lundi 18 juillet 2016

Ông Tây đen đến từ Nhà Trắng - Phạm Thị Hoài

Cơn sốt Obama trào lên từ nhiều vùng nhạy cảm trong tâm hồn người dân nước Việt thời hiện tại.

Trước hết, nước Mỹ nói chung đối với họ đáng tôn thờ hơn bất kì một quốc gia văn minh thịnh vượng nào khác. Nhật đáng kính trọng. Đức đáng nể. Anh, Úc, Canada đáng sống. Pháp, Ý thì đáng yêu. Các nước Bắc Âu đáng khâm phục. Hàn quốc cũng đáng học hỏi lắm. Song Mỹ là nhất. Là hình mẫu tuyệt đối của một thế giới đáng khao khát. Cái gì đến Việt Nam từ xứ cờ hoa, kể cả cà phê loãng, cũng mang thông điệp: Tôi chính là thứ bạn đang ao ước. Nho Mỹ ngọt hơn, kem Mỹ ngon hơn, sữa Mỹ bổ hơn, dao Mỹ sắc hơn, pin Mỹ bền hơn, học bổng Mỹ oai hơn, tiêu chuẩn Mỹ chuẩn hơn, tàu chiến Mỹ khủng hơn, dân biểu Mỹ danh giá hơn, thậm chí Việt kiều Mỹ nghe cũng hoành tráng hơn Việt kiều lung tung những nơi khác. Giấc mơ Mỹ chẳng những không đè nát cuộc đời Việt mà ngược lại, nó làm tổ trong lòng người Việt mọi tầng lớp, từ thượng tầng tinh hoa đến dân ngu khu đen, từ trí thức đến doanh nhân, từ đứa trẻ đến người già, từ cựu binh đánh Mỹ năm xưa đến cán bộ tuyên giáo vẫn chửi Mỹ năm này. Tổng thống Hoa Kỳ, ai không quan trọng, Obama hôm nay hay rất có thể Trump sắp tới, một anti-Obama, là đại diện cao nhất của chân trời mơ ước đó.

Đất nước của những thằng hèn - Antoine Cuong

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEipDIdQYUIhYe1LXAjPQ2Sske_WVO1DMHc_CwrnS9ZzjAfNsLgZUb7n5DXANvdZpYYFwiekMltM9dsJa7S8rAW_j28ptR9DUufatN_Qc4EP63dMSQRYdJ4wwN-lyI3W9KkgSfaS7VjuOt16/s600/van2595-2.jpg
  Thế rồi, chuyện gì phải đến cũng đã đến. Sau hơn 3 tháng mong mỏi chờ đợi, cái kết thúc thật không nằm ngoài dự đoán
và không lấy gì làm bất ngờ với nhân dân chúng tôi: 500 triệu đô la và màn kịch xin lỗi của những tên hại dân hại nước, làm giàu trên quê hương và xương máu của đồng bào Việt Nam. Còn những thằng hèn lãnh đạo thì cứ trâng tráo và lươn lẹo trước những nỗi đau và mất mát của dân tộc.

lundi 11 juillet 2016

30 Tháng Tư trên Quốc Lộ 4 - Từ Mỹ Thuận đến Trung Lương - Kỳ Ngọc Thanh Vân

“…Câu chuyện sắp kể, dù tôi vẫn chưa thể xác quyết, đã liên quan đến việc sống chết của 2 người lính thuộc bộ chỉ huy Thiết Đoàn 2, Sư đoàn 9 Bộ binh. Hy vọng thân nhân của các anh sẽ đọc được câu chuyện này..”

