Affichage des articles dont le libellé est Người Lính Năm Xưa. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Người Lính Năm Xưa. Afficher tous les articles

jeudi 2 avril 2015

29-3-75 Đà Nẵng thất thủ


TẠI QUẢNG TRỊ



 

Đọc ‘Ráng Chịu” của Trạch Gầm - Đinh Lâm Thanh


https://thotrachgam.files.wordpress.com/2011/03/rangchiu_trachgam_02.jpgĐối với Trạch Gầm, chỉ có hai cái đáng quý và đáng nhớ trong đời anh: Bạn và Rượu. Hai lãnh vực nầy tuy xa nhưng mà gần, vì uống rượu thì phải có bạn mà gặp bạn thì cần phải có rượu ! Rượu và Bạn được Trạch Gầm trang trọng nhận làm hành trang kể từ lúc anh bước chân vào quân trường Thủ Đức, rồi theo chân anh trên khắp các nẻo đường đất nước. Và cho đến ngày nay, đối với anh, vẫn còn là một cái gì trang trọng và đáng quý nhất đời. Đọc ‘Vụn Vặt’ những người yêu thơ Trạch Gầm sẽ cảm thông được thế nào là ‘tình huynh đệ’ của những ai đã một thời chiến đấu bên nhau, cũng như để tưởng nhớ những chiến hữu đã an nghỉ trong lòng đất hay đang còn lây lất dưới chế độ cộng sản ‘Vụn Vặt’ là những kỷ niệm tình người, được Trạch Gầm dệt thành thơ với lối gieo vần ân tình và giản dị.

dimanche 15 mars 2015

SINH VI TƯỚNG, TỬ VI THẦN - Tác Giả: Nguyễn Lý Tưởng


https://lh3.googleusercontent.com/-VrCG_AVPx5Y/Uj9WaTF-b5I/AAAAAAAAAWQ/rVnre_xCA8U/s400/img1.jpgNgười xưa thường nói: "Sinh vi tướng, tử vi thần" nghĩa là khi còn sống làm tướng chỉ huy quân đội, khi chết trở nên thần thánh được nhân dân tôn thờ). Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Ðinh Bộ Lĩnh, Lê Ðại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Quang Trung v.v. là những anh hùng trong sử sách Việt Nam, tuy đã chết nhưng vẫn còn được sùng kính như những vị thần thánh của các tôn giáo. Họ là những vị thần của dân tộc Việt Nam và sẽ phù hộ cho chúng ta trong cuộc tranh đấu chống xâm lăng, chống CS, đem lại tự do, thanh bình và thịnh vượng cho dân tộc.
Nhân ngày quốc hận 30 tháng 4, chúng ta hãy nhớ đến một số các vị anh hùng đã chứng tỏ tinh thần bất khuất trước kẻ thù, đã nêu gương trung liệt đối với tổ quốc và đồng bào. Hôm nay, chúng tôi xin được phép nói về "Ngày Quốc Hận 30-4" bằng nhắc lại cuộc sống và những giây phút cuối cuộc đời của những vị tướng đã hy sinh mạng sống mình để chứng tỏ lòng trung thành với tổ quốc bất khuất trước kẻ thù: 

