Mái tóc bồng bềnh, cặp mắt đẹp, cái nhìn thẳng thắn, sôi nổi, Amandine Dabat mang đến cảm giác ấm áp, dễ chịu trong đối thoại.
Tôi tìm gặp Amandine ở Paris vào một buổi chiều ngày 13 tháng 11/2015 vì luận án tiến sĩ của cô đề cập đến chủ đề dễ gây sóng gió.
Đó là hai vấn đề gai góc: thẩm định lại chỗ đứng của vua Hàm Nghi (1871-1943) trong lịch sử mà còn đặt một câu hỏi về vị trí của ông trong hội hoạ Việt Nam tương lai sẽ ra sao.
Cách đây 5 năm, vào ngày nhận bằng tiến sĩ về khảo cổ Amandine được mẹ tặng cho một kỷ vật của gia đình.
Đó là một bài thơ nhan đề "Xuân Tử".
Những vần thơ ấm áp, trữ tình của bài này do nữ văn sĩ đầu tiên bước vào Hàn lâm viện Goncourt Pháp là bà Judid Gautier làm tặng cho cụ năm đời của em.
Xuân Tử đồng thời cũng chính là tên chữ vua Hàm Nghi.
Người mẹ đã không nghĩ rằng bà đã vô tình đặt lên đôi vai gầy gò của con gái mình một gánh nặng lớn.
Một câu hỏi nhức nhối bật ra, vì sao một người phụ nữ quý tộc Pháp chót vót trên tháp ngà văn bút cũng như địa vị xã hội lại nặng tình như thế với thân phận một người tù?
Thế là hết những chuyến phiêu lưu trên biển Egee xanh biếc, hết những cuộc tìm kiếm những vần thơ Hy Lạp trên đá hoa cương trắng ở Acropol.
Những chuyến đi đến đảo Santorini đen như than với hoàng hôn diễm lệ nhỏ máu bị bỏ qua một bên. Amandine ghi tên học tiếng Việt tại Viện Đông Dương bác cổ và cắp sách đến đây trong ba năm.
Một trong những chiếc chìa khoá để tìm lại gốc rễ của mình theo cô chính là ngôn ngữ.
Kiến thức nhận được giúp Amandine đọc rành rẽ những tài liệu và tự giao tiếp trong những lần thoi đưa với mảnh đất suốt 55 năm lưu đầy vua Hàm Nghi đã không một lần được nhìn lại.
Từ sử thành xử
Giáo sư Dân tộc học Đinh Trọng Hiếu vui vẻ chở tôi với đến gặp cô cháu đời thứ năm của Hoàng Đế An Nam xong lại cứ nằng nằng đòi về.
Ông biết nhiều, chắc chắn, song ít bộc lộ. Điều đó chinh phục tôi nên đề nghị ông ở lại cùng chuyện trò với Amandine.
Tôi đùa: "Ít ra cũng được nghe một vài nhận xét khách quan, không chi phối bởi tình cảm".
Song tôi lo lắng thừa. Bởi tình cảm viển vông không có chỗ trong luận án dầy hơn 600 trang của Amandine. Tất cả đều rành mạch, chính xác như những nét dao mổ.
Amandine nghĩ rằng lịch sử là viết lại từ những sự việc thật và không chệch hướng trong phân tích, sàng lọc dữ kiện.
Cô không để cho những áp lực, những đường lối tuyên truyền vớ vẩn, những cái tên lóng lánh và ngay cả sự không đồng ý, chấp thuận ngay trong gia đình làm chệnh hướng công trình nghiên cứu.
Chuyện trò với cô, tôi nhìn thấy một vua Hàm Nghi hoàn toàn khác. Một ông vua rất đời, rất thật, như chạm vào được.
Song le lói trong ngỡ ngàng thú vị một chút đắng cay về những ngộ nhận của bản thân đã dễ bị những trang lịch sử xuyên tạc tác động.