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiTQzxflTCzBwPpw7Ax31TAhF-aPr-5Z939Ncl4PzeLo6yHy4o0zOzvhgD-wQif3JTLA3OPzH3njlE-1gNmU4my_6x6MaHkjvm5nlPVezw3WSAWjuvhqUuF9tm8BfYpEwKQIiIGR9jnxpQE/s400/QL+4+Mien+Tay.jpg“…Ngày đó có những anh hùng, những tên hèn và kẻ chịu hèn. Tôi là loại người sau cùng…”


Trước 75, đoạn Mỹ Thuận Trung Lương thuộc về Quốc Lộ 4 chỉ có 60 km, chạy qua các quận Cái Bè, Cai Lậy và Châu Thành của tỉnh Định Tường. Tuy ngắn nhưng đây là đoạn huyết mạch nối thủ đô Saigon với các tỉnh Miền Tây. Do đó, khi Cộng quân bao vây Saigon trong những ngày cuối, Sư đoàn 9 đã di chuyển Bộ Chỉ Huy nhẹ về thị xã Mỹ Tho, Phối hợp với Sư đoàn 7 để bảo vệ mạn nam của Saigon. Sáng hôm định mệnh, tôi được lệnh rời Bộ Tư Lịnh ở Vĩnh Long để đi Mỹ Tho. Như thế, tôi sẽ phải vượt qua đoạn đường vừa nói.

dimanche 27 mars 2016

Thơ Trần Văn Lương


Thư Không Niêm Gửi Bạn 
Thơ Trần Văn Lương - Giọng đọc Cát Bụi 

vendredi 19 février 2016

Các vị tổng thống Hoa Kỳ - Giao Chỉ

http://gdb.voanews.com/E108CCA4-46FD-439C-B95D-CB1AB0E9C157_w900_r1_s.jpgThưa các bạn độc giả.
Hôm nay nước Mỹ được nghỉ vì là ngày lễ tưởng nhớ các vị tổng thống. Tôi tìm trên Mạng tin tức về ngày quốc lễ chợt thấy bài báo cũ của chính Giao Chỉ viết nhiều năm trước. Bèn đọc lại thấy vẫn Ok, sau khi sửa lại vài chữ, xin gửi tặng các bạn.
Tình tự dân tộc ở đâu?
Tổng thống Hoa Kỳ có phải là tổng thống của chúng ta hay không? Chúng ta đây là người Việt mang quốc tịch Hoa Kỳ. Trên pháp lý thì đúng đấy, nhưng trên thực tế thì dân ta có vẻ lạnh lùng hờ hững lắm. Như vậy có vẻ bất công với đất nước mà chúng ta đã hưởng phúc lợi khá nhiều.

LITTLE SAIGON TẾT PARADE 2016


DIỄN HÀNH ĐẦU XUÂN BÍNH THÂN TẠI THÀNH PHỐ WESTMINSTER CALIFORNIA (FEB.13.2016). 

Bài Thơ Tình Viết Từ Ngục Tối (Nguyệt Ánh, Việt Dzũng)

  
Bài Thơ Tình Viết Từ Ngục Tối 
Nhạc Nguyệt Ánh-Việt Dzũng & Nguyệt Ánh trình bày 

Valentine Trong Di Sản Chiến Tranh - Giao Chỉ, San Jose

Valentime...Hãy viết lời yêu thương ngay từ San Jose, California cho những người ngồi bên cạnh ta. Một lần. Và xin đừng gửi thông báo cho tôi những lời mắng chửi qua lại giữa anh em làm hư hỏng cả chữ nghĩa tổ tiên ông bà để lại từ ngàn xưa. Riêng tôi, xin gửi bông hoa tình yêu cho các bạn...Xin mở att để xem hình...
Quả thực Hiệp Chủng Quốc là đất nước Phú quý sinh lễ nghĩa. Tháng Hai hàng năm là tháng của Tình yêu, bày tỏ tấm lòng của con người với con người. Tháng Hai, nhà văn gọi là tháng Tình yêu thăng hoa, tháng làm đẹp lại lòng thương yêu đã tàn lụi, làm mới lại mối tơ duyên đã phai màu.

Bây giờ nhập gia tùy tục, người Việt Nam tại Mỹ cũng Happy Valentine, và nhà viết bình luận cũng phải có đề tài về ngày tháng của tình yêu.
Tại sao lại có Valentine vào tháng Hai mỗi năm. Nhiều câu chuyện lịch sử rất mơ hồ truyền tụng từ cả ngàn năm pha trộn giữa nguồn gốc tôn giáo và xã hội. Sau cùng hầu hết các nước Tây phương và Mỹ châu đều mừng lễ hội Valentine. Mời nhau bữa tiệc. Tặng hoa, trao thiệp viết lời yêu thương và giá trị nhất là những lá thư, những lời bày tỏ bằng chử viết gởi cho nhau.

