Văn Cao (1923-1995) tên thật là Nguyễn Văn Cao, là một nhạc sĩ,
họa sĩ, nhà thơ, sinh tại Hải Phòng. Ông là một trong những gương mặt
quan trọng nhất của nền tân nhạc VN. Nhạc sĩ Phạm Duy đã vinh danh Văn
Cao là “người đẻ ra thể loại Hùng Ca và Trường ca Việt Nam” sau khi là
“người viết tình ca số một”. Ông là tác giả của “Tiến quân ca” – quốc ca
của nước Việt Nam. Ông liên quan vào nhóm Nhân Văn Giai Phẩm tại Hà Nội
trong năm 1956, bị rút khỏi ban chấp hành hội nhạc sĩ, đi thực tế lao
động và từ đó không còn sáng tác nữa cho tới khi ông mất. Những tác phẩm
tiêu biểu của ông như, Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi, Thu
Cô Liêu, Buồn Tàn Thu, Cung Ðàn Xưa, Không Quân Việt Nam, Bài ca chiến
sĩ Hải Quân, Mùa xuân đầu tiên.v.v..
kỳ 1
Thưa quý thính giả, trong kỳ phát thanh trước chúng tôi đã trình bày về phát triển của tình ca trong những năm đầu thập niên 1940. Cũng như giới thiệu một số sáng tác tiêu biểu của Hoàng Quý và Lê Thương. Tuần này, xin mời quý vị theo dõi phần nói về Văn Cao, con người của tài hoa và huyền thoại.
Nhạc sĩ thứ ba trong nhóm Ðồng Vọng sáng tác tình ca vào những năm đầu thập niên 1940 chính là Văn Cao. Xét về số lượng tác phẩm, Văn Cao không thuộc hàng nhạc sĩ đứng đầu nền tân nhạc Việt Nam, vì nguyên nhân ông không viết nhiều ca khúc. Chúng tôi sẽ đề cập tới ở một phần sau, nhưng nếu chỉ xét về nhạc tình, Văn Cao là nhất. Chúng ta chưa có một cuộc bỏ phiếu để chọn bản nhạc tình được ưa chuộng nhất, được đánh giá là hay nhất, và mỗi người trong chúng ta có thể yêu thích nhất một bản nhạc tình của một tác giả nào đó. Thế nhưng, hình như từ trước tới nay, mỗi khi có người lên tiếng ca tụng nhạc tình của Văn Cao, không một ai lên tiếng phản đối, và như thế là đã đủ.
Văn Cao là một con người đa tài, nhạc, thi, họa lãnh vực nào ông cũng thành công. Bên cạnh đó, theo nhận xét của một số người, nếu thu hẹp trong quan niệm về tình yêu và đời người, ông còn là một triết gia, một nhà tư tưởng. Trong phạm vi loạt bài này, chúng tôi chỉ nói về lĩnh vực âm nhạc, nhạc tình của Văn Cao. Văn Cao sáng tác tình ca rất sớm, có lẽ cũng vào tuổi 18, 19 như Ðặng Thế Phong, và cũng giống như Ðặng Thế Phong và đa số trong lớp nghệ sĩ trẻ thời đó chịu ảnh hưởng của văn chương thi ca lãng mạn Pháp, Văn Cao cũng bị mùa thu ám ảnh. Một việc mà ông nửa đùa, nửa thật, giải thích rằng, tại vì ông sinh ra vào mùa thu. Nhưng khác với cái mê luyến, bi lụy trong thu của Ðặng Thế Phong vốn thường thấy trong thơ Pháp, chẳng hạn thơ của Apollinaire mà sau này Phạm Duy đã dịch và viết thành ca khúc Mùa Thu Chết.
Thu của Văn Cao đã bớt đi chất sầu vạn cổ ấy để chỉ còn man mác buồn như một bài Ðường Thi. Trong bản nhạc đầu tay tựa đề Thu Cô Liêu sáng tác năm 1942, lời hát của ông chính là những lời thơ, “Thu
cô liêu, tịch liêu. Cô thôn chiều ta yêu mùa thu, yêu mùa thu. Vàng
hoen đáy nước, soi rõ đường đi. Một mùa thi, một mùa thi. Lá xanh rơi
rụng, buồn chi lá vàng”. trích Thu Cô Liêu-Văn Cao-ca sĩ Hồng Nhung.