Câu nói nhỏ nhẹ trong phiên bảo vệ luận án của cô trước ban giám khảo đọng lại trong trí nhớ của tôi sự cay đắng:
"Sử liệu ở Việt Nam không chắc chắn."
Amandine đã chứng minh ngày tháng năm sinh của vua Hàm Nghi theo giả phả dòng họ Nguyễn Phước Tộc không chính xác, những ghi chép của Đại Nội Huế cũng không chuẩn.
Việc Tự Đức nhận Hàm Nghi làm con nuôi cũng không phải nốt. Nghĩa là Hàm Nghi lúc đó còn là hoàng tử Ưng Lịch không có trong danh sách ứng cử lên ngôi vua.
Những sách báo và cách nghi chép tư liệu phía Việt Nam đặc biệt từ năm 2000 phản ánh đậm xu hướng chính trị.
Có cả những quyển truyện tranh cho thiếu nhi từ góc nhìn sử học của Amandine là khiên cưỡng và lên gân lộ liễu. Những người viết sử không dùng đúng chữ sử mà họ đã xử các nhân vật.
Hàm Nghi một nghệ sĩ
Luận án của Amandine Dabat đã trả lại cho lịch sử hội hoạ Việt Nam chân dung một người nghệ sĩ lớn. Đi kèm gần 600 trang viết là hai phụ lục minh hoạ những tác phẩm tranh sơn dầu và điêu khắc của Hoàng đế Hàm Nghi.
Việc bỏ từ 'hoàng đế' cũng được phân tích vì sao. Đó là dụng ý của phía Pháp hạ thấp vai trò của triều đình Huế sau hoà ước Patenotre 1884 và chỉ coi các hoàng đế là 'vua' (roi).
Khối lượng đồ sộ cả về chất lượng và số lượng được chị phân tích từng bức một bút pháp của một hoạ sĩ về mầu sắc và ánh sáng.
Thời điểm ra đời của những bức hoạ này trước những tác phẩm của các hoạ sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương sẽ chỉnh đốn lại trật tự vốn định hình lịch sử mỹ thuật hội hoạ, điêu khắc Việt Nam cuối thế kỷ 19.
Một duyên kỳ ngộ đã đưa đẩy Hàm Nghi gặp gỡ và trở thành học trò của nhà điêu khắc thiên tài Pháp Auguste Rodin.
Amandine đã chỉ cho tôi xem bức phác hoạ ông gửi cho nghệ sĩ này đang được bảo quản trong bảo tàng Rodin tại Paris có chữ ký 'Hoàng tử An Nam' của vua Hàm Nghi.
Với 5034 trang tài liệu cá nhân của gia đình, Amandine dẫn chúng ta đến những bí ẩn hoàn toàn chìm trong bóng tối giai đoạn lưu đầy tại Alger của ông hoàng An Nam như tên chính thức của vua trên chiếc hộ chiếu số 7426.
Cô cũng phác hoạ rõ nét những nhân vật cả Pháp lẫn Việt trong vòng xoáy đan chéo những bước ngoặt quyết định những năm tháng tại Algerie của ông.
Hàm Nghi không phải là ông vua duy nhất bị người Pháp bắt đi lưu đày.
Có thể kể đến vua Béhanzin (1845-1906) của nước Bénin, Nữ hoàng Ravanalona III (1861-1917) của Madagascar, hay Duy Tân, Thành Thái của Việt Nam đều bị biệt xa cố quốc.
Song có lẽ chúng ta đã may mắn vì tiếng gọi xa thẳm của vua Hàm Nghi đã được người cháu gái nghe thấy và thuật lại. Một trường hợp duy nhất.
Tôi như nhìn thấy trên kè đá của cầu cảng Alger, chàng Vialar choàng chiếc áo khoác sĩ quan của mình lên vai chàng thanh niên Việt Nam 18 tuổi Hàm Nghi.
