Hồi ký hết sức cảm động của người tù xuất trại năm 1981
Người về trước mùa Xuân 1980 Hơn 30 năm qua, chúng tôi đọc hàng ngàn bài viết về chuyện tù tập trung lao động cải tạo. Từ chuyện đi trình diện, đời sống trong tù. Chuyện thăm nuôi. Chuyện ốm đau, chuyện đói khát, chuyện lao động và chuyện chôn cất. Sau cùng là chuyện được tha về. Cuối năm nay, qua đến năm thứ 41 của cuộc đổi đời, chợt thấy trên Mạng lưới điện toán có bài bút ký năm 1980 của người cha thoát khỏi ngục tù lao cải về với gia đình. Bài viết tuyệt vời với tinh thần lạc quan ngay cả với cuộc sống trong ngục tù. Sau cuộc chiến, rõ ràng là các chiến binh Việt nam Cộng Hoà phải chịu thảm kịch cay đắng trong trại tù. Đây là cuộc chiến tranh tiếp tục giữa kẻ thắng với người thua. Kẻ làm cai tù với những người tù không án. Cuộc chiến không có hậu phương và tiền tuyến. Không có hy vọng và không có tương lai. Nhưng sau cùng, phần lớn dù trải qua 10 năm hay 20 năm, những người tù binh trình diện cũng vượt qua được giai đoạn đau thương và làm lại cuộc đời. Trong bài bút ký này, tác giả kể lại một đoạn đời đẹp để nhất sau những ngày tù đầy. Đó là chuyến đi về miền Nam để gặp lại vợ con. Đoạn văn tuyệt bút với đoạn kết rất bất ngờ nhưng đầy xúc động. Nhân dịp cùng đón mùa Xuân năm thứ 41 trên quê hương mới, tôi rất sung sướng giới thiệu với quý độc giả bài viết của con người trở về với mùa xuân 1980. Kèm theo 2 tấm hình cảnh Hà Nội 1980, khi tác giả trở về. Xin cảm ơn tác giả vô danh.
Giới thiệu của Giao Chỉ, San Jose.
Ký ức của một chiến binh.
Nhân dịp tết một người lính VNCH đã được ra khỏi trại cải tạo tại miền Bắc Việt Nam. Sau đây là bài viết còn nhiều vết thẹo về thời kỳ đen tối.
Người về trước mùa Xuân 1980 Hơn 30 năm qua, chúng tôi đọc hàng ngàn bài viết về chuyện tù tập trung lao động cải tạo. Từ chuyện đi trình diện, đời sống trong tù. Chuyện thăm nuôi. Chuyện ốm đau, chuyện đói khát, chuyện lao động và chuyện chôn cất. Sau cùng là chuyện được tha về. Cuối năm nay, qua đến năm thứ 41 của cuộc đổi đời, chợt thấy trên Mạng lưới điện toán có bài bút ký năm 1980 của người cha thoát khỏi ngục tù lao cải về với gia đình. Bài viết tuyệt vời với tinh thần lạc quan ngay cả với cuộc sống trong ngục tù. Sau cuộc chiến, rõ ràng là các chiến binh Việt nam Cộng Hoà phải chịu thảm kịch cay đắng trong trại tù. Đây là cuộc chiến tranh tiếp tục giữa kẻ thắng với người thua. Kẻ làm cai tù với những người tù không án. Cuộc chiến không có hậu phương và tiền tuyến. Không có hy vọng và không có tương lai. Nhưng sau cùng, phần lớn dù trải qua 10 năm hay 20 năm, những người tù binh trình diện cũng vượt qua được giai đoạn đau thương và làm lại cuộc đời. Trong bài bút ký này, tác giả kể lại một đoạn đời đẹp để nhất sau những ngày tù đầy. Đó là chuyến đi về miền Nam để gặp lại vợ con. Đoạn văn tuyệt bút với đoạn kết rất bất ngờ nhưng đầy xúc động. Nhân dịp cùng đón mùa Xuân năm thứ 41 trên quê hương mới, tôi rất sung sướng giới thiệu với quý độc giả bài viết của con người trở về với mùa xuân 1980. Kèm theo 2 tấm hình cảnh Hà Nội 1980, khi tác giả trở về. Xin cảm ơn tác giả vô danh.