Tết và lạnh lùng tương lai Việt

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEimhnDoK56IycJL2u7WfNOViXN8XC88YhO5kSViX6-lO0IgqNMx71a1iphuh_prGRGv01LbipqEwsDxn3DPU4YdEs1t65SExOAjHjAnQNcGY88PX-2VUOHvaNzoYpVonewK-BC8tOiI8q8/s1600/28a-1419302216905.gif"Vì sao? Vì chưa có năm nào người Trung Quốc xuất hiện tại Việt Nam đông như Tết năm nay, trong lúc mọi chuyện về chính trị, biên giới, lãnh hải, hải đảo giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang là chuyện nhức nhối, gay cấn và căng thẳng"
 Đầu Xuân, rủ bạn bè làm một chuyến du khảo Đà Nẵng, Hội An, Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh… Và mai mốt là Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, lục tỉnh miền Tây… Nhưng đi nửa chừng, mới qua Đà Nẵng, Hội An, sắp bước vào đất Hà Tĩnh thì chẳng còn muốn đi thêm nữa. Cảm giác lạnh lùng, trống rỗng và đôi khi sợ hãi hiện ra càng thêm rõ. Nổi trội hơn có lẽ là cảm giác lạnh. Cái lạnh đến từ bên trong tâm hồn chứ không phải những trận rét của thiên nhiên. Tự dưng, một câu hỏi ám ảnh: Người Việt đã lạnh lùng từ bao giờ? Và tương lai Việt đi về đâu?

Asia 60 Xuân Xuân Xuân

http://www.hdvietnam.com/diendan/attachment.php?attachmentid=85409&d=1355207933 

Chương trình "Kỷ Niệm 15 Thành Lập Đài Truyền Hình SBTN"

Mừng Năm Mới Bính Thân

Chúc Mừng Năm Mới Vạn Hạnh

Ca khúc “Ly rượu mừng” phẩm-vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam - Du Tử Lê

http://phamdinhchuong.com/wp-content/uploads/2013/08/artistbio-PDC.jpgThi sĩ Du Tử Lê viết về Ca khúc “Ly rượu mừng” phẩm-vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ. Vì từ ngày bắt đầu sáng tác, ở tuổi 17, tới ngày từ trần, ở tuổi 62, cuộc trường chinh âm nhạc của họ Phạm là, những ngọn cờ đã cắm được trên nhiều đỉnh cao nghệ thuật.
Khởi đầu với những ca khúc lấp lánh tin yêu lồng ngực tuổi trẻ, Phạm Đình Chương đi lần tới những ca khúc mang nhiều tính hiện thực, như “Tiếng dân chài,” “Được mùa,” hoặc đất nước, ca dao như “Anh đi chiến dịch,” “Lá thư người chiến sĩ,” “Khúc giao duyên,” “Mười thương”… Và, dĩ nhiên, tình ca, một đỉnh ngọn cao ngất khác của ông.
Dù ở núi non âm nhạc nào, ca từ Phạm Đình Chương cũng đều thấm đẫm thi tính. Ngay tự những ca khúc thời khởi đầu sự nghiệp, khi chỉ mới 17, 18 tuổi, người ta đã thấy ông như một thi sĩ, viết lời cho ca khúc của mình.

Hương xuân ngày cũ, Sài Gòn trước 1975 - Trịnh Thanh Thủy

http://honngocviendong.vn/wp-content/uploads/gallery/tet-sai-gon-xua/ngay-tet-saigon-nam-xua-54.jpgGần đây cư dân mạng truyền nhau những tấm hình, những video clip phim xưa có ghi lại những hình ảnh quê hương Việt Nam ngày cũ, đã làm sống dậy ký ức của những người con lưu xứ. Nhất là hình ảnh Tết Sài Gòn, mỗi độ xuân về.
.
Sống ở đất người, bốn mùa rõ rệt, tôi thấy được thu, hạ, đông đi, xuân tới, luân chuyển nhẹ nhàng như một vũ khúc mang mang của đất trời.  Chồi non nẩy lộc, lá mới cựa mình, no căng nhựa sống, xanh biếc những bao la hy vọng. Tết đến trong tuổi thơ và những ngày mới lớn của tôi ở Sài Gòn dịu dàng hiện về, thật là trìu mến.Với tôi, Sài Gòn hai mùa mưa nắng, không có mùa xuân, mà chỉ có ngày Tết.
.

