Tôi biết rất ít về con người của Tiểu Tử, đại khái ông, là con trai của
nhà văn tiên phong Miền Nam Võ Thành Cứ, đã từng dạy ở trường Petrus Ký
một niên khóa nào đó giữa thập niên 50 khi tốt nghiệp kỹ sư từ Pháp về.
Lúc đó tôi đang theo học tại trường nầy (54-57) (như vậy trên danh nghĩa
tôi là học sinh của ông). Bây giờ ông định cư ở Paris sau một thời gian
làm việc ở Phi Châu. Thỉnh thoảng ông phóng lên mạng một truyện ngắn
ngắn nhưng hầu hết tình tiết trong câu chuyện thường đi sâu vào lòng
người, được đón nhận với cảm tình. Điều nầy do ông biết chọn tình tiết
nổi bật, hy sinh những điểm nhỏ không ích lợi cho toàn truyện mặc dầu sẽ
làm bài văn trở nên sinh động và mang nhiều màu sắc văn chương hơn.
Thêm vào đó, văn ông giản dị trong sự mô tả khiến người đọc dễ cảm nhận
những điều ông muốn chuyển tải. Đối thoại của Tiểu Tử bình dị, không bị
lệ thuộc vào tính chất cách điệu của văn chương sáng tác nên rất giống
với lời nói chuyện ngoài đời. Đó là ba trong số những yếu tố thành công
của truyện ngắn Tiểu Tử.
Tôi có cảm tình với truyện ngắn của Tiểu Tử qua truyện đầu tiên được thưởng thức, đó là truyện Bài Ca Vọng Cổ, truyện nói về một người thanh niên mang hai dòng máu Việt-Phi, đương sống ở Phi châu mà tác giả đã tình cờ gặp lúc anh ta ngân nga vọng cổ một mình. Anh ca để tự thưởng thức cung điệu du dương mật ngọt đặc trưng của quê hương mẹ khi đương lạc lõng trên quê hương cha. Câu chuyện nhẹ nhàng nhưng bi thiết ở chỗ bài vọng cổ đối với anh khi ngân lên coi như tiếng khóc nhớ thương về một quê mẹ xa xăm trộn lẫn với sự tiếc nuối tuổi thơ đã mất, chỉ còn lại chút ít trong trí nhớ, đồng thời là sự cô đơn của người mang hai dòng máu sống trên một quê hương tuy trên danh nghĩa là quê hương của cha mình đó nhưng xa lạ vô cùng tận vì mình không có quá khứ với nó, thiếu kỷ niệm, có thể nói là ngoại nhân đối với nó và với người chung quanh. Câu chuyện tôi cho là mang một tình tự quê hương in sâu trong trí, không cần điều liện liên tưởng cũng được chủ thể kéo về. Hàm ý về thân phận của chính tác giả cũng đang lạc lõng giữa xứ người. Truyện đơn giản nhưng chứa đặc sắc hiếm có làm người đọc không thể quên được. Nó giống các truyện nổi tiếng của những người đi trước như ‘Chém treo ngành’ của Nguyễn Tuân, ‘Lò Chén Chòm Sao’, ‘Ba Con Cáo’ của Bình Nguyên Lộc, ‘Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp’ của Hồ Hữu Tường hay ‘Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư’ của Sơn Nam… Đặc điểm của ‘Bài Ca Vọng Cổ’ là tình tự quê hương được cụ thể hóa bằng giọng ca, những giọt nước mắt và cả nhưng câu xác định lập đi lập lại như phân trần và cần được người khác xác nhận rằng anh ta là người Việt Nam. Chắc chắn rằng ai đọc truyện nầy cũng cảm thấy ngùi ngùi lâng lâng buồn. Thành công của Tiểu Tử ở chỗ đó.
Tôi tìm đọc hầu hết các truyện của Tiểu Tử khi có dịp để hiểu rõ hơn hoàn cảnh và tâm tình của những người không may bị đại nạn sau cơn hồng thủy của đất nước, thường là những đề tài trong truyện của Tiểu Tử. Thỉnh thoảng hai người trao đổi vài dòng thăm hỏi bình thường với tư cách văn hữu nhưng chưa bao giờ nói chuyện về văn chương cũng như chưa từng gặp mặt. Ôi, hai lục địa xa xôi cho những người đã về hưu gần cả chục năm!
Kỳ sang Paris vào đầu Thu 2015 vừa rồi tôi hân hạnh gặp được ông trong một bữa tiệc hội ngộ thân tình với vài bạn văn quen biết nhau chút đỉnh như LS Trần Thanh Hiệp, nhà văn Vũ Thư Hiên… do anh Trần tức nhà văn Nguyễn Thị Cỏ May tổ chức tại nhà.
