Tình hình chiến sự
Trong những năm từ 1973 đến 1975, CSHN đã rốc hết láng (lực lượng) vào canh bạc NVN vì biết chắc là HK sẽ không quay trở lại NVN.
Ngày 13/12/74: CSHN cho tiến hành chiến dịch Tây Nguyên. Khởi đầu là đánh chiếm tỉnh Phước Long gần biên giới Miên Việt. Cộng quân phải mất 20 ngày mới chiếm được PL. Tiếp theo đó là Cộng quân đánh chiếm Ban Mê Thuột (14/3/75); Tuy Hòa; Bình Ðịnh, Huế, và Ðà Nẵng.
Ngày 14/3/75: Trong buổi họp tại Cam Ranh, TT Thiệu đột nhiên ra lệnh cho Tướng Ngô Quang Trưởng bỏ Vùng I và các lực lượng QÐII/VIICT rút về Nha Trang_. Dường như sau này TT Thiệu có nói: ông bỏ những phần đất đó như là một hình thức “tháu cáy” trong canh bạc xì-phé với hy vọng là quân Mỹ sẽ quay trở lại! Thực tế, sự tháu cáy dại dột đó đã chỉ mở ra cơ hội tốt cho các lực lượng của CSHN được thể kéo rốc xuống phía nam uy hiếp các cửa ngõ vào Saigòn và đưa ra yêu sách là TT Thiệu phải chịu từ chức để cho Dương Văn Minh lên làm TT mà nhiệm vụ duy nhất của ông Minh là ra lệnh cho các lực lượng VNCH buông súng.
Ngày 9/4/75: CSBV tiến đánh Xuân Lộc, Long Khánh nhưng bị lực lượng SÐ18BB và Lữ Ðoàn 1 Dù đẩy lui.
Ngày 16/4/75: TT Thiệu tuyên bố “Chiến Thuật Co Cụm”, bỏ ngỏ Vùng Một và Vùng Hai để hy vọng HK trở lại.
Ngày 16/4/75: Tại Vùng Ba, LLXKQÐIII do Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi chỉ huy đã giao tranh dữ dội với Cộng quân tại Ngã Ba Dầu Giây vaø Höng Loäc, Tướng Khôi đã dùng 2 trái bom CBU-55_ để tiêu diệt khoảng một trung đoàn Cộng quân và giải cứu Chiến Ðoàn 52/SÑ18 của Ð.T. Ngô Kỳ Dũng.
Ngày 20/4/75: Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh QÐIII, lệnh cho Tướng Lê Minh Ðảo bỏ Xuân Lộc rút quân về Long Bình, Biên Hòa và LLXKQÐIII trấn tại Dầu Giây-Hưng Lộc. Cũng trong ngày này, Ðại Sứ HK Graham Martin gặp TT Thiệu và yêu cầu ông Thiệu nên từ chức để sớm có thương thuyết với CS bằng chính phủ mới của DVM. Chiều ngày hôm đó thì Phan Rang lọt vào tay Cộng quân và Cộng quaân cũng cố tình xua cho dân chúng di tản để làm rối loạn tinh thần dân chúng ở Saigòn.
Trong thời gian từ 20/4/75 đến 30/4/75: Vùng 4CT tương đối yên tĩnh mặc dù một số lực lượng CS của Công Trường 4 CS cố gắng tấn công và pháo kích vào những điểm trọng yếu như Chi Khu Phong Ðiền, Phi Trường Trà Nóc, và Bình Thủy.
Ngày 21/4/75: TT Thiệu tuyên bồ từ chức theo lời khuyến cáo của Ðại Sứ HK, Graham Martin! Ngày hôm sau, Tướng Khôi viết thư gửi Trung Tướng Charles Timmes, phụ tá của Ðại Sứ Martin, đại ý nói rằng:
Thưa Trung Tướng,
Trong khi tôi đang ngăn chặn các sư đoàn CS tại đây thì cũng là lúc Quốc Hội HK đang thảo luận có nên tiếp tục viện trợ thêm 300 triệu Mỹ Kim cho QLVNCH hay không? Trong tình hình gần như tuyệt vọng, tôi nghĩ rằng dù cho ngay bây giờ Quốc Hội HK có chấp thuận viện trợ cho QLVNCH đi chăng nữa thì cũng đã quá muộn rồi. Tuy nhiên tôi và toàn thể quân nhân các cấp thuộc quyền tôi nguyện sẽ chiến đấu đến phút cuối cùng. Tôi chỉ xin Trung Tướng giúp cho gia đình tôi được di tản tới một nơi an toàn …
Ngày 25/4/75: LLXKQÐIII được lệnh rút về Biên Hòa dưỡng quân. Sư Ðoàn 18BB của Tướng Lê Minh Ðảo thay thế trấn giữ Trảng Bôm, Hưng Lộc vàø Ngã Ba Dầu Giây. Nhưng ngay chiều hôm đó, Công quân đánh Trường Thiết Giáp. Tướng Khôi cho Chiến Ðoàn 322 được tăng cường thêm 1 Tiểu Ðoàn Thủy Quân Lục Chiến của Tr.T. Nguyễn Văn Liên ra đối địch. Cộng quân bị thiệt hại 12 Chiến Xa T 54 và 1 Trung dội bộ binh phải tháo chạy vào rừng cao su.