Giao Chỉ, San Jose - (Hồi ký hết sức cảm động của người tù xuất trại năm 1981)

Hồi ký hết sức cảm động của người tù xuất trại năm 1981
http://ashui.com/mag/images/stories/201103/Lindskog_hanoi4.jpgNgười về trước mùa Xuân 1980 Hơn 30 năm qua, chúng tôi đọc hàng ngàn bài viết về chuyện tù tập trung lao động cải tạo. Từ chuyện đi trình diện, đời sống trong tù. Chuyện thăm nuôi. Chuyện ốm đau, chuyện đói khát, chuyện lao động và chuyện chôn cất. Sau cùng là chuyện được tha về. Cuối năm nay, qua đến năm thứ 41 của cuộc đổi đời, chợt thấy trên Mạng lưới điện toán có bài bút ký năm 1980 của người cha thoát khỏi ngục tù lao cải về với gia đình. Bài viết tuyệt vời với tinh thần lạc quan ngay cả với cuộc sống trong ngục tù. Sau cuộc chiến, rõ ràng là các chiến binh Việt nam Cộng Hoà phải chịu thảm kịch cay đắng trong trại tù. Đây là cuộc chiến tranh tiếp tục giữa kẻ thắng với người thua. Kẻ làm cai tù với những người tù không án. Cuộc chiến không có hậu phương và tiền tuyến. Không có hy vọng và không có tương lai. Nhưng sau cùng, phần lớn dù trải qua 10 năm hay 20 năm, những người tù binh trình diện cũng vượt qua được giai đoạn đau thương và làm lại cuộc đời. Trong bài bút ký này, tác giả kể lại một đoạn đời đẹp để nhất sau những ngày tù đầy. Đó là chuyến đi về miền Nam để gặp lại vợ con. Đoạn văn tuyệt bút với đoạn kết rất bất ngờ nhưng đầy xúc động. Nhân dịp cùng đón mùa Xuân năm thứ 41 trên quê hương mới, tôi rất sung sướng giới thiệu với quý độc giả bài viết của con người trở về với mùa xuân 1980. Kèm theo 2 tấm hình cảnh Hà Nội 1980, khi tác giả trở về. Xin cảm ơn tác giả vô danh. 
Giới thiệu của Giao Chỉ, San Jose.

TÌM LẠI DẤU XƯA


TÌM LẠI DẤU XƯA

Asia Mừng Xuân Đặc Biệt - 2016

 

Asia 39 Tìm Lại Mùa Xuân

 

Truyện của Phạm Tín An Ninh

http://nguyentran.org/NhatLung/Special2/PhamTinAnNinh.jpg 

mardi 2 février 2016

Liên Khúc Xuân-Tiếng hát Lệ Thanh

 

Tiếng hát liêu trai Thanh Thuý - 40 mùa xuân chưa quay về cố hương - Cát Linh, phóng viên RFA

Mời quí vị cùng Cát Linh nghe những ca khúc xuân và tâm tình của người nghệ sĩ đã trải qua 40 mùa xuân ở xứ người. Những ca khúc xuân bà đã từng hát luôn vang lên ở khắp nơi trong những ngày đón năm mới, dù là ở Việt Nam hay hải ngoại.
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/Thanh-Thuy-a-soulful-singer-anct012916-01312016081119.html/Pic01.jpg/@@images/a018f5a5-3c2a-41e6-8fce-207d99d28251.jpegTiếng hát liêu trai Thanh Thuý và 40 mùa xuân chưa quay về cố hương.
“Trong thế gian đang vui mừng đón Xuân
Chắc nàng xuân năm nay đẹp bội phần
………………………………………….
Để cho đất nước vui trọn mùa xuân thắm xinh” (Tâm sự ngày Xuân)
“Cái cảm giác lúc đó nó quá buồn. Tại vì là ngày xuân nhưng đâu có ai thấy xuân đâu. Đi hát là ngày xuân đầu tiên của ngày tôi di tản qua Mỹ, nhưng thật sự những người dưới sân khấu nghe tôi hát cũng như tôi đứng hát trên sân khấu, nhưng mà cùng một tâm trạng là quá buồn. Đến nỗi mình hát ra là mình rơi nước mắt, mình khóc. Mà ở dưới khán giả cũng khóc. Khi mình hát những bài về thân phận của người mất nước, người lưu vong. Cái cảnh đó rất là xúc động. Không bao giờ quên được những ngày đầu ở xứ người.”