Giới thiệu của Giao Chỉ, San Jose.
Ký ức của một chiến binh.
Nhân dịp tết một người lính VNCH đã được ra khỏi trại cải tạo tại miền Bắc Việt Nam. Sau đây là bài viết còn nhiều vết thẹo về thời kỳ đen tối.
Hà Nội năm 1980
Cuối Đông 1980,
nơi trại tù khổ sai Tân Lập, Vĩnh Phú, sau 6 tháng bặt tin nhà, không
nhận được tiếp tế lại thêm bịnh nhược, tưởng chừng đi đứt, theo chân Đại
tá Của, Tỉnh trưởng Bình Dương thượng đồi chè nghĩ khỏe, an giấc nghìn
thu. Một buổi trưa đi lao động về, được thông báo lên hội trường nhận
quà từ gia đình gởi. Ôi ! Thôi mừng hết lớn.
Nào, xem cái gì đây ! À, tới 2 bịch thuốc Lào ba số 8. Mấy tháng rồi thiếu thuốc, chạy đôn chạy đáo chớ bộ ít sao? Bụng đói, kéo vô e té mất, nhưng mà làm sao nhịn được, bèn xoe một bi nho nhỏ, kéo vô thiệt đã ! Còn lon guigoz gì hấp dẫn thế nầy? Ra là thịt kho mặn, thượng phẩm nhất trần đời. Nhéo một miếng bỏ vô chén “sắn dui” là sơn hào, hải vị nhất bên Tàu. Đang khi tơ lơ mơ vì bi thuốc lào thứ hai thì nghe kẻng tập hợp đi lao động.
Mọi bữa, sắp hàng xong là ra cổng. Bữa nay sao lại dềnh dàng? Hóa ra đợi nghe đích thân trại trưởng tuyên đọc … LỆNH THA nhân dịp Tết Nguyên Đán sắp tới!!!
Cả mười mấy đội, sáu bảy trăm nhân mạng đều nhốn nháo. Tiếng là thiéu tá mà coi bộ trại trưởng đọc chữ không rành. Trong khi thiên hạ nhấp nha, nhấp nhổm, ông ê a đánh vần thật là sốt ruột. Tiếng ông thì nhỏ mà gã tù tui thì điếc lác sợ không nghe được nên mới nhờ anh bạn đứng kế bên nhắc chừng dùm. Quả nhiên lát sau bỗng thấy anh bạn nắm áo vừa giật vừa hô: có tên rồi kìa!!!
Tôi nghe rồi ngẩn ngơ như lạc vào trong mơ ! Ở đời người ta thường nói: “Phước bất trùng lai”. Vậy mà gã khù khờ tui mới rồi vừa được tiếp tế phước lớn, giờ tiếp liền đại phước trong đời, thật là hi hữu !
Ngơ ngẩn hồi lâu mới giật mình, tỉnh lại bèn chạy u về phòng giam lo thu xếp đồ đạc. Bao nhiêu đồ dồn vô sac marin, chiếc thùng sắt để lại cho thiếu tá Huấn, chánh sở tạo tác NQS như đã hứa.
Thiếu tá Tú, thường trực thi đua mới hướng dẫn qua Khu B tạm trú qua đêm. Buổi cơm chiều mới thật là hào hứng. Trại khoản đãi giã biệt bằng cơm trắng thay sắn dui. Lại gặp anh Nguyễn Mỹ, trưởng ty thuế vụ Biên Hòa cùng được thả. Hai anh em chén cơm trắng thịt kho thả cửa. Nôn nao, không sao ngủ được bèn làm đêm không ngủ. Bịch thuốc lào tới sáng đã khuyết một phần tư!
Đêm dài rồi cũng trôi qua. Sáng lại đã thấy cán bộ tới làm thủ tục ra tù. Lần cuối cùng lăn tay, nhận lãnh giấy ra tù. Cầm tấm giấy vàng úa mà nâng niu như lịnh thiên tào tha mạng ! Rồi còn được lãnh lại 12 đồng đã ký gởi khi từ Miền Nam ra. Lại còn cho thêm túi gạo vài ký để ăn đường.