https://www.youtube.com/watch?v=3ROC3WulbJc
Hoặc trong bản Buồn Tàn Thu tức Chinh Phụ Khúc cũng viết vào khoảng thời gian đó, “Còn nhớ đêm xưa. Kề má say sưa. Nhưng năm tháng qua dần, mùa thu chết bao lần. Thôi tình em đấy, như mùa thu chết, rơi theo lá vàng.”
trích Buồn Tàn Thu-Văn Cao-ca sĩ Thái Thanh
https://www.youtube.com/watch?v=CAbUy4_oKbE
Sáng tác thứ ba của Văn Cao sau 2 bản Thu Cô Liêu và Buồn Tàn Thu là Cung Ðàn Xưa. Tuy trong Cung Ðàn Xưa có nhắc tới mùa xuân, nhưng Văn Cao vẫn bị ám ảnh bởi mùa thu trong văn chương lãng mạn, cho nên xuân ở đây cũng chỉ là một mùa xuân đã chết đã tàn. “Hồn cầm phong sương, hình dáng xuân tàn. Ngày dần buông trôi, sầu vắng cung đàn. Lời đàn năm xưa, se kết đôi lòng. Lời đàn năm nay, chia rẽ đôi lòng” Về kỹ thuật, chàng trẻ tuổi Văn Cao đã tận dụng một nhạc điệu đầy cảm tính trong nhạc Tây Phương, cũng như thể điệu valse lưu luyến, để diễn tả một người tình tưởng tượng qua Cung Ðàn Xưa. Về cả hình thức lẫn nội dung, ca khúc ấy đã báo trước những tuyệt kỹ và tuyệt mỹ mà Văn Cao sẽ đạt tới sau này, qua 2 ca khúc bất hủ Thiên Thai và Trương Chi.
Về hình thức, tuy ngắn, nhưng Cung Ðàn Xưa cũng được chia ra
thành 4 đoản khúc rõ rệt. Ðoạn đầu giới thiệu cung đàn năm xưa, đoạn 2
nói tới cung đàn và tiếng hát tức cung Thương và cung Nam trong nhạc
Ðông Phương. “Cung Thương là tiếng đàn. Cung Nam là tiếng người. Ai oán khúc ca cầm chìm rơi. Tình duyên lãng đãng. Nhớ thương dần pha phôi”. Ðoạn 3 chuyển qua một nhịp điệu réo rắt, diễn tả nét buồn trong Cung Ðàn Xưa, “Cung đàn ngân, buồn xa vắng trong tiếng thầm. Buồn tê tái trong tiếng ngân, buồn như lúc xuân sắp tàn”. Ðoạn 4, nói đến người tình tuyệt thế giai nhân trong trí tưởng đầy mộng mị, “Gót hài khai hoa. Mắt huyền lưu xuân. Dáng hồng thơm hương…”
Về nội dung bản Cung Ðàn Xưa, Phạm Duy đã nhận xét bằng những dòng đầy thán phục như sau, “Những cô hái mơ, cô bán hoa, cô hàng nước, cô láng giềng mà ta thấy xuất hiện trong các bản nhạc tình thời đó làm sao mà có được những “Gót hài khai hoa, mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương” như trong bản Cung Ðàn Xưa của Văn Cao. Chỉ cần 12 chữ, và dù chỉ để xưng tụng một người tình tưởng tượng mà thôi, Văn Cao đã đưa nhạc tình tiền chiến lên tới một độ cao vượt khỏi những khuôn sáo cũ mèm.”
Cung Ðàn Xưa-Văn Cao-ca sĩ Ánh Tuyết
https://www.youtube.com/watch?v=8eTbeJjYZAI
Sau ba bản tình ca đầu tay Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu và Cung Ðàn Xưa, Văn Cao đã sáng tác hai ca khúc để đời Suối Mơ và Bến Xuân. Trước hết nói về Suối Mơ, chỉ cần nghe 4 câu đầu chúng ta đã thấy Văn Cao viết bản này với tâm hồn của một nhà nhạc sĩ và cặp mắt của một nhà họa sĩ, “Suối mơ. Bên rừng thu vắng. Giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng. Ngày chưa đi sao gió vương. Bờ xanh ngắt, bóng đôi cây thùy dương”. Ðây không phải là lần đầu, cũng không phải lần duy nhất hình ảnh con suối được đưa vào tân nhạc, nhưng có lẽ không con suối nào đẹp như con suối trong rừng thu của Văn Cao.
