Nhà văn Khuất Đẩu vừa “in chui” một tập sách gồm 58 đoản văn đăng rải
rác đây đó trên các trang báo mạng từ hơn một năm nay ( mà phần lớn là
những bài đã đăng trong chuyên mục “Khuất Đẩu – Những Trang Viết Ngắn “ trên trang mạng văn chương T.Vấn & Bạn Hữu).
In chui vì không được phép in, không muốn xin phép in, vì tại sao phải xin phép in .
Chui, nhưng sách vẫn đẹp, trang nhã, được chăm sóc cẩn thận. Bìa trước là chân dung Khuất Đẩu vẽ bằng trí nhớ của Đinh Cường. Bìa sau là một bức tranh của Thân Trọng Minh mà nhà văn “tự thú” rằng “ tôi tìm thấy tôi trong tranh của Thân Trọng Minh”.
In, vì dù thế giới ảo có sức chuyển tải xa và rộng đến thế nào đi nữa, nó vẫn không, chưa, thể thay thế được thế giới thật. Ở đây là sách điện tử vs sách in, là màn hình máy tính trắng rợn người vs trang giấy in thơm mùi giấy mùi mực, là cảm giác lơ lửng giữa cõi hư không vs cảm giác sờ được, ngửi được, và ở những trang sách cũ là cảm giác sự hiện diện của các tiền nhân đã từng trăn trở trên cùng một trang sách mình đang trăn trở.
Tôi cảm nhận được điều đó khi cầm trên tay tập sách nhỏ nhưng nặng trĩu những ưu tư thời thế của một người biết mình bất lực nhưng không chịu bỏ cuộc, chưa chịu bỏ cuộc.
Quyển sách nhỏ trước mặt tôi là một bằng chứng. Nó tồn tại như sự tồn tại đầy kiêu hãnh của nhà văn. Nó sẽ vẫn còn đó song hành với những trang viết bay đầy thế giới ảo, bất kể rồi đây nhà văn sẽ lặng lẽ ra khỏi đời này.
Buồn như ly rượu cạn. Nhan đề một đoản văn dùng để gọi tên toàn tập sách không phải chỉ là một chọn lựa bình thường.
Nhà thơ Tạ Ký, trong bài “ Buồn Như “, viết :
Buồn như ly rượu cạn,
Không còn rượu cho say
Buồn như ly rượu đầy,
Không còn một người bạn.
Còn ly rượu cạn của Khuất Đẩu lại chất chứa trọn vẹn “ cái ấm ức cái hậm hực, cái nỗi có họng ăn mà không có họng nói của một kẻ thua cuộc. . .”, ông viết :
“Ly rượu đời tôi chẳng phải bồ đào mỹ tửu, mà chỉ là ly rượu nhạt. Một ly rượu được chưng cất quá vội vàng, tuy không phải rượu lậu, nhưng cũng phải lao đao chôn dấu suốt chín năm kháng chiến và hai mươi năm nội chiến.
Khi được nâng lên môi một cách đề huề, thì cái men nồng của tuổi trẻ đã bay đâu mất tiêu. Giờ chỉ là ly rượu đắng, giữa những ly sóng sánh hào quang nghe tanh mùi máu của những kẻ thắng cuộc. Máu của đồng đội, máu của kẻ thù và máu của chính họ.
Như thế thì làm sao mà uống cạn!
Nhưng rồi cũng phải uống. Rượu đời mình không uống, chẳng nhẽ uống rượu người. Phải uống, dù đắng chát. Phải uống, dù mỗi giọt rượu giờ là một giọt mồ hôi và nước mắt.” ( Khuất Đẩu :Buồn như ly rượu cạn ).