Họ cười với nhau và tình bạn nẩy nở sánh vai đến tận những ngày cuối cùng. Vialar đã cùng với toàn quyền Algerie bảo vệ Hàm Nghi, cự lại những hằn học của Toàn quyền Đông Dương và cả tại chính quốc.
Điều gì đằng sau vậy? Thắc mắc của tôi được giáo sư Đinh Trọng Hiếu giải đáp.
"Vua có một sức hút đặc biệt, gần như ông chinh phục được những người xung quanh rất tự nhiên. Ngay cả người vừa làm phiên dịch, vừa làm mật thám như Trần Bình Thanh cũng thay đổi thái độ sau một thời gian ở với vua. Đáng tiếc chúng ta không có may mắn được những ông vua anh minh như thế."
Amandine lấy cho tôi chụp lại một bức chân dung vua Hàm Nghi vẽ bằng sơn dầu.
Đây là quà của Hoàng tử Minh Đức, con trai chính thức của vua Hàm Nghi. Tôi chợt rùng mình. Ánh mắt Amandine hệt như cái nhìn đầy ắp tiếng vọng xa thẳm ánh mắt của vua Hàm Nghi.
Tôi chụp một vài bức ảnh và nói sẽ dùng cho bài viết này. Amandine vùng vằng:
"Xin đừng, vì em không đẹp trong đó."
Tôi nói vì sau chọn góc độ này và nụ cười của Amandine. Tôi muốn tiếng cười lanh lảnh của cô xoá đi nỗi buồn day dứt quá của những bức tranh để lại.
Tôi muốn ánh mặt và nụ cười rạng rỡ mang đến những sắc màu u uẩn kia cái nắng vàng đang tràn qua của sổ Amandine sưởi ấm lại những nét cọ dữ dội, trầm mặc.
Không Amandine ạ, Amandine rất đẹp. Cám ơn Amandine!
Bài viết thể hiện cách nhìn của nhà báo tự do Phạm Cao Phong từ Paris, Pháp.
Phạm Cao Phong
Theo BBC
Tôi tìm gặp Amandine ở Paris vào một buổi chiều ngày 13 tháng 11/2015 vì luận án tiến sĩ của cô đề cập đến chủ đề dễ gây sóng gió.
Đó là hai vấn đề gai góc: thẩm định lại chỗ đứng của vua Hàm Nghi (1871-1943) trong lịch sử mà còn đặt một câu hỏi về vị trí của ông trong hội hoạ Việt Nam tương lai sẽ ra sao.
Cách đây 5 năm, vào ngày nhận bằng tiến sĩ về khảo cổ Amandine được mẹ tặng cho một kỷ vật của gia đình.
Đó là một bài thơ nhan đề "Xuân Tử".
Những vần thơ ấm áp, trữ tình của bài này do nữ văn sĩ đầu tiên bước vào Hàn lâm viện Goncourt Pháp là bà Judid Gautier làm tặng cho cụ năm đời của em.
Xuân Tử đồng thời cũng chính là tên chữ vua Hàm Nghi.
Người mẹ đã không nghĩ rằng bà đã vô tình đặt lên đôi vai gầy gò của con gái mình một gánh nặng lớn.
Một câu hỏi nhức nhối bật ra, vì sao một người phụ nữ quý tộc Pháp chót vót trên tháp ngà văn bút cũng như địa vị xã hội lại nặng tình như thế với thân phận một người tù?
Thế là hết những chuyến phiêu lưu trên biển Egee xanh biếc, hết những cuộc tìm kiếm những vần thơ Hy Lạp trên đá hoa cương trắng ở Acropol.
Những chuyến đi đến đảo Santorini đen như than với hoàng hôn diễm lệ nhỏ máu bị bỏ qua một bên. Amandine ghi tên học tiếng Việt tại Viện Đông Dương bác cổ và cắp sách đến đây trong ba năm.