Ai Thắng?

Ông Nguyễn Phú Trọng đã thắng trong cuộc đua về chiếc ghế Tổng Bí Thư ĐCS. Ông Trọng có biệt danh là "Trọng Lú", vậy thì ông có lú không? Và, tại sao ông Nguyễn Tấn Dũng, người mà trước đây, tưởng chừng như chiếc ghế TBT đã ghi tên ông và chỉ cần ông đến là có thể chễm chệ ngồi vào, lại phải "xin rút" tên trong danh sách ứng cử?

Ngược lại với mấy năm trước, khi mà Vinashin chìm xuồng, ông Dũng tưởng như phải bị kỷ luật, nhưng đến lúc phải đem ra hội nghị mổ xẻ, thì trong khi ông Dũng điềm nhiên ngồi khảy móng tay, ông Trọng đã không dám gọi thẳng tên ông Dũng mà phải gọi là "Đồng chí X.". Có người đã nói rằng ông Dũng là Thủ Tướng có nhiều quyền hạn nhất, và ngược lại ông Trọng là TBT ít quyền hạn nhất, trong lịch sử ĐCSVN.

Lời chia buồn, gửi ông Tổng Trọng

Thưa ông,

Tôi chỉ là 1 phó thường dân, trong cái nước mang danh XHCN này. Dĩ nhiên, tôi không phải, là Đảng viên CS. Để có thể, cùng hội – cùng thuyền với ông.

Được tin, ông vừa làm lễ Đăng quang, sau một kì Đại nghị: Nặng, thì nói là gian lận. Nhẹ, thì nói là sai quy chế. Đã “hết sức Dân chủ”, nhưng lại chỉ có 1 ứng viên duy nhất, cho cái ngôi vị “Vua tập thể”. Một “chiến thắng”, vang dội. Ngày ông Đăng quang, giá rét thê lương – mưa gió sụt sùi. Khỏe như trâu, cũng lăn đùng ra, chết như ngả rạ. Có vẻ, Trời không chấm ông, vào ngôi Thiên tử.

Hắt hiu Tháng Chạp

Sài Gòn tháng Chạp se lạnh và xuất hiện sương mù - 1 
  
Giấc Mơ Tháng Chạp 
Nhạc Vĩnh Điện - Thơ Phó Ngọc Văn 
Tiêng hát Quỳnh Lan

jeudi 21 janvier 2016

Tài liệu quý hiếm về cuộc Hải Chiến Hoàng Sa 1974

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEiNAMV_iJK2JPLtwtKcT_dZ7BZhtV_pXMYzol26X0koPhKPA-LlsIBbjG0CJleos57jIIcuDm6YrwRZPLPd5rk5PckMXx5jSRklXtuScWZaWkzkvgHkq6z2OaL-Pjs-XOwr9NL-j5DDwERI/s1600/19011974-Haichien-Hoangsa.gif