Về kỹ thuật khi viết bản Suối Mơ cũng như bản Bến Xuân
sau đó, Văn Cao đã sử dụng một ước lệ đã có từ bao đời trong cách viết
nhạc của Tây phương, đó là điệp khúc viết bằng âm giai thứ, tức minor,
tới phiên khúc thì chuyển qua âm giai trưởng, tức major. Những nam thính
giả nào có chút vốn liếng âm nhạc từng đệm đàn và thả hồn theo tiếng
hát của người yêu, hẳn cũng biết tác dụng của việc chuyển đổi âm giai
này. Bài hát mở đầu bằng một âm giai thứ để tạo một cảm giác lâng lâng,
rồi chuyển sang âm giai trưởng với một niềm vui chợt thoáng, trước khi
trở lại với âm giai thứ để kết thúc trong một nỗi buồn man mác. Dĩ
nhiên, nhạc sĩ sáng tác nào cũng biết ước lệ ấy, nhưng Văn Cao đã vượt
lên tất cả, ông đã phối hợp một cách tài tình sự chuyển đổi âm giai với
lời hát như thơ, đưa người nghe từ cảm xúc lâng lâng trong sáng, tới
niềm hạnh phúc thoáng chốc rạt rào, trước khi trở về nỗi buồn muôn thuở
của cuộc tình êm đềm ngàn đời theo ta, của con suối rừng thu cuối mùa
trút lá, “Suối ơi. Nghe rừng heo hút. Giòng êm đưa lá khô già trút. Còn như lưu hương yêu dấu. Với suối xưa trôi nơi đâu”.
Sau này, vì Văn Cao đi theo kháng chiến, bản Suối Mơ cùng với nhiều sáng tác của ông đã được gán cho nhãn hiệu sáng tác ở chiến khu. Sự thật khác hẳn, Văn Cao không cần phải sống qua mới có khả năng sáng tác. Ðời người thường có những ước mơ, nhưng riêng Văn Cao cả đời ông chính là một giấc mơ liên tục.
Hoài Nam
http://baotreonline.com/van-cao/
70 năm Tình Ca Việt Nam - Nhạc sĩ Văn Cao (Phần1)
Hoài Nam - SBS Radio (Australia)
kỳ 1
Thưa quý thính giả, trong kỳ phát thanh trước chúng tôi đã trình bày về phát triển của tình ca trong những năm đầu thập niên 1940. Cũng như giới thiệu một số sáng tác tiêu biểu của Hoàng Quý và Lê Thương. Tuần này, xin mời quý vị theo dõi phần nói về Văn Cao, con người của tài hoa và huyền thoại.
Nhạc sĩ thứ ba trong nhóm Ðồng Vọng sáng tác tình ca vào những năm đầu thập niên 1940 chính là Văn Cao. Xét về số lượng tác phẩm, Văn Cao không thuộc hàng nhạc sĩ đứng đầu nền tân nhạc Việt Nam, vì nguyên nhân ông không viết nhiều ca khúc. Chúng tôi sẽ đề cập tới ở một phần sau, nhưng nếu chỉ xét về nhạc tình, Văn Cao là nhất. Chúng ta chưa có một cuộc bỏ phiếu để chọn bản nhạc tình được ưa chuộng nhất, được đánh giá là hay nhất, và mỗi người trong chúng ta có thể yêu thích nhất một bản nhạc tình của một tác giả nào đó. Thế nhưng, hình như từ trước tới nay, mỗi khi có người lên tiếng ca tụng nhạc tình của Văn Cao, không một ai lên tiếng phản đối, và như thế là đã đủ.
Văn Cao là một con người đa tài, nhạc, thi, họa lãnh vực nào ông cũng thành công. Bên cạnh đó, theo nhận xét của một số người, nếu thu hẹp trong quan niệm về tình yêu và đời người, ông còn là một triết gia, một nhà tư tưởng. Trong phạm vi loạt bài này, chúng tôi chỉ nói về lĩnh vực âm nhạc, nhạc tình của Văn Cao. Văn Cao sáng tác tình ca rất sớm, có lẽ cũng vào tuổi 18, 19 như Ðặng Thế Phong, và cũng giống như Ðặng Thế Phong và đa số trong lớp nghệ sĩ trẻ thời đó chịu ảnh hưởng của văn chương thi ca lãng mạn Pháp, Văn Cao cũng bị mùa thu ám ảnh. Một việc mà ông nửa đùa, nửa thật, giải thích rằng, tại vì ông sinh ra vào mùa thu. Nhưng khác với cái mê luyến, bi lụy trong thu của Ðặng Thế Phong vốn thường thấy trong thơ Pháp, chẳng hạn thơ của Apollinaire mà sau này Phạm Duy đã dịch và viết thành ca khúc Mùa Thu Chết.