Khởi đầu với “ Những tháng năm cuồng nộ “ xác định chỗ đứng của mình trong lòng người đọc, rồi kế đến là “ Lão Tiền Bối “, “ Người giữ nhà thờ họ “ v.v.. và mới nhất là tập “ Buồn như ly rượu cạn “ , ngòi bút của Khuất Đẩu tiêu biểu cho lớp nhà văn lúc nào cũng không cho phép mình được quên rằng mình đang sống trên mảnh đất nghèo khổ hết chia ly đổ nát vì chiến tranh thì lại tới ách thống trị tàn bạo của một chế độ bất nhân vô đạo. Họ cầm bút không chỉ để thỏa mãn đam mê cầm bút của mình mà còn ý thức rõ ràng nhiệm vụ của nhà văn là sáng tạo nên những tác phẩm đủ tầm vóc gợi lên được những suy nghĩ nơi người đọc , để từ đó , thúc đẩy người đọc đi tìm câu trả lời cho chính mình, cho thời đại về những nỗi thống khổ mà dân tộc phải gánh chịu từ hơn 50 năm nay. Vì thế,tính thời cuộc như một sợi chỉ xuyên suốt những tác phẩm của Khuất Đẩu, bất kể ông viết dài hay viết ngắn, tiểu thuyết hay tản văn, và cả trong những bài thơ hiếm hoi ông phổ biến trên mạng điện tử. Cùng một đề tài thời sự, Khuất Đẩu chọn chữ nghĩa văn chương để diễn đạt. Với chữ nghĩa văn chương, đề tài thời sự ấy có tác dụng sâu hơn, ở lại lâu hơn trong lòng người đọc. Đó là một lựa chọn không phải ai muốn cũng làm được.
Và đó là nỗi buồn như ly rượu cạn của Khuất Đẩu. Nó tiêu biểu cho những điều tập sách nhỏ này ngày đêm thao thức.
“Giờ, tôi “uống ngụm nắng tàn trong chiếc ly không”. (Khuất Đẩu :Buồn như ly rượu cạn )
Trong tập “ Buồn như ly rượu cạn “, hầu hết những đoản văn đều bàn về những vấn đề nhức nhối của đất nước, của con người Việt Nam, của những hệ luỵ tất nhiên mà chế độ toàn trị là thủ phạm chính, những vấn đề mà Khuất Đẩu đã trăn trở ngay từ tác phẩm đầu tiên được gởi đến công chúng. Nay chúng vẫn còn đó như một thách thức đáng nguyền rủa.Trong những bức thư riêng, ông đã có lúc biểu lộ sự mệt mỏi và thất vọng. Nhưng vì viết là một nhu cầu thôi thúc ông hàng ngày hàng giờ, nên trong những khoảng lặng của nỗi ấm ức không nguôi, chúng ta đọc được những áng tuỳ bút giản dị mà đẹp đẽ của một tâm hồn tinh tế nay về già nhìn lại quãng đời hoa niên của mình như “ Mái nhà năm xưa “, “ Nhớ món ăn xưa “ “ Cái sân đất “ . . .
Văn của Khuất Đẩu giản dị, chân chất như chính con người ông. Trong cái giản dị, chân chất ấy vẫn nổi bật sức chiến đấu bền bỉ của một người biết mình phải đi trên con đường nào, biết đâu là điểm đến và biết tận dụng hết mọi tiềm năng ẩn giấu trong chính mình. Chữ nghĩa của Khuất Đẩu có mặt đúng chỗ, đúng lúc, không thừa không thiếu. Như một người chẳng giàu có gì biết sử dụng tài sản ít ỏi quý báu của mình vào những việc cần thiết. Đó cũng là ưu thế của ông trong thời buổi khan hiếm người đọc , không chỉ ở ngoài nước mà cả ở trong nước hiện nay.
Phần giới thiệu chuyên mục “Khuất Đẩu – Những trang viết ngắn “ trên TV&BH viết :
Những trang viết ngắn của Khuất Đẩu sẽ là những cô đọng khỏanh khắc ngỏanh lại của một người biết mình đã đến lúc về thu xếp lại. Vì là viết ngắn, nên chữ ít.Có lẽ vì người già thường hay kiệm lời ? Hay sau những tháng năm cuồng nộ của đất nước, ngán ngẩm vì chưa thấy có gì thay đổi, ông để nỗi buồn chảy ngược vào trong, như một phản ứng xuôi tay bất lực ?
Và mới đây, trong một thư riêng, ông cho biết :
Đêm dài, ít ngủ, chắc tôi còn phải viết nữa. Nếu còn ngồi được, tôi sẽ viết về những thứ gì không dính dáng đến chính trị nữa.
Chờ mãi mà không thấy sáng, nản quá.