Nói xong ông bật cười hể hả ra chiều đắc ý với bút hiệu của mình. Tôi thầm nghĩ ông với bộ dạng đồ sộ, chắc nịch như Hồ Hữu Tường ngày xưa, xưng là ‘đại nhân’ chắc cũng chẳng ai phàn nàn gì. Xưng Tiểu Tử chỉ là biểu lộ sự khiêm cung thôi.
Câu chuyện đang rơm rả chợt có tiếng điện thoại reo, người nhận mở âm thanh cho mọi người cùng nghe – cũng lại là cái tánh chơn thật của người Nam Kỳ Lục Tỉnh – giọng người phụ nữ mềm dịu thân thiết bên kia đầu dây, ông gật gật đầu như đang đối diện: ‘Ừa, anh dzìa liền!’ Cái giọng ngọt lịm hóm hỉnh của ông già khiến ai cũng cười, ông thêm: ‘Bả nhắc bữa nay có hẹn với đốc tưa, nhắc hoài nhắc hủy sợ quên!’ Tuổi già bệnh hoạn là chuyện thường nhưng xem ra Tiểu Tử còn cầm cự hơn chục năm nữa với cá tính hồn nhiên lạc quan nầy.
Nói chung Tiểu Tử sở trường và hình như chỉ viết truyện ngắn. Tôi gọi ông là nhà văn của những sự đời bình thường trước mặt. Đời bình thường trước mặt là những chuyện không có gì đáng nói và sẽ mất tiêu trong trí nhớ đối với người bình thường, nhưng đã được Tiểu Tử lượm lên, phủi bỏ râu ria bụi bặm, ghi lại trong truyện phần cốt lõi, thế là chúng trở thành những sự kiện lóng lánh của đời. Cái hay của Tiểu Tử ở đó. Sự kiện chưa chắc đã hay, càng chẳng có chút yếu tố ly kỳ nào nhưng khi vào trong tác phẩm của Tiểu Tử lại hóa thân thành những điều người đọc nhập tâm ghi nhớ. Càng đáng ghi nhớ hơn khi ông đưa người đọc vào một tâm trạng lâng lâng u buồn.
‘Khi hắn buông tôi ra, tôi thấy hai má của hắn ướt nước mắt. Tôi vội vã quay đi, lầm lũi bước nhanh nhanh về nhà ga mà nghĩ thương cho ‘thằng Jean le Vietnamien’. Hồi nãy, nó ôm tôi, có lẽ nó đã tưởng tượng như là nó đang ôm lại được một góc trời quê mẹ..’. (Bài Ca Vọng Cổ)
Chẳng hạn như truyện ngắn Xíu. Anh chàng Bảy được người yêu dụi dụi đầu vào lưng anh lần đầu cũng là lần chót trước ngày nàng đi vượt biển nguy nan. Và:
…Xíu đi rồi, ngày nào Bảy cũng đạp xe đi long bong. Không biết đi đâu, cứ đạp chầm chậm, đạp hoài. Khát, thì tấp vô uống cái gì đó. Đói, thì tấp vô ăn đại cái gì đó. Ăn gì uống gì, không cần để ý tới nữa.
Vậy mà Bảy cũng đạp tới cái công viên nhỏ mà hai đứa thường hẹn nhau. Chàng dựng xe cạnh chiếc băng xi măng mà hai đứa thường ngồi, rồi bước lại ngồi giống như ngày xưa chàng vẫn ngồi để đợi nàng tới. Nhưng bây giờ thì chàng ngồi một mình, ngồi thật lâu. Và không biết tại sao lại phải ngồi như vậy !
Rồi lại đạp xe đi loanh quanh. Không cần biết đi đâu…
… Bảy không biết rằng mình đang đi lượm những mảnh vụn của cuộc tình... (Xíu)
Vâng, Bảy đạp xe về những chỗ cũ, ngồi xuống những chỗ trước đây anh và Xíu cùng ngồi, để lượm lại những mảnh vụn của cuộc tình do hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, đã đập nát, liệng tung tóe trên các nẻo đuờng. Đã gọi là mảnh vụn thì làm sao lượm lại cho hết và làm sao gắn lại cho khớp. Người đọc u buồn lây nỗi u buồn của nhân vật là vì thế.