Văn Cao (trái) và Phạm Duy
https://www.youtube.com/watch?v=3ROC3WulbJc
Hoặc trong bản Buồn Tàn Thu tức Chinh Phụ Khúc cũng viết vào khoảng thời gian đó, “Còn nhớ đêm xưa. Kề má say sưa. Nhưng năm tháng qua dần, mùa thu chết bao lần. Thôi tình em đấy, như mùa thu chết, rơi theo lá vàng.”
trích Buồn Tàn Thu-Văn Cao-ca sĩ Thái Thanh
https://www.youtube.com/watch?v=CAbUy4_oKbE
Sáng tác thứ ba của Văn Cao sau 2 bản Thu Cô Liêu và Buồn Tàn Thu là Cung Ðàn Xưa. Tuy trong Cung Ðàn Xưa có nhắc tới mùa xuân, nhưng Văn Cao vẫn bị ám ảnh bởi mùa thu trong văn chương lãng mạn, cho nên xuân ở đây cũng chỉ là một mùa xuân đã chết đã tàn. “Hồn cầm phong sương, hình dáng xuân tàn. Ngày dần buông trôi, sầu vắng cung đàn. Lời đàn năm xưa, se kết đôi lòng. Lời đàn năm nay, chia rẽ đôi lòng” Về kỹ thuật, chàng trẻ tuổi Văn Cao đã tận dụng một nhạc điệu đầy cảm tính trong nhạc Tây Phương, cũng như thể điệu valse lưu luyến, để diễn tả một người tình tưởng tượng qua Cung Ðàn Xưa. Về cả hình thức lẫn nội dung, ca khúc ấy đã báo trước những tuyệt kỹ và tuyệt mỹ mà Văn Cao sẽ đạt tới sau này, qua 2 ca khúc bất hủ Thiên Thai và Trương Chi.
Từ trái: Bùi Xuân Phái, Nguyễn Tuân và Văn Cao bị treo bút sau vụ Nhân Văn Giai Phẩm.
Về nội dung bản Cung Ðàn Xưa, Phạm Duy đã nhận xét bằng những dòng đầy thán phục như sau, “Những cô hái mơ, cô bán hoa, cô hàng nước, cô láng giềng mà ta thấy xuất hiện trong các bản nhạc tình thời đó làm sao mà có được những “Gót hài khai hoa, mắt huyền lưu xuân, dáng hồng thơm hương” như trong bản Cung Ðàn Xưa của Văn Cao. Chỉ cần 12 chữ, và dù chỉ để xưng tụng một người tình tưởng tượng mà thôi, Văn Cao đã đưa nhạc tình tiền chiến lên tới một độ cao vượt khỏi những khuôn sáo cũ mèm.”
Cung Ðàn Xưa-Văn Cao-ca sĩ Ánh Tuyết
https://www.youtube.com/watch?v=8eTbeJjYZAI
Sau ba bản tình ca đầu tay Thu Cô Liêu, Buồn Tàn Thu và Cung Ðàn Xưa, Văn Cao đã sáng tác hai ca khúc để đời Suối Mơ và Bến Xuân. Trước hết nói về Suối Mơ, chỉ cần nghe 4 câu đầu chúng ta đã thấy Văn Cao viết bản này với tâm hồn của một nhà nhạc sĩ và cặp mắt của một nhà họa sĩ, “Suối mơ. Bên rừng thu vắng. Giòng nước trôi lững lờ ngoài nắng. Ngày chưa đi sao gió vương. Bờ xanh ngắt, bóng đôi cây thùy dương”. Ðây không phải là lần đầu, cũng không phải lần duy nhất hình ảnh con suối được đưa vào tân nhạc, nhưng có lẽ không con suối nào đẹp như con suối trong rừng thu của Văn Cao.
Hình bìa nhạc Cung Đàn Xưa và Buồn Tàn Thu
Sau này, vì Văn Cao đi theo kháng chiến, bản Suối Mơ cùng với nhiều sáng tác của ông đã được gán cho nhãn hiệu sáng tác ở chiến khu. Sự thật khác hẳn, Văn Cao không cần phải sống qua mới có khả năng sáng tác. Ðời người thường có những ước mơ, nhưng riêng Văn Cao cả đời ông chính là một giấc mơ liên tục.
Hoài Nam
http://baotreonline.com/van-cao/
*
* *
* *