Cao Xuân Huy và “Tháng Ba gãy súng”
Mặc Lâm, phóng viên RFA
Tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của tác giả Cao Xuân Huy đã tái bản được 10 lần và chính tác giả cũng bất ngờ với kết quả này. Trong không khí của những ngày cuối tháng Tư, mời quý vị nghe lại một câu chuyện mà bất cứ người dân Việt Nam nào khi nghĩ đến cũng đều xót xa trong lòng cách này hay cách khác.
Cao
Xuân Huy vừa cho chúng ta biết hoàn cảnh ra đời của “Tháng Ba gãy súng”. Một hoàn
cảnh khá bất ngờ đối với hành trình đầy thử thách của một nhà văn, khởi đầu một
cách tình cờ và kéo dài vài chục năm sau đó chỉ với sức mạnh thôi thúc nói lên
một sự thật, sự thật mà nhiều người muốn biết về cuộc chiến này.
Nếu
"Tháng Ba gãy súng" là tiểu thuyết thì tôi lại phải thêm một câu màu
mè đại khái "những nhân vật và những sự việc đều do sự tưởng tượng của tác
giả, mọi sự trùng hợp chỉ là ngẫu nhiên ngoài ý muốn...", trong khi tôi chỉ
có một điều ngoài ý muốn là tôi đã không đủ khả năng để viết tất cả những điều
tôi phải viết."
Máu
theo chân, máu đổ khắp nơi khi từng viên đạn bắn đi, từng người một ngã xuống,
ngã xuống...người còn sống không biết bao giờ thì đến phiên mình, tất cả chờ đợi
cái chết đến, chờ đợi trong hãi hùng, trong khủng khiếp: "Lúc nãy ở bờ bên kia phá chúng tôi được nếm mùi cướp bóc thổ phỉ
và bây giờ trên con đường đất hai bên là ruộng, là lùm, là bụi này, chúng tôi được
thưởng thức món giết người.
Mặc Lâm, phóng viên RFA
Tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của tác giả Cao Xuân Huy đã tái bản được 10 lần và chính tác giả cũng bất ngờ với kết quả này. Trong không khí của những ngày cuối tháng Tư, mời quý vị nghe lại một câu chuyện mà bất cứ người dân Việt Nam nào khi nghĩ đến cũng đều xót xa trong lòng cách này hay cách khác.
Gãy súng chứ không buông súng
Cuộc
chiến dù đã qua đi nhưng những hình ảnh bạo tàn của nó không dễ gì phai nhòa
trong lòng nhiều người, đặc biệt đối với những ai trực tiếp chịu những va đập
vào những giây phút cuối cùng trước khi lịch sử Việt Nam lật sang một trang mới.
Cao Xuân Huy: Tôi viết vào khoảng giữa nữa cuối năm 84,
lúc mà mới vượt biên qua chừng độ năm bảy tháng gì đó. Bắt đầu viết thì nhà văn
Nguyễn Mộng Giác ổng đăng trên tờ báo hàng tuần ở đây, vừa viết xong thì cũng vừa
đăng xong rồi thì in luôn thôi, in vào khoảng 85 ông ạ.
Cao Xuân Huy: Thật sự khi mà cầm bút viết tôi chỉ vì một
điều ấm ức rằng là một ông tướng cũ của mình ổng tuyên bố rằng "để mất nước
(là) tội chung mọi người, lớn tội lớn, bé tội bé" thì tôi không đồng ý điều
đó, tại vì chúng tôi đánh nhau đến viên đạn cuối cùng rồi bị bắt thì không phải
là chúng tôi có tội. Tôi tức quá về điều đó, tôi viết ra, mà viết nửa chừng rồi
thôi, thế rồi vì ở chung nhà với Nguyễn Mộng Giác, ổng lấy ổng đem đăng, xong rồi
hết thì ổng thúc, cứ hết thì ổng thúc, hết thì thúc, thì cứ thế mà viết thôi.
Đó là cái khởi đầu của quyển sách.
