kỳ 3
Hoài Nam biên soạn
Thanh Thư chuyển văn bản
Năm 1944 khi tài năng đã nở rộ, Văn Cao viết Thiên Thai và Trương Chi. Hai ca khúc được hậu thế đánh giá là hai tuyệt phẩm của ông, cũng như của cả nền nhạc tình Việt Nam. Trước hết nói về Thiên Thai, bản này Văn Cao lấy cảm hứng từ hai bài thơ Ðường là Ðào Nguyên Hành của Vương Duy và Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai của Tào Ðường. Xưa nay, các thi văn nhân cũng như các nhạc sĩ Việt Nam chịu ảnh hưởng của Ðường Thi không phải là ít, và số tác giả lấy cảm hứng từ hai bài thơ Thiên Thai và Ðào Nguyên cũng khá nhiều, chẳng hạn Vũ Hoàng Chương, Tản Ðà, Phạm Duy. Thế nhưng, chính như Phạm Duy đã phải nhận xét, “Chỉ có Văn Cao mới dẫn dắt chúng ta tới đỉnh cao nhất của tình ái, cũng như sẽ đưa ta vào cõi sâu thẳm nhất của khổ đau, với hai câu truyện cổ dân gian, biến thành 2 bản tình ca muôn thuở tức Thiên Thai và Trương Chi.”
Hoài Nam biên soạn
Thanh Thư chuyển văn bản
Năm 1944 khi tài năng đã nở rộ, Văn Cao viết Thiên Thai và Trương Chi. Hai ca khúc được hậu thế đánh giá là hai tuyệt phẩm của ông, cũng như của cả nền nhạc tình Việt Nam. Trước hết nói về Thiên Thai, bản này Văn Cao lấy cảm hứng từ hai bài thơ Ðường là Ðào Nguyên Hành của Vương Duy và Lưu Nguyễn Nhập Thiên Thai của Tào Ðường. Xưa nay, các thi văn nhân cũng như các nhạc sĩ Việt Nam chịu ảnh hưởng của Ðường Thi không phải là ít, và số tác giả lấy cảm hứng từ hai bài thơ Thiên Thai và Ðào Nguyên cũng khá nhiều, chẳng hạn Vũ Hoàng Chương, Tản Ðà, Phạm Duy. Thế nhưng, chính như Phạm Duy đã phải nhận xét, “Chỉ có Văn Cao mới dẫn dắt chúng ta tới đỉnh cao nhất của tình ái, cũng như sẽ đưa ta vào cõi sâu thẳm nhất của khổ đau, với hai câu truyện cổ dân gian, biến thành 2 bản tình ca muôn thuở tức Thiên Thai và Trương Chi.”