Một trong những chiếc chìa khoá để tìm lại gốc rễ của mình theo cô chính là ngôn ngữ.
Kiến thức nhận được giúp Amandine đọc rành rẽ những tài liệu và tự giao tiếp trong những lần thoi đưa với mảnh đất suốt 55 năm lưu đầy vua Hàm Nghi đã không một lần được nhìn lại.
Từ sử thành xử
Giáo sư Dân tộc học Đinh Trọng Hiếu vui vẻ chở tôi với đến gặp cô cháu đời thứ năm của Hoàng Đế An Nam xong lại cứ nằng nằng đòi về.
Ông biết nhiều, chắc chắn, song ít bộc lộ. Điều đó chinh phục tôi nên đề nghị ông ở lại cùng chuyện trò với Amandine.
Tôi đùa: "Ít ra cũng được nghe một vài nhận xét khách quan, không chi phối bởi tình cảm".
Song tôi lo lắng thừa. Bởi tình cảm viển vông không có chỗ trong luận án dầy hơn 600 trang của Amandine. Tất cả đều rành mạch, chính xác như những nét dao mổ.
Amandine nghĩ rằng lịch sử là viết lại từ những sự việc thật và không chệch hướng trong phân tích, sàng lọc dữ kiện.
Cô không để cho những áp lực, những đường lối tuyên truyền vớ vẩn, những cái tên lóng lánh và ngay cả sự không đồng ý, chấp thuận ngay trong gia đình làm chệnh hướng công trình nghiên cứu.
Chuyện trò với cô, tôi nhìn thấy một vua Hàm Nghi hoàn toàn khác. Một ông vua rất đời, rất thật, như chạm vào được.
Song le lói trong ngỡ ngàng thú vị một chút đắng cay về những ngộ nhận của bản thân đã dễ bị những trang lịch sử xuyên tạc tác động.
Câu nói nhỏ nhẹ trong phiên bảo vệ luận án của cô trước ban giám khảo đọng lại trong trí nhớ của tôi sự cay đắng:
"Sử liệu ở Việt Nam không chắc chắn."
Amandine đã chứng minh ngày tháng năm sinh của vua Hàm Nghi theo giả phả dòng họ Nguyễn Phước Tộc không chính xác, những ghi chép của Đại Nội Huế cũng không chuẩn.
Việc Tự Đức nhận Hàm Nghi làm con nuôi cũng không phải nốt. Nghĩa là Hàm Nghi lúc đó còn là hoàng tử Ưng Lịch không có trong danh sách ứng cử lên ngôi vua.
Những sách báo và cách nghi chép tư liệu phía Việt Nam đặc biệt từ năm 2000 phản ánh đậm xu hướng chính trị.
Có cả những quyển truyện tranh cho thiếu nhi từ góc nhìn sử học của Amandine là khiên cưỡng và lên gân lộ liễu. Những người viết sử không dùng đúng chữ sử mà họ đã xử các nhân vật.
Hàm Nghi một nghệ sĩ
Luận án của Amandine Dabat đã trả lại cho lịch sử hội hoạ Việt Nam chân dung một người nghệ sĩ lớn. Đi kèm gần 600 trang viết là hai phụ lục minh hoạ những tác phẩm tranh sơn dầu và điêu khắc của Hoàng đế Hàm Nghi.
Việc bỏ từ 'hoàng đế' cũng được phân tích vì sao. Đó là dụng ý của phía Pháp hạ thấp vai trò của triều đình Huế sau hoà ước Patenotre 1884 và chỉ coi các hoàng đế là 'vua' (roi).
Khối lượng đồ sộ cả về chất lượng và số lượng được chị phân tích từng bức một bút pháp của một hoạ sĩ về mầu sắc và ánh sáng.
Thời điểm ra đời của những bức hoạ này trước những tác phẩm của các hoạ sĩ trường Mỹ thuật Đông Dương sẽ chỉnh đốn lại trật tự vốn định hình lịch sử mỹ thuật hội hoạ, điêu khắc Việt Nam cuối thế kỷ 19.