Ngày 29/4/75: Sáng ngày 29/4, có lệnh tăng cường thêm cho LLXKQÐIII Lữ Ðoàn 468 TQLC và Lữ Ðoàn 2 Nhẩy Dù và nhận lệnh bảo vệ Thành Phố Biên Hòa. Ðến trưa thì Tướng Toàn họp khẩn cấp tại BTL/SD18BB tại Long Bình chỉ thị: Tướng Lê Minh Ðảo giữ Long Bình và Xa Lộ Biên Hòa; Tướng Trần Quang Khôi phòng thủ TP Biên Hòa. Ngay khi vừa chỉ thị xong, bất thần Đại Tá Hiếu xuất hiện báo cáo Trung Ðoàn 43/SÐ18BB đóng tại Trảng Bôm bị áp lực Cộng quân phải rút vào Long Bình. Thực ra thì vào lúc đó, SÐ25BB đã bị đánh tan và Tướng Lý Tòng Bá đã bị bắt.
Riêng khu vực Lai Khê được SÐ5BB của Tướng Lê Nguyên Vỹ bảo vệ, tình hình khá yên tĩnh. Nhưng sáng hôm sau khoảng 10 giờ 30, khi nghe T.T. DVM tuyên bố buông súng, Tướng Lê Nguyên Vỹ cho kéo cờ trắng. Sau đó, ông nghiêm trang chào quốc kỳ rồi trở về văn phòng tự sát.
Tóm lại, rõ ràng trong khoảng một tuần lễ cuối cùng của Tháng Tư, 1975, Cộng quân đã chỉ dùng một số đơn vị nhỏ cầm chân lực lượng VNCH tại chỗ và tập trung các mũi dùi tấn công từ hướng đông theo hướng tây-nam, mượn Quốc Lộ 1 và Xa Lộ Biên Hòa tiến thẳng vào Saigòn lúc đó hầu như bỏ ngỏ, không bố phòng.
Ðể chặn đường tiến quân của QÐIV của Tướng Nguyễn Khoa Nam, Cộng quân đã đóng chốt tại vài nơi trên Quốc Lộ 4 thuộc Long An.
Từ Vũng Tầu về Saigòn, Quốc Lộ 15 bị cắt đứt giao thông bởi một đơn vị chiến xa của Cộng quân.
Tại Vùng 3, Lực Lượng Xung Kích QÐIII đóng tại Biên Hòa là đại lực lượng mà Cộng quân đáng e ngại nhất lại chỉ được lệnh phòng thủ Biên Hòa.
Tướng Khôi kể lại trong tập Danh Dự và Tổ Quốc, trang 11:
Vào khoảng 15 giờ ngày 29/4/74, tôi đang ăn cơm trưa với Bộ Tham Mưu trong tư dinh Tư Lệnh QÐ, thình lình có chiếc trực thăng của Tướng Toàn đáp xuống vườn hoa tư dinh, bên cạnh chiếc trực thăng chỉ huy của tôi. Thiếu Tá Cư Pilot vào chào tôi và báo cáo cho tôi biết: sau khi rời Long Bình, Cư đưa Tướng Toàn và bộ hạ ra Vũng Tầu, nơi đó có các Tướng Hoàng Xuân Lãm và Phan Hòa Hiệp chờ Tướng Toàn, rồi cả ba người cùng đoàn tùy tùng đáp tầu đánh cá ra hạm đội Mỹ ở ngoài khơi_. Tin Tướng Toàn bỏ ngũ không làm tôi ngạc nhiên. Thiếu Tá Cư xin ở lại với tôi. Tôi đồng ý.
Về phía Cộng quân, Thượng Tướng Hoàng Cầm, Tư Lệnh Quân Ðoàn 4 CSBV, kể lại trong nhật ký:
Ngày 29/4, ngay khi trời vừa sáng, sư đoàn 341 tiến công luôn với 5 xe tăng dẫn đầu, đập tan nhiều ổ đề kháng của địch. Mười giờ, đội hình sư đoàn tiến đến ngã ba Hố Nai đi Biên Hòa phải dừng lại vì gặp phải 4 tuyến hào phía trước, xe tăng không qua được. Súng nổ dữ dội suốt đêm từ phía Biên Hòa dội về sở chỉ huy quân đoàn và ở đó hỏa châu hắt lên một quầng sáng. Ðúng là trận chiến căng thẳng để đưa đội hình qua sông. Khu vực xẩy ra trận đánh ác liệt ở Ngã Ba Tân Hiệp. Ở đây cũng là một trận địa chống tăng với tuyến hào chống tăng vắt qua đường bao vây lấy căn cứ. Lúc ấy đã là 2 giờ sáng 30 tháng 4. Trời sáng mà không thanh toán được cái lá chắn này thì làm sao vào được Saigòn sớm?