Còn sinh hoạt về
văn chương, những lúc đó thì tôi không có dính tới văn chương, anh ạ. Mãi về
sau này, sau khi quyển sách ra xong rồi người ta gọi tôi là nhà văn, xong rồi lại
ở chung với ông Giác, với lại Hoàng Khởi Phong, cùng với nhau làm tờ Văn Học. Thế
rồi cuối cùng tôi làm tổng thơ ký tờ báo Văn Học, xong rồi cuối cùng mấy năm
sau này thì ông Giác giao luôn tờ Văn Học cho tôi và tôi làm chủ biên luôn. Đến
bây giờ thì tờ tạp chí Văn Học đã tạm đóng cửa rồi vì lý do sức khỏe của tôi.
Cao
Xuân Huy thú nhận ông không phải là nhà văn ngay từ trang đầu của “Tháng Ba gãy
súng”, ông viết chỉ vì khao khát và bị thúc đẩy nhằm phản biện lại lời tuyên bố
của một ông tướng.
Trong
lời tựa ông viết: "Quyển sách này không hề là tiểu thuyết mà là một hồi
ký, bởi vì tôi chưa từng là một người cầm bút và tôi cũng không biết cách sắp xếp
câu chuyện như thế nào. "Tháng Ba"thì mọi người đã rõ, còn "gãy
súng" - tôi muốn nói lên một điều đau lòng cho những thằng lính cầm súng,
khẩu súng mà không có đạn thì giá trị không bằng một khúc cũi mục.
Chính
tôi đã dẫn đại đội xung phong lên chiếm mục tiêu mà chỉ bắn bằng mồm. Súng của
chúng tôi có phải đã bị bẻ gãy không, khi mà vẫn có thể tiếp tế đạn cho chúng
tôi để chúng tôi chiến đâu? Ai đã bẻ gãy súng của chúng tôi?
Tôi
đặt chữ "gãy súng" cho quyển sách là như vậy. Tôi gọi "Tháng Ba
gãy súng" là hồi ký vì tôi chịu hoàn toàn trách nhiệm về những điều tôi viết.
Tất cả những địa danh, những tên người, tên đơn vị, tất cả những diễn tiến đều
là thật, thật một trăm phần trăm. Tôi không lồng vào đấy bất cứ một hư cấu nhỏ
nào. Chắc chắn là tôi đã quên khá nhiều chi tiết. Và với cấp bậc và chức vụ thấp
kém của tôi, chắc chắn là có rất nhiều dữ kiện mà tôi đã không được biết."
Hồi ký chứ không phải tiểu thuyết
Tác
giả xác nhận không hề có một chút hư cấu nào được ông mang vào tác phẩm. Ông
thuật lại những sự việc xảy ra cho ông và đồng đội với tất cả những chi tiết nhỏ
nhất. Trong những hoàn cảnh gần kề với cái chết được ông viết lại sinh động đến
nỗi khá nhiều độc giả cứ nghĩ đây là những trang tiểu thuyết chiến tranh. Trong
một đoạn cuối của lời tựa, ông xác nhận: "Tôi viết lại hoàn toàn sự thật
những điều mắt thấy, tai nghe, những điều tôi đã nhận lệnh và đã thi hành.
Cao Xuân Huy: Không có một hư cấu nào hết, tức là tôi nhớ
đến đâu tôi viết đến đó, vì nó là hồi ký thành thử ra không có hư cấu. Và nhân
vật trong đó là nhân vật thật hết. Một số nhân vật trong đó hiện giờ còn đang sống
ở Mỹ này.
Nơi
trang 89, Cao Xuân Huy kể lại một trận đánh được xem là bị buộc phải mở đường
máu mà với số lượng binh sĩ hiện diện cùng với tình hình bi đát ở những giây
phút cuối của cuộc chiến, ông và đồng đội hiểu rất rõ cái chết đang sát một bên
lưng và sự chọn lựa nào cũng đều vô vọng.
