rừng, tạo nguồn cảm hứng cho chàng viết bản Bến Xuân. “Nhà tôi bên chiếc cầu soi nước, em đến thăm một lần.
Nhà thơ Văn Thao
Nhưng lúc ấy Hoàng Oanh đã có người yêu, nàng chỉ đến thăm Văn Cao một lần duy nhất rồi lên xe hoa, cho nên ở phiên khúc 2 chàng mới viết
“Nhà tôi sao vẫn còn ngơ ngác, em vắng tôi một chiều. Bến nước tiêu điều, còn hằn in nét đáng yêu”. Mấy năm sau, người chồng vắn số của Hoàng Oanh từ giã cõi đời, lúc đó cũng là thời gian chiến tranh chống Pháp nổ ra trên toàn quốc. Người góa phụ trẻ xuất thân ca sĩ ấy đi theo ban ca kịch kháng chiến cho vơi bớt sầu muộn. Mùa xuân năm 1947, nàng tái ngộ Văn Cao ở Việt Trì. Trong lần hạnh ngộ ấy, theo lời yêu cầu, một người trong nhóm nghệ sĩ hiện diện, chàng du ca Phạm Duy đã ôm đàn hát lại bản Bến Xuân. Bến Xuân của ngày nào chứ không phải Bến Xuân của thời kháng chiến, khi mà với một dụng ý nào đó, người ta đã đổi tựa thành Ðàn Chim Việt, đặt ra những lời ca mới như “Thái Nguyên tung hoành” thay cho “Giấc mơ ven đồi”, “Bắc Sơn kia thời tung cánh” thay cho “Thấy chim ghen lời âu yếm” của Bến Xuân xưa
Bến Xuân – Văn Cao – ca sĩ Hà Thanh
http://baotreonline.com/van-cao-2/