Trung Tá Nguyễn Văn Long: Bảo Quốc công thần

Trung Tá Nguyễn Văn Long: Bảo Quốc công thần
  


Người lính Nghĩa Quân trong tim tôi - Nguyễn Thanh Thuỷ

Năm tôi được 10 tuổi, gia dình tôi bỏ ruộng vườn vào ở trong khu Ấp chiến lược, được bao bọc bởi một vòng thành kiên cố có kẽm gai, có hào sâu chung quanh. Ở hai đầu ấp có hai cái đồn nghĩa quân nhỏ. Ba má tôi thỉnh thoảng trở về nhà làm ruộng, gặt lúa ban ngày, rồi ban đêm vào xóm ở. Ấp Chiến lược là một công trình chiến lược dùng để cô lập Việt Cộng ra khỏi dân chúng. Việt Cộng hay trà trộn trong dân và bắn giết dân chúng, quân lính Việt Nam Cộng Hòa.
Lúc nầy VC bắt đầu nổi dậy mạnh ở miền Tây, thâu thuế, giết hại dân thường, ám sát Xã trưởng, Ấp trưởng của VNCH gây kinh hoàng cho dân chúng, gây mất ổn định cho xã hội miền Nam đang sống trong thanh bình. Họ bịt mắt, chặt đầu hay chôn sống bất cứ người nào họ nghi ngờ là đang cộng tác với chính quyền VNCH. Khu ấp chiến lược tôi ở được bảo vệ bởi một trung đội nghĩa quân, gồm có 3 tiểu đội. Các chú lính hay ở trong đồn còn vợ con họ sống trong các căn nhà nhỏ trong xóm. Nhà tôi ở gần nhà ông Tiểu đội trưởng, tôi kêu là chú Tấn.



mercredi 11 mars 2015

Tấm thẻ bài - Thanh Vân

Mười hai năm rồi em không gặp anh và sẽ không bao giờ gặp được anh nữa vì anh đã bỏ mình trong trại cải tạo đã sáu năm qua.

Sáng nay nhận được thơ bạn anh từ Quê Hương gởi sang, nói đã làm xong nhiệm vụ em nhờ, đã đưa được hài cốt của anh từ Vĩnh Phú về Huế, nơi anh đã sinh ra, đã lớn lên, nơi chúng mình đã gặp nhau và thề nguyền sẽ yêu nhau mãi mãi, em buồn vui lẫn lộn.

Anh ơi, em vui vì biết anh đã về lại được Quê Hương nhưng em xót xa khi đọc đến đoạn bạn anh viết về những gian nan phải vượt qua khi đi tìm mộ anh, vì tất cả chỉ là núi rừng hoang dại, mổi người tù chết đi chỉ được vùi sơ với miếng đá nhỏ ghi tên họ và ngày lìa đời cắm trên nấm mộ thấp. Đau đớn nhất cho em là khi đọc đến đoạn bạn anh kể xác thân đã rã mục của anh vẫn còn được bao trong chiếc áo len em tặng anh ngày xưa, chiếc mền dù bao phủ thân anh vẩn còn nguyên nhưng nơi xương cổ anh có mang thêm sợi xích nhỏ với tầm thẻ bài bằng nhôm ghi rõ tên họ và lý do bị quản thúc là "phản quốc"!

Chuyện Người Nghĩa Quân Thờ Hình Của Chính Mình - Phạm Thành Châu.

https://ongvove.files.wordpress.com/2009/04/linhvnch_hanhquan.jpg?w=830Rừng thiêng sơn trại không hò trận
Chỉ thấy tiêu điều những bóng ma

Viên Linh

Tết năm đó tôi về Việt Nam ghé thăm bạn bè. Đến miền Trung, tôi được một người bạn rủ thăm mộ một người bạn khác. Từ một thị trấn miền biển, chúng tôi ra quốc lộ Một, theo hướng bắc, lên một đèo nhỏ, đến đỉnh đèo, thay vì xuống dốc, bạn tôi cho xe chạy vào một đường mòn dọc theo chân núi. Đây là một vùng hoang vắng, cằn cỗi, toàn đá, cây lưa thưa, cao không quá đầu người. Chiếc xe gắn máy cứ nhảy chồm chồm, như con ngựa trở chứng, mấy lần suýt ngã xuống vực. Cuối cùng chúng tôi cũng đến được một nơi, hơi bằng phẳng, có mười mấy ngôi mộ đất, nằm rải rác trên một diện tích khoảng một cái sân lớn. Bạn tôi chỉ một mô đất có miếng gỗ nhỏ ghi chữ Tư bằng hắc ín bạc màu.