Ông
viết: "Còn nỗi bi thảm nào hơn tình
thế của chúng tôi trong lúc này. Có những người tìm cái sống trong cái chết, ít
ra họ còn cái hy vọng tìm thấy cái sống, mặc dù rất nhỏ nhoi, hy vọng nhỏ đến
đâu cũng vẫn là hy vọng. Một mảnh ván mục giữa biển cũng là hy vọng. Còn chúng
tôi, miếng ván mục cũng không trông thấy. Chúng tôi không thất vọng, chúng tôi
không tuyệt vọng, mà chúng tôi vô vọng. Chúng tôi, những thằng thanh niên khỏe
mạnh, yêu đời, rất ham sống, đang ngồi mơ được giậm chân tại chỗ này, đánh nhau
để rồi chết tại đây cho đỡ mệt chứ không muốn mở đường máu để chết dần chết mòn
dọc đường, cuối cùng đến được một chỗ cũng để chết. Cái chết kiểu này quả tình
không hứng thú tí nào hết."
Đối
với một người lính trong một binh chủng được xem là ưu tú nhất của QLVNCH thì
chấp hành lệnh của thượng cấp là điều tất nhiên. Chấp hành bất cứ lúc nào và
trong bất cứ hoàn cảnh nào được người ta gọi đó là kỷ luật quân đội. Tuy nhiên,
người lính ngao ngán nhận ra họ tuân hành mệnh lệnh của cấp chỉ huy trong khi
chính những người ra lệnh cho họ cố thủ, mở đường máu hay tấn công, lại không
có mặt tại nơi xảy ra cuộc chiến.
Cao
Xuân Huy viết: "Nghĩ đến chuyện phải
mở đường máu, phải di chuyển cho mệt rồi cuối cùng cũng chết, nhưng đã có lệnh
chuẩn bị tức là sẽ đến lúc thi hành, quả là ngao ngán. Tôi không muốn thi hành
cái lệnh này, nhưng tôi lại không thể không thi hành lệnh, vậy thì cách giải
quyết tốt nhất để không phải thi hành lệnh là chết trước, chết ngay tại đây,
trong lúc này. Tôi không muốn mệt nhọc hơn nữa để kéo dài cái sống thêm được
vài tiếng đồng hồ.
Tôi đi một vòng
dọc theo tuyến của đại đội để kiểm soát lính tráng. Lần này tôi đi theo đúng
nghĩa của tiếng đi, thẳng lưng mà đi. Cứ thẳng lưng như vậy tôi đi trong ánh
sáng chập chờn của những trái hỏa châu chiếu đến kéo dài những bóng đen rung
rinh của những luồng dương mờ dần rồi đen thui. Trời lại sáng lên, bóng đen của
những luồng dương lại rõ nét, ngắn hơn, lại kéo dài ra, mờ dần. Đột nhiên tôi bị
hất ngã và không biết gì nữa".
Mở
được đường máu chưa phải là kết thúc. Bi kịch chỉ bắt đầu khi tác giả dẫn một
toán lính tìm lối thoát vào Nam bằng đường biển. Con tàu duy nhất có thể đón
ông và toán lính lại trở thành nơi chiến đấu, chiến đấu giữa những người lính với
nhau để giữ mạng sống.
Tại
trang 101 ông viết: "Con tàu khá nhỏ,
sức chứa tối đa theo tôi ước lượng chỉ có thể chứa được hơn ngàn người, đó là
đã kể đến trường hợp nem người như nem cối, vậy mà số người muốn được lên tàu,
cũng theo ước lượng của tôi, có đến trên chục ngàn.
Chắc chắn sẽ xảy
ra một cuộc thi tuyển bằng bắp thịt và giá phải trả bằng máu, bằng sinh mạng của
từng thí sinh để kiếm được một chỗ trên tàu. Một cuộc thi không có trọng tài,
không có giám thị, không có hội đồng giám khảo, mà cuộc thi chỉ có những thí
sinh là những người đang chạy cho xa Việt cộng, đang liều mạng sống để khỏi rơi
vào tay Việt cộng.