Chuyện Lẫn cũng lộ nét bi thiết cố hữu. Đó là những lời đối đáp ăn trét của bà cụ bị bịnh lú lẫn với cô giáo có lòng nhơn muốn giúp đưa bà về nhà, đó là cái nhìn vô hồn của bà đối với sinh hoạt chung quanh, đó là những lời trách móc của đứa cháu nội, nó coi bà già như cục nợ. Tiểu Tử có cái nhìn sắc sảo khi tả hành vi của bà già lẫn.
Bà mặc áo bà ba vải trắng, quần lãnh đen, mang dép nhựt. Vừa đi vừa nhìn chung quanh. Bà đi một lúc lại ngồi xuống bệ gạch xây tròn chung quanh góc cây vỉa hè. Có khi bà ngồi chồm hổm cạnh bệ gạch, thay vì ngồi lên bệ gạch ! Đi hay ngồi, bà cũng nhìn quanh. Bà nhìn mấy cửa hàng, bà nhìn từng người qua lại. Cái nhìn trống rỗng. (Lẩn)
Những lời đối đáp của bà thì không thể trích được, nó là cái xương sống của truyện. Điểm nổi bật cũng là cách nói chuyện của đứa cháu nội với bà, nó gợi cho ta thân phận đáng buồn của người già khi đến xế cuộc đời. Bên trong thì trí nhớ đã được bạch hóa chẳng còn gì, ngoài đời thường thì cho tới cháu cũng dằn vật, trách móc, coi như gánh nặng bất đắc dĩ phải cưu mang.
Những cảnh đời nho nhỏ, đáng thương làm cho người đọc xúc động đó là căn bản cấu tạo nên truyện của Tiểu Tử. Chọn bắt những điều nho nhỏ của đời để thổi bùa thành những truyện ngắn gợi cảm là cái tài đặc biệt của Tiểu Tử không phải ai cũng có.
Viết tới câu nầy tôi nhớ đến trường hợp nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư ở quê nhà, cũng có khả năng tương tợ nhưng đó là trường hợp khác và văn phong khác…
Nguyễn Văn Sâm
(Victorville, CA, Dec. 23, 2015)
https://vietbao.com/a247205/nhung-chuyen-doi-binh-thuong-trong-truyen-ngan-tieu-tu
Tôi có cảm tình với truyện ngắn của Tiểu Tử qua truyện đầu tiên được thưởng thức, đó là truyện Bài Ca Vọng Cổ, truyện nói về một người thanh niên mang hai dòng máu Việt-Phi, đương sống ở Phi châu mà tác giả đã tình cờ gặp lúc anh ta ngân nga vọng cổ một mình. Anh ca để tự thưởng thức cung điệu du dương mật ngọt đặc trưng của quê hương mẹ khi đương lạc lõng trên quê hương cha. Câu chuyện nhẹ nhàng nhưng bi thiết ở chỗ bài vọng cổ đối với anh khi ngân lên coi như tiếng khóc nhớ thương về một quê mẹ xa xăm trộn lẫn với sự tiếc nuối tuổi thơ đã mất, chỉ còn lại chút ít trong trí nhớ, đồng thời là sự cô đơn của người mang hai dòng máu sống trên một quê hương tuy trên danh nghĩa là quê hương của cha mình đó nhưng xa lạ vô cùng tận vì mình không có quá khứ với nó, thiếu kỷ niệm, có thể nói là ngoại nhân đối với nó và với người chung quanh. Câu chuyện tôi cho là mang một tình tự quê hương in sâu trong trí, không cần điều liện liên tưởng cũng được chủ thể kéo về. Hàm ý về thân phận của chính tác giả cũng đang lạc lõng giữa xứ người. Truyện đơn giản nhưng chứa đặc sắc hiếm có làm người đọc không thể quên được. Nó giống các truyện nổi tiếng của những người đi trước như ‘Chém treo ngành’ của Nguyễn Tuân, ‘Lò Chén Chòm Sao’, ‘Ba Con Cáo’ của Bình Nguyên Lộc, ‘Con Thằn Lằn Chọn Nghiệp’ của Hồ Hữu Tường hay ‘Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư’ của Sơn Nam… Đặc điểm của ‘Bài Ca Vọng Cổ’ là tình tự quê hương được cụ thể hóa bằng giọng ca, những giọt nước mắt và cả nhưng câu xác định lập đi lập lại như phân trần và cần được người khác xác nhận rằng anh ta là người Việt Nam. Chắc chắn rằng ai đọc truyện nầy cũng cảm thấy ngùi ngùi lâng lâng buồn. Thành công của Tiểu Tử ở chỗ đó.