QUA NHỮNG TRẠI TÙ CỘNG SẢN ...- CAO HOÀI SƠN

quận Hòa Đa năm 1971 (photo GCH LuKe)Mười hai giờ trưa ngày 30/4/75 . Tổng thống VNCH Dương văn Minh đọc trên Ðài phát thanh Sài gòn, ra lệnh cho Quân Lực VNCH buông súng , chờ giao chính quyền cho Cộng Sản . Như cơn sét đánh bên tai, tôi bàng hoàng trong giây lát . Miền Nam mến yêu đâu còn nữa, qua bao năm chiến đấu tốn không ít máu xương, giờ phải chịu buông súng đầu hàng

Tôi chào từ biệt vị Tiểu đoàn trưởng TD/229/ÐP Nguyễn hữu Tiến và anh em trong đơn vị , tìm đường trở về quê Chợ Lầu , Phan rí thăm mẹ già và vợ cùng hai con .Tôi băn khoăn mãi không biết nên đi bằng đường bộ hay bằng ghe và khi về thì phải trình diện ở đâu . Chợ Lầu tuy là quê tôi nhưng mà tôi đã gây ân oán giang hồ với VC nằm vùng rất nhiều, vì khi còn ở DD118/ÐPQ . Tôi đã chỉ huy binh sĩ làm cỏ bọn du kích nằm vùng nhiều quá , có thể chưa kịp nhìn thấy Vợ con thì đã bị trả thù cũng có . Tôi cũng vừa nhận được tin ba tôi đã tự tử chết tại nhà, mãi đến ba ngày sau ông ngoại tôi lên xã xin đem chôn mới được” Cách mạng”đồng ý .

Sông Mao, ngày tháng cũ

(Mến tặng các chiến hữu trung đoàn 44/SĐ23 BB)

(Trích Tâp san BĐQ số 33 : Sông Mao,…)

Tốt nghiệp khóa 4 Chỉ huy Tham mưu vào cuối tháng 6/ 1968. Tôi nhận được sự vụ lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu (TTM) ra trình diện Sư đoàn 23 BB. Theo lời ghi trong lệnh: để bổ sung cán bộ tiểu đoàn trưởng theo phiếu trình của SĐ23 trước đó.

30.4.75 – Tháng Ba buồn … hiu !

https://ongvove.files.wordpress.com/2010/03/img0704.jpg 

Địa Phương Quân & Nghĩa Quân của QLVNCH

Mục đích:
Bài nầy viết để vinh danh những “Anh Hùng Vô Danh” Địa Phương Quân và Nghĩa Quân  trong cuộc chiến 1954-1975, họ là những người chịu nhiều đau thương nhất, tổn thất cao nhất so với các binh chủng khác trong QLVNCH, đồng thời họ chịu nhiều sĩ nhục từ phiá Cộng sản.

Vì chính CSVN xem họ là kẻ thù nguy hiểm nhất qua 2 câu vè tuyên truyền của VC thời đó:

“Ngàn hai bắt được thì tha.
Chín trăm bắt được đem ra chặt đầu”

dimanche 8 mars 2015

Trận đánh cuối cùng của một Đại úy Bộ binh VNCH (Hòa Ái, phóng viên RFA)


http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/the-last-battle-of-an-arvn-infantry-captain-03062015130329.html/000_ARP1957339.jpg/@@images/40d1eef6-72a3-4fd6-b943-d1a7def67e10.jpegCác trận đánh cuối cùng của những người lính thuộc Quân lực VNCH trước khi có lệnh buông súng vào ngày 30/4/1975 luôn ám ảnh những cựu quân nhân trong suốt 40 năm qua. Sau đây là hồi ức về 1 trận đánh ở chiến trường Quận Tân Uyên, phía Nam chiến khu D của cựu Đại úy Bộ binh Nguyễn Văn Thanh mà ông cho rằng sẽ không bao giờ quên cho đến ngày nhắm mắt. Bắt đầu cuộc trò chuyện với Hòa Ái, ông Nguyễn Văn Thanh chia sẻ:
Với tôi là 1 quân nhân đã tham gia nhiều chiến trường nhưng với trận đánh này vẫn nằm trong tâm khảm của tôi suốt 40 năm qua. Khía cạnh tôi muốn nói ngày hôm nay không phải ở phương diện giao tranh với súng đạn mà là sự gắn kết giữa người chỉ huy với những người lính thuộc quyền trong những giờ phút thật là đặc biệt, tức là hơn 10 tiếng đồng hồ nữa là chấm dứt một cuộc chiến tranh tương tàn giữa Nam và Bắc.