Trước
những sự thật được tận mắt chứng kiến với đầy đủ những hình ảnh nản lòng, cảm
giác của tác giả ra sao về những người mà trước đây ít lâu là cấp chỉ huy, là
những người được xem là anh hùng, dày dạn trong chiến đấu? Cao Xuân Huy cho biết
ý nghĩ của mình:
Sự thật có một số
những sự việc nó xảy ra mà không được đẹp thì nó không phải là chính cái tính
chất của nhân vật đó, mà nó ở cái lúc, cái thời gian đó, cái lúc đó phản ứng của
người ta như vậy, chứ không phải là lúc nào người ta cũng thế, thành thử ra lỡ
lúc đó phải chịu thôi.
Cuốn
sách được khép lại ở những đoạn cuối cùng từ trang 163, Cao Xuân Huy kể lại cảnh
những người lính thất thểu một đoàn dài khi trở thành tù nhân bị dẫn đi và bị bắn
giết như thế nào. Trong đoạn văn này, từng giọt máu như đang rỉ ra theo gót
chân của đoàn tù.
Đoàn tù chúng
tôi đi thất thểu trên đường, đoành một tiếng, một xác người ngã xuống bờ ruộng,
đoành một tiếng, một xác người nữa ngã xuống bờ ruộng. Một người đi ngay bên cạnh
tôi bị bắn vào đầu, máu và óc văng dính cả vào người tôi. Trò bắn giết rất kỳ cục
và khó hiểu! Những người bị bắn chết và những người không bị bắn hay chưa bị bắn
đều không hiểu tại sao bọn Việt cộng lại bắn người này mà không bắn người kia.
Chúng tôi rất
hoang mang, nhưng lúc này không có ai phản ứng gì. Mọi người vẫn cứ lầm lũi, thất
thểu đi. Đói, khát, mệt mỏi và luộm thuộm lếch thếch, chúng tôi đi, hoang mang
không hiểu bao giờ đến lượt mình bị bắn. Số người bị bắn mỗi lúc dĩ nhiên mỗi
nhiều hơn. Tất cả lon lá đã được gỡ ra từ sáng khi chúng tôi mới nhận được quần
áo mang từ bờ biển vào. Râu ria trên mặt biểu hiệu cho chức cấp -hiểu theo
nghĩa Việt cộng- cũng không phải, vì nhiều người để râu, trong đó có cả tôi,
không hay chưa bị bắn. Nhiều người râu ria nhẵn nhụi thì đã bị bắn."
Và
cuối cùng thì tác giả cùng nhiều đồng đội của ông cũng dừng chân tại một chỗ không
ai mong muốn. Tuy nhiên cái chỗ được gọi là trại giam này lại là nơi quyết định
sự sống còn của họ: "Chúng tôi bị đưa
về căn cứ La Sơn nhốt tạm để sau đó hạ sĩ quan và binh sĩ bị đưa nhốt ở Khe
Tre, Nam Đông. Đám sĩ quan chúng tôi bị đưa về cây số 23, gần ngay chỗ ban chỉ
huy Tiểu đoàn 4 ít ngày trước, đối diện với làng Đồng Lâm. Khoảng giữa tháng Tư
chúng tôi bị đưa về trại tù binh chính thức nằm phía Bắc Khe Sanh, sát biên giới
Lào, ở ngay đầu nguồn sông Bến Hải."
Họ
đã được phân phối đi tới các trại tù khác nhau. Số phận những người lính này
sau đó không ai biết ra sao, nhưng có một điều Cao Xuân Huy tin chắc rằng, ông
và đồng đội của ông đã trả đầy đủ bồn phận đối với tổ quốc, và ông cùng đồng đội
có quyền hãnh diện, ưỡn ngực và nói to rằng: họ là người lính chiến, đúng nghĩa
là lính chiến trong bất cứ thời đại nào....