Tôi tìm đọc hầu hết các truyện của Tiểu Tử khi có dịp để hiểu rõ hơn hoàn cảnh và tâm tình của những người không may bị đại nạn sau cơn hồng thủy của đất nước, thường là những đề tài trong truyện của Tiểu Tử. Thỉnh thoảng hai người trao đổi vài dòng thăm hỏi bình thường với tư cách văn hữu nhưng chưa bao giờ nói chuyện về văn chương cũng như chưa từng gặp mặt. Ôi, hai lục địa xa xôi cho những người đã về hưu gần cả chục năm!
Kỳ sang Paris vào đầu Thu 2015 vừa rồi tôi hân hạnh gặp được ông trong một bữa tiệc hội ngộ thân tình với vài bạn văn quen biết nhau chút đỉnh như LS Trần Thanh Hiệp, nhà văn Vũ Thư Hiên… do anh Trần tức nhà văn Nguyễn Thị Cỏ May tổ chức tại nhà.
(Nguyễn Văn Sâm và Tiểu Tử, hình Ngọc Ánh 2015)
Đó là một người đàn ông đã quá tuổi tám mươi nhưng còn rất phong độ,
mạnh mẽ, vui tánh, rất dễ gây cảm tình dầu đối với người mới gặp. Chúng
tôi sau vài câu giới thiệu của chủ nhà bỗng chốc thành thân thiết vì
cùng nhau có nhiều điểm giống: cùng có thời gian dạy học ở một ngôi
trường lớn của Sàigòn, cùng mang nợ viết lách, chưa nói tới yếu tố di
tản buồn mà người bên ngoài nước phần nhiều ai cũng có…. Con người của
Tiểu Tử ở đời thường bình dị dễ thương đặc biệt như văn chương ông, cái
giọng nói tuy quá tuổi ‘nghe chuyện gì cũng thuận tai’ vẫn còn
sang sảng lại rặt ròng Nam Bộ khiến ai cũng thấy thân tình. Càng cảm
tình hơn nữa khi nửa chừng bữa tiệc ông hứng khởi tự nhiên lấy nĩa khỏ
nhịp lên bàn xuống xề một câu vọng cổ mùi mẫn. Bên Tây mà, có rượu ngon
bản địa, có fromage danh tiếng sản xuất từ mấy ông cha nhà dòng, có bạn
đồng điệu nói chuyện thời thế, văn chương người ta dễ bộc lộ niềm vui
thích của mình. Trong bàn tiệc có người từ lâu hâm mộ văn phong ông hỏi
tò mò ‘Sao lại là Tiểu Tử ?’ ‘Ờ tại hồi đó lâu lắm rồi, coi truyện Tàu, thấy bậc bề trên hay được xưng tụng là ‘đại nhân’ còn người thấp hèn thì tự xưng ‘tại hạ’, ‘tiểu nhân’ tự thấy mình chắc hổng hơn ai nên xưng ‘tiểu tử’ cho yên’. Nói xong ông bật cười hể hả ra chiều đắc ý với bút hiệu của mình. Tôi thầm nghĩ ông với bộ dạng đồ sộ, chắc nịch như Hồ Hữu Tường ngày xưa, xưng là ‘đại nhân’ chắc cũng chẳng ai phàn nàn gì. Xưng Tiểu Tử chỉ là biểu lộ sự khiêm cung thôi.
Câu chuyện đang rơm rả chợt có tiếng điện thoại reo, người nhận mở âm thanh cho mọi người cùng nghe – cũng lại là cái tánh chơn thật của người Nam Kỳ Lục Tỉnh – giọng người phụ nữ mềm dịu thân thiết bên kia đầu dây, ông gật gật đầu như đang đối diện: ‘Ừa, anh dzìa liền!’ Cái giọng ngọt lịm hóm hỉnh của ông già khiến ai cũng cười, ông thêm: ‘Bả nhắc bữa nay có hẹn với đốc tưa, nhắc hoài nhắc hủy sợ quên!’ Tuổi già bệnh hoạn là chuyện thường nhưng xem ra Tiểu Tử còn cầm cự hơn chục năm nữa với cá tính hồn nhiên lạc quan nầy.
Nói chung Tiểu Tử sở trường và hình như chỉ viết truyện ngắn. Tôi gọi ông là nhà văn của những sự đời bình thường trước mặt. Đời bình thường trước mặt là những chuyện không có gì đáng nói và sẽ mất tiêu trong trí nhớ đối với người bình thường, nhưng đã được Tiểu Tử lượm lên, phủi bỏ râu ria bụi bặm, ghi lại trong truyện phần cốt lõi, thế là chúng trở thành những sự kiện lóng lánh của đời. Cái hay của Tiểu Tử ở đó. Sự kiện chưa chắc đã hay, càng chẳng có chút yếu tố ly kỳ nào nhưng khi vào trong tác phẩm của Tiểu Tử lại hóa thân thành những điều người đọc nhập tâm ghi nhớ. Càng đáng ghi nhớ hơn khi ông đưa người đọc vào một tâm trạng lâng lâng u buồn.