VIỄN XỨ CA - Nguyễn Văn Đông


VIỄN XỨ CA
Nguyễn Văn Đông -Tâm Hảo trình bày

Những bài thơ, nhạc cho Hoàng Sa Trường Sa - Mặc Lâm, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/From-ha-noi-viettan-members-affirm-vietnam-s-sovereignty-interview-a-participant-NKhanh-03152010122810.html/IMG_0169.jpg/imageNhững bài viết tuy dài ngắn khác nhau, nhưng chủ đề chính là đòi chủ quyền Hoàng Sa Trường Sa là của Việt Nam.
Bên cạnh những bài viết có tính chính luận, có không ít bài thơ được gửi đi khắp thế giới trong chủ đề này. Hôm nay chúng tôi mời quý vị thưởng thức vài bài thơ hoặc nhạc phổ từ thơ rất độc đáo của những ngòi bút nổi tiếng hay chưa nổi tiếng, nhưng nét chung của các tác giả lại rất giống nhau: xót xa trước những mất mát không thể bù đắp, và đau đớn trên từng giọt máu đã đổ ra để bảo vệ tổ quốc.
Ngược thời gian trở về với năm 1974, toàn dân miền Nam lúc ấy đang sống trong chiến tranh với miền Bắc nhưng khi nghe tin Hoàng Sa bị Trung Quốc đánh chiếm thì hầu như cả miền Nam rực lửa. Quân đội vừa phải đối diện với các lực lượng lớn đang ùa vào từ miền Bắc lại phải đối mặt với kẻ thù bên ngoài là Trung Quốc, thế gọng kềm đã làm suy kiệt sức chiến đấu của đội binh tinh nhuệ của miền Nam lúc bấy giờ.

Hạt Cát Trường Sa

 

Trần Trung Đạo: Mao và chiến dịch tiến chiếm Hoàng Sa 1974

https://anhbasam.files.wordpress.com/2016/01/h142.jpg?w=450&h=336Luồng gió ngoại giao đã đổi chiều khi Tổng Thống Mỹ Richard Nixon bắt tay với Mao ngày 21 tháng Hai 1972. Chuyến viếng thăm Trung Cộng của Nixon nhắm vào 3 mục đích: (1) hướng tới một giải pháp hòa bình tại Đài Loan, (2) tìm một giải pháp hòa bình cho chiến tranh Việt Nam qua đàm phán và (3) giảm ảnh hưởng của Liên Xô. Như lịch sử đã chứng minh, ít nhất hai trong số ba mục đích của TT Richard Nixon đều không đạt được. Chỉ riêng vấn đề Việt Nam, chiến tranh không chấm dứt bằng giải pháp hòa bình mà bằng máu cho đến ngày 30-4-1975.



Trái tim của một phóng viên Đức cho Việt Nam

Trái tim của một phóng viên Đức cho Việt Nam 

 

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/people-s-fate-along-w-country-s-destiny-ml-11152013141821.html/phan_nhat_nam_2-305.jpg/imageNhà văn Phan Nhật Nam tác giả của "Mùa Hè Đò Lửa" vừa cho ra mắt tác phẩm mới nhất của ông mang tên “Phận Người Vận Nước”, viết về một quãng thời gian dài từ năm 1945 tới nay, trong đó những sự kiện lịch sử hòa lẫn, quyện chặt với thân phận người dân Việt Nam tạo nên một dòng chảy đặc quánh những bi thương thống khổ.
Tác phẩm thứ 15 này được tập trung từ những bài nói chuyện của nhà văn trên hệ thống truyền hình SBTN và sau đó được Tuần Báo Sống biên tập và phát hành.
Năm nay cũng là sinh nhật thứ 70 của nhà văn Phan Nhật Nam, “Phận người vận nước” được xem là dấu ấn sau 44 năm cầm viết kể từ tác phẩm đầu tiên mang tên “Dấu binh lửa” xuất bản năm 1969 tại Sài Gòn.

ĐỔI THAY SẼ TỚI TỪ NGƯỜI DÂN NẾU…. - (Đặng Chí Hùng)

http://www.haingoaiphiemdam.com/Images/News/Nguoi-Buon-Gio-Giai-vo-dich-cac-UVBCT-Phan-3635879634483700160.pngTrong nhiều ngày qua, càng gần đến đại hội đảng CSVN lần thứ 12 thì có nhiều đồn đoán, thông tin xuôi ngược. Nhưng liệu những động thái xếp ghế, phân chia quyền lực hay đấu đá nội bộ có ảnh hưởng gì đến cục diện chính trị của cả đất nước Việt Nam hay không ?. Có lẽ chúng ta cần phải nhận xét một số vấn đề dưới đây để thấy rõ nhất.

Ngồi Xuống Đây! Tao Đút Cho Mày


Ngồi Xuống Đây! Tao Đút Cho Mày
Thơ Giồng Ông Tố - Nhạc & trình bày mũxanh dzuylynh