vendredi 6 mars 2015

“Tháng Ba gãy súng” - Cao Xuân Huy

 
 “Tháng Ba gãy súng” - Cao Xuân Huy (P1) 

mercredi 4 mars 2015

Cao Xuân Huy và “Tháng Ba gãy súng”

vietnam-war-1966-305.jpgCao Xuân Huy và “Tháng Ba gãy súng”
Mặc Lâm, phóng viên RFA
Tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của tác giả Cao Xuân Huy đã tái bản được 10 lần và chính tác giả cũng bất ngờ với kết quả này. Trong không khí của những ngày cuối tháng Tư, mời quý vị nghe lại một câu chuyện mà bất cứ người dân Việt Nam nào khi nghĩ đến cũng đều xót xa trong lòng cách này hay cách khác.


mardi 3 mars 2015

Tealan Minh Tuyết – Con Đường Lá* Đã Chọn

Huy hiệu của Nha Kỹ ThuậtKể lại chuyện tình của hai nhân vật trong truyện đã được đổi tên. Nếu có sự trùng hợp nào là ngoài ý muốn của người viết.
***** Thanh Như:
Tôi vốn sinh ra ở miền Tây, lớn lên ở Sài Gòn nhưng Đà Lạt đối với tôi không xa lạ. Lúc tôi lên mười tuổi, tôi đã biết Đà Lạt vì tôi có dịp lên thăm đồn điền của dì tôi, cũng không xa nơi này lắm. Dượng tôi cứ mỗi cuối tuần từ Sài Gòn lái xe lên đây thường đem tôi theo làm bạn đường. Tôi là một đứa trẻ khỏe mạnh và mập mạp, da dẻ lúc nào cũng hồng hào, nên luôn cảm thấy rất dễ chịu trong không khí mát lạnh của Đà Lạt vào mùa hè. Tôi hay thức dậy đòi theo dì, dượng từ tờ mờ sáng tinh sương để đi ra vườn trong khi mọi người còn an giấc điệp. Khi trời gần sáng, như mộ ngày tiếng chuông công phu của chùa Linh Sơn lại ngân vang đánh thức thế gian bắt đầu một ngày mới.

Ngày Thứ Tư 30.4.1975 / Ngày Cuối Cùng

Cuối Cùng
NGÀY THỨ TƯ,
3O THáNG 4
Cuộc di tản vẫn tiếp tục trong đêm cho đến rạng ngày 30 tháng 4, tuy nhiên con số người Mỹ còn lại ở Sài Gòn vẫn còn nhiều. Vào lúc 1 giờ 30 sáng, Ngoại trưởng Kissinger ra lệnh cho Tòa đại sứ Mỹ phải kết thúc việc di tản vào lúc 3 giờ 45 sáng, giờ Sài Gòn, và Đại sứ Martin phải ra đi trên chuyến trực thăng trước chuyến bay cuối cùng. Tuy nhiên đến 3 giờ 45 sáng, vẫn còn có trên 400 người tại toà đại sứ Mỹ trong đó có cả Đại sứ Martin. Vào lúc 4 giờ 20 sáng, Đô Đốc Gayler đã quyết định kết thúc cuộc di tản và tất cả các phi công đều nhận được lệnh như sau: "Đây là lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ và lệnh này phải được chuyển lại bởi bất cứ phi công trực thăng nào liên được với Đại Sứ Graham Martin. Chỉ có người Mỹ mới được phép di tản và Đại Sứ Martin phải đáp chuyến trực thăng đầu tiên. Phi cơ chở đại sứ Martin phát đi ám hiệu “Tiger, Tiger, Tiger" để báo cho biết rằng ông Martin đã được di tản".