Trận Chiến Cuối Cùng của LLXKQÐIII tại Biên Hòa
Ðể phòng thủ Biên Hòa, Tướng Khôi đã bố trí như sau:
Chiến Ðoàn 322 phòng thủ ở phía nam Phi Trường Biên Hòa và giữ Mạn Bắc Bộ Tư Lệnh QÐIII.
Lữ Ðoàn 468 TQLC giữ Mạn Nam TP Biên Hòa.
Lữ Ðoàn 2 Nhẩy Dù giữ Cầu Mới , Cầu Sắt Biên Hòa và các nút chận trên các đường xâm nhập vào Biên Hòa. Chiến Ðoàn 315 án ngữ Ngã Ba Xa Lộ Biên Hòa, giữ Mạn Ðông.
Chiến Ðoàn 318 àn ngữ từ cổng Phi Trường Biên Hòa đến Cầu Mới, chịu trách nhiệm Mạn Tây.
Khoảng 18:00: Cộng quân bắt đầu xâm nhập vào vị trí từ Mạn Bắc và Ðông Bắc đụng phải Chiến Ðoàn 322 và 315 và bị đẩy lui. Tình hình sau đó trở nên khá yên tịnh.
Khoảng 22:00 giờ: Tướng Nguyễn Hữu Có, phụ tá của TT Dương Văn Minh, gọi điện cho Tướng Khôi truyền đạt lệnh của TT Dương Văn Minh bảo vệ Biên Hòa cho tới 08:00 giờ sáng ngày 30/4/75 để ông ta nói chuyện với “bên kia” (!).
Khoảng 23:45 giờ khuya: Cộng quân lại bắt đầu pháo kích dữ dội vào thành Phố Biên Hòa và đồng thời tập trung một lực lượng gồm bộ binh và chiến xa tấn công vaøo hướng Bộ Tư Lệnh QÐIII. Chiến Ðoàn 315 xông ra chặn địch và Cộng quân phải rút lui.
Lúc 02:00 giờ sáng ngày 30/4/75: Tướng Lê Minh Ðảo báo cáo Phòng Tuyến Long Bình đã bị địch tràn ngập và lực lượng của ông đang rút về hướng Thủ Ðức.
Lúc 03:00 giờ sáng: địch lại pháo kích dữ dội và chính xác hơn vào TP Biên Hòa. Ðoàn chiến xa của địch vừa xuất hiện đã bị bắn hạ và chúng tháo chạy ngược ra xa lộ Biên Hòa. Kể từ đó, TP Biên Hòa lại trở lại yên tĩnh.
Các Ðơn Vị Nào về Giải Cứu Thủ Ðô?
Ðúng 08:00 giờ sáng ngày 30/4/75, không liên lạc được với Bộ Tổng Tham Mưu, Tướng Khôi quyết định họp các đơn vị trưởng lại trao đổi tin tức. Tất cả cùng quyết định kéo quân về giải cứu Thủ Ðô.
Lữ Ðoàn 2 Nhẩy Dù do Tr.T. Nguyễn Lô chỉ huy tiến theo Ðường Sắt phía phải về Saigòn.
Lữ Ðoàn 468 TQLC của Tr.T. Huỳnh Văn Lượm tiến theo phía trái Ðường Sắt.
Lữ Ðoàn 3 KB và Liên Ðoàn 33 BÐQ tiến theo Xa lộ Biên Hòa về Saigòn.
Chiến Ðoàn 315 của Tr.T. Ðỗ Ðức Thảo tiến về Cầu Bình Triệu.
Chiến Ðoàn 322 của Tr.T. Nguyễn Văn Liên tiến theo sau Chiến Ðoàn 315.
Chiến Ðoàn 318 của Tr.T. Nguyễn Ðức Dương đi đoạn hậu sau các đơn vị yểm trợ.
Ðúng 09:00: toàn bộ lực lượng lên đường. Các ổ kháng cự dọc đường của địch đã bị đè bẹp nhanh chóng. Trong giờ phút chót này, Tướng Khôi kể lại, phi công lái trực thăng cho ông là Th.T. Cư (nguyên là phi công của Tướng Toàn) đề nghị đưa Tướng Khôi đi lánh nạn, nhưng Tướng Khôi từ chối. Từ trên trực thăng, Tướng Khôi nhìn đoàn quân xa, chiến xa, xe kéo pháo của Cộng quân đang bò vào Saigòn theo Xa Lộ Biên Hòa và Quốc Lộ 13.
10:25 giờ sáng 30/4/75: Tướng Khôi nghe thấy lệnh buông súng tại chỗ của TT Dương Văn Minh và các cánh quân thiết giáp đã tới gần Nhà Thờ Fatima, Bình Triệu. Tướng Khôi tự chấm dứt quyền chỉ huy và để cho quân sĩ tự động tan hàng.
William Hoang
https://ongvove.wordpress.com/2009/04/26/sang-3041975-nh%E1%BB%AFng-d%C6%A1n-v%E1%BB%8B-nao-ti%E1%BA%BFn-v%E1%BB%81-gi%E1%BA%A3i-c%E1%BB%A9u-th%E1%BB%A7-%C3%B0o-saigon-b%E1%BB%8F-ngo/