Đêm có dài mấy rồi thì bình minh cũng sẽ phải ló dạng, nhưng liệu chúng ta có đủ sức để chờ cho đêm qua ngày đến không , thưa nhà văn Khuất Đẩu ?
T.Vấn
http://t-van.net/?p=24558
In chui vì không được phép in, không muốn xin phép in, vì tại sao phải xin phép in .
Chui, nhưng sách vẫn đẹp, trang nhã, được chăm sóc cẩn thận. Bìa trước là chân dung Khuất Đẩu vẽ bằng trí nhớ của Đinh Cường. Bìa sau là một bức tranh của Thân Trọng Minh mà nhà văn “tự thú” rằng “ tôi tìm thấy tôi trong tranh của Thân Trọng Minh”.
In, vì dù thế giới ảo có sức chuyển tải xa và rộng đến thế nào đi nữa, nó vẫn không, chưa, thể thay thế được thế giới thật. Ở đây là sách điện tử vs sách in, là màn hình máy tính trắng rợn người vs trang giấy in thơm mùi giấy mùi mực, là cảm giác lơ lửng giữa cõi hư không vs cảm giác sờ được, ngửi được, và ở những trang sách cũ là cảm giác sự hiện diện của các tiền nhân đã từng trăn trở trên cùng một trang sách mình đang trăn trở.
Tôi cảm nhận được điều đó khi cầm trên tay tập sách nhỏ nhưng nặng trĩu những ưu tư thời thế của một người biết mình bất lực nhưng không chịu bỏ cuộc, chưa chịu bỏ cuộc.
Quyển sách nhỏ trước mặt tôi là một bằng chứng. Nó tồn tại như sự tồn tại đầy kiêu hãnh của nhà văn. Nó sẽ vẫn còn đó song hành với những trang viết bay đầy thế giới ảo, bất kể rồi đây nhà văn sẽ lặng lẽ ra khỏi đời này.
Buồn như ly rượu cạn. Nhan đề một đoản văn dùng để gọi tên toàn tập sách không phải chỉ là một chọn lựa bình thường.
Nhà thơ Tạ Ký, trong bài “ Buồn Như “, viết :
Buồn như ly rượu cạn,
Không còn rượu cho say
Buồn như ly rượu đầy,
Không còn một người bạn.
Còn ly rượu cạn của Khuất Đẩu lại chất chứa trọn vẹn “ cái ấm ức cái hậm hực, cái nỗi có họng ăn mà không có họng nói của một kẻ thua cuộc. . .”, ông viết :
“Ly rượu đời tôi chẳng phải bồ đào mỹ tửu, mà chỉ là ly rượu nhạt. Một ly rượu được chưng cất quá vội vàng, tuy không phải rượu lậu, nhưng cũng phải lao đao chôn dấu suốt chín năm kháng chiến và hai mươi năm nội chiến.
Khi được nâng lên môi một cách đề huề, thì cái men nồng của tuổi trẻ đã bay đâu mất tiêu. Giờ chỉ là ly rượu đắng, giữa những ly sóng sánh hào quang nghe tanh mùi máu của những kẻ thắng cuộc. Máu của đồng đội, máu của kẻ thù và máu của chính họ.
Như thế thì làm sao mà uống cạn!
Nhưng rồi cũng phải uống. Rượu đời mình không uống, chẳng nhẽ uống rượu người. Phải uống, dù đắng chát. Phải uống, dù mỗi giọt rượu giờ là một giọt mồ hôi và nước mắt.” ( Khuất Đẩu :Buồn như ly rượu cạn ).