Một duyên kỳ ngộ đã đưa đẩy Hàm Nghi gặp gỡ và trở thành học trò của nhà điêu khắc thiên tài Pháp Auguste Rodin.
Amandine đã chỉ cho tôi xem bức phác hoạ ông gửi cho nghệ sĩ này đang được bảo quản trong bảo tàng Rodin tại Paris có chữ ký 'Hoàng tử An Nam' của vua Hàm Nghi.
Với 5034 trang tài liệu cá nhân của gia đình, Amandine dẫn chúng ta đến những bí ẩn hoàn toàn chìm trong bóng tối giai đoạn lưu đầy tại Alger của ông hoàng An Nam như tên chính thức của vua trên chiếc hộ chiếu số 7426.
Cô cũng phác hoạ rõ nét những nhân vật cả Pháp lẫn Việt trong vòng xoáy đan chéo những bước ngoặt quyết định những năm tháng tại Algerie của ông.
Hàm Nghi không phải là ông vua duy nhất bị người Pháp bắt đi lưu đày.
Có thể kể đến vua Béhanzin (1845-1906) của nước Bénin, Nữ hoàng Ravanalona III (1861-1917) của Madagascar, hay Duy Tân, Thành Thái của Việt Nam đều bị biệt xa cố quốc.
Song có lẽ chúng ta đã may mắn vì tiếng gọi xa thẳm của vua Hàm Nghi đã được người cháu gái nghe thấy và thuật lại. Một trường hợp duy nhất.
Tôi như nhìn thấy trên kè đá của cầu cảng Alger, chàng Vialar choàng chiếc áo khoác sĩ quan của mình lên vai chàng thanh niên Việt Nam 18 tuổi Hàm Nghi.
Họ cười với nhau và tình bạn nẩy nở sánh vai đến tận những ngày cuối cùng. Vialar đã cùng với toàn quyền Algerie bảo vệ Hàm Nghi, cự lại những hằn học của Toàn quyền Đông Dương và cả tại chính quốc.
Điều gì đằng sau vậy? Thắc mắc của tôi được giáo sư Đinh Trọng Hiếu giải đáp.
"Vua có một sức hút đặc biệt, gần như ông chinh phục được những người xung quanh rất tự nhiên. Ngay cả người vừa làm phiên dịch, vừa làm mật thám như Trần Bình Thanh cũng thay đổi thái độ sau một thời gian ở với vua. Đáng tiếc chúng ta không có may mắn được những ông vua anh minh như thế."
Amandine lấy cho tôi chụp lại một bức chân dung vua Hàm Nghi vẽ bằng sơn dầu.
Đây là quà của Hoàng tử Minh Đức, con trai chính thức của vua Hàm Nghi. Tôi chợt rùng mình. Ánh mắt Amandine hệt như cái nhìn đầy ắp tiếng vọng xa thẳm ánh mắt của vua Hàm Nghi.
Tôi chụp một vài bức ảnh và nói sẽ dùng cho bài viết này. Amandine vùng vằng:
"Xin đừng, vì em không đẹp trong đó."
Tôi nói vì sau chọn góc độ này và nụ cười của Amandine. Tôi muốn tiếng cười lanh lảnh của cô xoá đi nỗi buồn day dứt quá của những bức tranh để lại.
Tôi muốn ánh mặt và nụ cười rạng rỡ mang đến những sắc màu u uẩn kia cái nắng vàng đang tràn qua của sổ Amandine sưởi ấm lại những nét cọ dữ dội, trầm mặc.
Không Amandine ạ, Amandine rất đẹp. Cám ơn Amandine!
Bài viết thể hiện cách nhìn của nhà báo tự do Phạm Cao Phong từ Paris, Pháp.
Phạm Cao Phong
Theo BBC