Nhạc Nguyễn Đình Toàn, tiếng kêu bi thương của thời đại ...
Hơn
ba mươi năm sau, khi khối người Việt Nam lưu lạc nơi hải ngoại đã
chuyển tiếp từ thế hệ thứ nhất qua thế hệ thứ hai, rồi thế hệ thứ ba,
“Tình Ca Việt Nam” mới được in và phát hành lần đầu tiên dưới hình thức
CD. Nguyễn Ðình Toàn gửi đến thính giả mười lăm bài hát cũ của chương
trình “Nhạc Chủ Ðề” trên làn sóng điện của Ðài Phát Thanh Sài Gòn, cùng
lúc với tuyển tập ca khúc thứ hai do ông sáng tác “Tôi Muốn Nói Với Em”.
Và như thế, phải chăng một nhịp cầu đã được nối trở lại? Nhưng câu hỏi ấy đặt ra để làm gì nhỉ? Ba mươi quá đủ
dài để dập vùi bao nhiêu cuộc đời, xé nát bao nhiêu giấc mơ, cuốn phăng
bao nhiêu ân tình, nhưng vẫn chưa và có lẽ chẳng bao giờ xóa sạch được
dấu vết kỷ niệm trên ký ức của những người đã lạc nhau trong một cuộc bể
dâu. Ba mươi năm trước, khi viết lời giới thiệu “Hướng Về Hà Nội”,
Nguyễn Ðình Toàn nhắn nhủ rằng sự chia lìa hai thành phố trên cùng một
đất nước cũng đớn đau y như cuộc phân ly giữa những cặp tình nhân sinh
ra đời để yêu nhau.
*
* *
* *
Đêm nhạc Nguyễn Đình Toàn: Hơn nửa đời không thể phai mờ
Vào những năm 60-70 của thế kỷ trước, Nguyễn Đình Toàn nổi tiếng nhờ tài viết văn, làm thơ với lời hay ý đẹp, đi vào lòng người, qua chương trình “nhạc chủ đề.” Những người ái mộ ông là các nam thanh nữ tú, tuổi mới mười tám đôi mươi, tâm hồn đang tươi mới.
*
* *
* *
Nguyễn Đình Toàn và đêm nhạc sau cuộc chiến - Trịnh Thanh Thủy
Chiều thứ Bảy giữa tháng Tư, tôi đến Toà soạn NB Người Việt để tham
dự chương trình nhạc chủ đề Nguyễn Đình Toàn "Một ngày sau chiến tranh".
Khi ấy, mới 5 giờ chiều mà giờ khai mạc là 7 giờ chiều, tôi nghĩ mình
đi sớm sẽ có chỗ đậu xe. Không ngờ biết bao người cũng nghĩ như tôi, làm
tôi kinh ngạc khi thấy toà báo đã đông nghẹt người xếp hàng và tôi cố
chạy vòng vòng tìm chỗ đậu xe mãi không ra, phải đậu rất xa rồi đi bộ
lại.
*
* *
* *
Nguyễn Đình Toàn – Một Ngày Sau Chiến Tranh’
Như một người bạn, người am hiểu về nhà thơ/nhà văn/nhạc sĩ Nguyễn
Đình Toàn, ông Bùi Đường chia sẻ, “Trước năm 1975, Nguyễn Đình Toàn được
biết đến như một nhà thơ, nhà văn và tuy rằng hai ca khúc ‘Tình Khúc
Thứ Nhất’ và ‘Anh Đến Thăm Em Đêm Ba Mươi’ cùng chương trình ‘Nhạc Chủ
Đề Nguyễn Đình Toàn’ rất được công chúng yêu mến và hâm mộ nhưng với âm
nhạc, ông vẫn là người ngoại đạo.”
Theo ông Đường, “Ngay sau khi cuộc chiến kết thúc, miền Nam sụp đổ, nhiều người bỏ nước ra đi. Bao nhiêu bài hát thể hiện tâm trạng day dứt nhớ thương, những u uất đau buồn về một quê hương đã mất đều do các nhạc sĩ đã ra khỏi nước viết về. Trong khi đó, Nguyễn Đình Toàn chính là người còn ở lại, chịu tù đày, chịu tất cả những hận thù của kẻ chiến thắng.”
Theo ông Đường, “Ngay sau khi cuộc chiến kết thúc, miền Nam sụp đổ, nhiều người bỏ nước ra đi. Bao nhiêu bài hát thể hiện tâm trạng day dứt nhớ thương, những u uất đau buồn về một quê hương đã mất đều do các nhạc sĩ đã ra khỏi nước viết về. Trong khi đó, Nguyễn Đình Toàn chính là người còn ở lại, chịu tù đày, chịu tất cả những hận thù của kẻ chiến thắng.”
*
* *
* *
Một ngày sau chiến tranh:. Đêm nhạc Nguyễn Đình Toàn
- Chiều Trong Tù
- Một Ngày Sau Chiến Tranh
- Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn
- Yêu em bỏ tuổi thơ ngây
- Mai Tôi Đi
- Quê Hương Thu Nhỏ
*
* *
* *
Một ngày sau chiến tranh:. Đêm nhạc Nguyễn Đình Toàn 2
- Nhìn Lại Em Đi Anh!
- Đường Đưa Buớc Em Đi
- Dạ Khúc
- Tuổi Xanh Như Ngày Nắng
- Có Bao Giờ
*
* *
* *
Đêm nhạc ‘Nguyễn Đình Toàn – Một Ngày Sau Chiến Tranh’
Ông Bùi Đường, thành viên Ban Tổ Chức, cũng là một trong hai MC của chương trình, cho biết, “Chúng tôi tổ chức chương trình Nguyễn Đình Toàn vào dịp Tháng Tư, nhân đánh dấu 44 năm rời xa quê hương, và chúng tôi muốn dùng chương trình này như một ‘Bông Hồng Tạ Ơn’ người nhạc sĩ đã viết những bài nhạc sau cuộc chiến nhưng chưa có điều kiện công bố, cũng như cả cuộc đời anh đã viết những dòng thơ, dòng chữ làm giàu cho tâm hồn tất cả chúng ta.”