Khởi đầu với “ Những tháng năm cuồng nộ “ xác định chỗ đứng của mình trong lòng người đọc, rồi kế đến là “ Lão Tiền Bối “, “ Người giữ nhà thờ họ “ v.v.. và mới nhất là tập “ Buồn như ly rượu cạn “ , ngòi bút của Khuất Đẩu tiêu biểu cho lớp nhà văn lúc nào cũng không cho phép mình được quên rằng mình đang sống trên mảnh đất nghèo khổ hết chia ly đổ nát vì chiến tranh thì lại tới ách thống trị tàn bạo của một chế độ bất nhân vô đạo. Họ cầm bút không chỉ để thỏa mãn đam mê cầm bút của mình mà còn ý thức rõ ràng nhiệm vụ của nhà văn là sáng tạo nên những tác phẩm đủ tầm vóc gợi lên được những suy nghĩ nơi người đọc , để từ đó , thúc đẩy người đọc đi tìm câu trả lời cho chính mình, cho thời đại về những nỗi thống khổ mà dân tộc phải gánh chịu từ hơn 50 năm nay. Vì thế,tính thời cuộc như một sợi chỉ xuyên suốt những tác phẩm của Khuất Đẩu, bất kể ông viết dài hay viết ngắn, tiểu thuyết hay tản văn, và cả trong những bài thơ hiếm hoi ông phổ biến trên mạng điện tử. Cùng một đề tài thời sự, Khuất Đẩu chọn chữ nghĩa văn chương để diễn đạt. Với chữ nghĩa văn chương, đề tài thời sự ấy có tác dụng sâu hơn, ở lại lâu hơn trong lòng người đọc. Đó là một lựa chọn không phải ai muốn cũng làm được.
Và đó là nỗi buồn như ly rượu cạn của Khuất Đẩu. Nó tiêu biểu cho những điều tập sách nhỏ này ngày đêm thao thức.
“Giờ, tôi “uống ngụm nắng tàn trong chiếc ly không”. (Khuất Đẩu :Buồn như ly rượu cạn )
Trong tập “ Buồn như ly rượu cạn “, hầu hết những đoản văn đều bàn về những vấn đề nhức nhối của đất nước, của con người Việt Nam, của những hệ luỵ tất nhiên mà chế độ toàn trị là thủ phạm chính, những vấn đề mà Khuất Đẩu đã trăn trở ngay từ tác phẩm đầu tiên được gởi đến công chúng. Nay chúng vẫn còn đó như một thách thức đáng nguyền rủa.Trong những bức thư riêng, ông đã có lúc biểu lộ sự mệt mỏi và thất vọng. Nhưng vì viết là một nhu cầu thôi thúc ông hàng ngày hàng giờ, nên trong những khoảng lặng của nỗi ấm ức không nguôi, chúng ta đọc được những áng tuỳ bút giản dị mà đẹp đẽ của một tâm hồn tinh tế nay về già nhìn lại quãng đời hoa niên của mình như “ Mái nhà năm xưa “, “ Nhớ món ăn xưa “ “ Cái sân đất “ . . .
Văn của Khuất Đẩu giản dị, chân chất như chính con người ông. Trong cái giản dị, chân chất ấy vẫn nổi bật sức chiến đấu bền bỉ của một người biết mình phải đi trên con đường nào, biết đâu là điểm đến và biết tận dụng hết mọi tiềm năng ẩn giấu trong chính mình. Chữ nghĩa của Khuất Đẩu có mặt đúng chỗ, đúng lúc, không thừa không thiếu. Như một người chẳng giàu có gì biết sử dụng tài sản ít ỏi quý báu của mình vào những việc cần thiết. Đó cũng là ưu thế của ông trong thời buổi khan hiếm người đọc , không chỉ ở ngoài nước mà cả ở trong nước hiện nay.
Phần giới thiệu chuyên mục “Khuất Đẩu – Những trang viết ngắn “ trên TV&BH viết :
Những trang viết ngắn của Khuất Đẩu sẽ là những cô đọng khỏanh khắc ngỏanh lại của một người biết mình đã đến lúc về thu xếp lại. Vì là viết ngắn, nên chữ ít.Có lẽ vì người già thường hay kiệm lời ? Hay sau những tháng năm cuồng nộ của đất nước, ngán ngẩm vì chưa thấy có gì thay đổi, ông để nỗi buồn chảy ngược vào trong, như một phản ứng xuôi tay bất lực ?
Và mới đây, trong một thư riêng, ông cho biết :
Đêm dài, ít ngủ, chắc tôi còn phải viết nữa. Nếu còn ngồi được, tôi sẽ viết về những thứ gì không dính dáng đến chính trị nữa.
Chờ mãi mà không thấy sáng, nản quá.
Đêm có dài mấy rồi thì bình minh cũng sẽ phải ló dạng, nhưng liệu chúng ta có đủ sức để chờ cho đêm qua ngày đến không , thưa nhà văn Khuất Đẩu ?
T.Vấn
http://t-van.net/?p=24558