‘Khi hắn buông tôi ra, tôi thấy hai má của hắn ướt nước mắt. Tôi vội vã quay đi, lầm lũi bước nhanh nhanh về nhà ga mà nghĩ thương cho ‘thằng Jean le Vietnamien’. Hồi nãy, nó ôm tôi, có lẽ nó đã tưởng tượng như là nó đang ôm lại được một góc trời quê mẹ..’. (Bài Ca Vọng Cổ)
…Xíu đi rồi, ngày nào Bảy cũng đạp xe đi long bong. Không biết đi đâu, cứ đạp chầm chậm, đạp hoài. Khát, thì tấp vô uống cái gì đó. Đói, thì tấp vô ăn đại cái gì đó. Ăn gì uống gì, không cần để ý tới nữa.
Vậy mà Bảy cũng đạp tới cái công viên nhỏ mà hai đứa thường hẹn nhau. Chàng dựng xe cạnh chiếc băng xi măng mà hai đứa thường ngồi, rồi bước lại ngồi giống như ngày xưa chàng vẫn ngồi để đợi nàng tới. Nhưng bây giờ thì chàng ngồi một mình, ngồi thật lâu. Và không biết tại sao lại phải ngồi như vậy !
Rồi lại đạp xe đi loanh quanh. Không cần biết đi đâu…
… Bảy không biết rằng mình đang đi lượm những mảnh vụn của cuộc tình... (Xíu)
Vâng, Bảy đạp xe về những chỗ cũ, ngồi xuống những chỗ trước đây anh và Xíu cùng ngồi, để lượm lại những mảnh vụn của cuộc tình do hoàn cảnh đặc biệt của đất nước, đã đập nát, liệng tung tóe trên các nẻo đuờng. Đã gọi là mảnh vụn thì làm sao lượm lại cho hết và làm sao gắn lại cho khớp. Người đọc u buồn lây nỗi u buồn của nhân vật là vì thế.
Chuyện Lẫn cũng lộ nét bi thiết cố hữu. Đó là những lời đối đáp ăn trét của bà cụ bị bịnh lú lẫn với cô giáo có lòng nhơn muốn giúp đưa bà về nhà, đó là cái nhìn vô hồn của bà đối với sinh hoạt chung quanh, đó là những lời trách móc của đứa cháu nội, nó coi bà già như cục nợ. Tiểu Tử có cái nhìn sắc sảo khi tả hành vi của bà già lẫn.
Bà mặc áo bà ba vải trắng, quần lãnh đen, mang dép nhựt. Vừa đi vừa nhìn chung quanh. Bà đi một lúc lại ngồi xuống bệ gạch xây tròn chung quanh góc cây vỉa hè. Có khi bà ngồi chồm hổm cạnh bệ gạch, thay vì ngồi lên bệ gạch ! Đi hay ngồi, bà cũng nhìn quanh. Bà nhìn mấy cửa hàng, bà nhìn từng người qua lại. Cái nhìn trống rỗng. (Lẩn)
Những lời đối đáp của bà thì không thể trích được, nó là cái xương sống của truyện. Điểm nổi bật cũng là cách nói chuyện của đứa cháu nội với bà, nó gợi cho ta thân phận đáng buồn của người già khi đến xế cuộc đời. Bên trong thì trí nhớ đã được bạch hóa chẳng còn gì, ngoài đời thường thì cho tới cháu cũng dằn vật, trách móc, coi như gánh nặng bất đắc dĩ phải cưu mang.
Những cảnh đời nho nhỏ, đáng thương làm cho người đọc xúc động đó là căn bản cấu tạo nên truyện của Tiểu Tử. Chọn bắt những điều nho nhỏ của đời để thổi bùa thành những truyện ngắn gợi cảm là cái tài đặc biệt của Tiểu Tử không phải ai cũng có.
Viết tới câu nầy tôi nhớ đến trường hợp nhà văn trẻ Nguyễn Ngọc Tư ở quê nhà, cũng có khả năng tương tợ nhưng đó là trường hợp khác và văn phong khác…
Nguyễn Văn Sâm
(Victorville, CA, Dec. 23, 2015)
https://vietbao.com/a247205/nhung-chuyen-doi-binh-thuong-trong-truyen-ngan-tieu-tu
*
* *