Thời Chinh Chiến

 

Nhìn lại trận đánh Ban Mê Thuột 1975

Nhìn lại trận đánh Ban Mê Thuột 1975
https://ongvove.files.wordpress.com/2010/05/phuthieu_tiec.jpgLời Tòa Soạn: Sau những bài liên quan đến trận đánh Ban Mê Thuột, có nhiều thư từ gởi đến nói lên những nhận xét, góp ý kiến hay những bài trình bày thêm những chi tiết góp phần làm sáng tỏ những bí ẩn của trận đánh này, trong đó có bài dưới đây của Đại Tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Darlac khi trận đánh Ban Mê Thuộc xảy ra. Như Đại tá Luật nói ngay từ đầu, ông chỉ là một Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng của tỉnh Darlac, quyền hạn của ông rất giới hạn. Tư lệnh chiến trường lúc đó là Đại tá Vũ Văn Quang, Tư lệnh phó Sư đoàn 23 Bộ binh, ông chỉ là người thừa hành. Vì thế, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy ông không biết rõ những tin tức tình báo mà Quân đoàn 2 đã thu lượm được cũng như những quyết định của Quân đoàn 2 liên quan đến trận Ban Mê Thuột. Nhưng đối với diễn biến của trận đánh, từ khi mở màng cho tới khi kết thúc, ông nắm rất vững, vì ông là người trong cuộc. Đây là một tài liệu quý báu có thể giúp cho các nhà sử học và các nhà phân tích, phê bình hiểu rõ hơn về trận đánh có tính cách quyết định này.

lundi 2 mars 2015

Sáng 30/4/1975 Những Đơn Vị Nào Tiến Về Giải Cứu Thủ Ðô Saigon Bỏ Ngõ ?




https://ongvove.files.wordpress.com/2009/04/arvnsoldier5.jpg?w=830Tình hình chiến sự
Trong những năm từ 1973 đến 1975, CSHN đã rốc hết láng (lực lượng) vào canh bạc NVN vì biết chắc là HK sẽ không quay trở lại NVN.
Ngày 13/12/74: CSHN cho tiến hành chiến dịch Tây Nguyên. Khởi đầu là đánh chiếm tỉnh Phước Long gần biên giới Miên Việt. Cộng quân phải mất 20 ngày mới chiếm được PL. Tiếp theo đó là Cộng quân đánh chiếm Ban Mê Thuột (14/3/75); Tuy Hòa; Bình Ðịnh, Huế, và Ðà Nẵng.
Ngày 14/3/75: Trong buổi họp tại Cam Ranh, TT Thiệu đột nhiên ra lệnh cho Tướng Ngô Quang Trưởng bỏ Vùng I và các lực lượng QÐII/VIICT rút về Nha Trang_. Dường như sau này TT Thiệu có nói: ông bỏ những phần đất đó như là một hình thức “tháu cáy” trong canh bạc xì-phé với hy vọng là quân Mỹ sẽ quay trở lại! Thực tế, sự tháu cáy dại dột đó đã chỉ mở ra cơ hội tốt cho các lực lượng của CSHN được thể kéo rốc xuống phía nam uy hiếp các cửa ngõ vào Saigòn và đưa ra yêu sách là TT Thiệu phải chịu từ chức để cho Dương Văn Minh lên làm TT mà nhiệm vụ duy nhất của ông Minh là ra lệnh cho các lực lượng VNCH buông súng.

dimanche 1 mars 2015

Những Ngày Cuối VNCH

Những Ngày Cuối VNCH 1
https://ongvove.files.wordpress.com/2010/04/baovethudo.jpgLời tòa soạn: Trong tinh thần tưởng niệm “Ngày 30-4-1975″, nhìn lại cuộc diện Việt Nam 30 năm về trước, VB trân trọng giới thiệu loạt bài tổng hợp về một số sự kiện quan trọng xảy ra từ ngày 10/3/1975 đến cuối tháng 4/1975. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ phổ biến; hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa; hồi ký của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, một số bài viết của các nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và tài liệu riêng của Việt Báo. Riêng trong bài về mặt trận Ban Mê Thuột, một số sự kiện được biên soạn dựa theo hồi ký của Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Darlac, nhật ký hành quân của Thiếu tá Phạm Văn Huấn, Sĩ quan Báo chí của Tư lệnh Quân đoàn 2.