Bước lên chiếc xe cam nhông decapotable, mui trần tự chúc mình thượng lộ bình an. Lần nầy, xe không chạy ra Bến Ngọc mà lại chạy băng qua Suối A Mai về phía Sông Thao. Chạy một đổi ngang qua chiếc quán nhỏ bên đường, xe dừng lại cho đám tù mãn án sẵn tiền đó mua chút thức ăn đỡ dạ. Phong bánh khảo nhưn khoai lang mà tới hai đồng. Cái bánh chưng nhỏ xíu giá cũng như vậy. Thiếm xực thêm mấy điếu Đồ Sơn hạng bét là chẵn năm đồng.
Xe xuống chiếc phà ọp ẹp trẩy Sông Thao vào lúc xế chiều. Đường ra Hà Nội chừng như còn xa lắm ! Nhưng mãi rồi cầu Thăng Long cũng thấp thoáng xa xa. Chiếc cầu mới vì chuyên viên Tàu cộng rút về trước cuộc chiến 1979 nên việc xây dựng còn dang dở. Xe cam nhông tù thả chen chúc cùng xe đạp cả người gồng gánh vượt cầu phao vào buổi chiều tà. Từ nơi rừng núi mới ra nơi nhộn nhịp lòng cũng thấy vui. Nhưng xe không vào Hà Nội mà lại chạy về hướng Tây Nam. Ủa xe chạy đi đâu vậy cà? Tối mịt xe mới dừng lại trước cổng đèn điện sáng choang, biển đề rõ ràng:Trại Cải Tạo Hà Tây. Lòng thầm hỏi: Có lẽ nào cái “giấy ra trại” nầy lại là đồ dỗm ?
Phân vân bước vào cổng trại, tới trước dãy phòng giam mới tinh xem “hoành tráng”. Trại kiểu mẫu sát cạnh thủ đô xã nghĩa do Đội trưởng Đội tù xây dựng, cựu tướng Nguyễn Hữu Có thực hiện xem ra có khác ! Người mang thùng nước chè xanh tiếp đãi “khách” mới tới Hilton Hà Tây lại là trung tá LLĐB Trần Hoàng cũng từ Tân Lập “thuyên chuyển” ra đây năm ngoái. Anh mới kề tai bỏ nhỏ: Cứ yên chí ! Chỉ trọ ở đây một đêm thôi, rồi mai ra ga Hàng Cỏ xuôi Nam. Mừng cho bạn từ âm ty trở về dương thế !
Sáng hôm sau được lịnh lên đường, đến ga xe lửa Hàng Cỏ vào lúc 9 giờ, lòng mừng khắp khởi. Mới từ trên xe phóc xuống đã thấy ai đó níu áo hỏi: “ Cái “Giắc kết” nầy năm choạc, bán không?” Năm chục đồng khi ấy là lớn lắm vì lương công nhân mỗi tháng chỉ có $40. Gã cựu tù mới một ngày toan phát mãi, may anh bạn đi bên cạnh chận lại bảo chờ giá. Quả nhiên giá tăng gấp đôi tút suỵt, tiền trao cháo múc liền một khi ! Vậy là dư sức ăn đường, lẫn cà phê, thuốc lá.
Có sẵn tiền mới tính tìm cà phê uống. Nghe nói cà phê hợp tác xã chỉ có năm hào một tách nhưng mà nhạt như trà xanh, lại phải đứng xếp hàng mua. Dzụ nầy coi bộ không khá nên mới ngó dáo dác tìm cà phê chui. Bước lần vào ngỏ hẻm bên kia đường là thấy ngay căn phố hẹp, vừa đủ kê hai chiếc bàn thấp nhỏ xíu. Mới hừng sáng mà đã thấy bàn bên kia hai trự chắc là đại gia nên trước mặt có hai lon bia Heineken và … một gói ba số 555 vàng chóe. Gã tân thường dân thấy bắt ngợp mới rụt rè hỏi bà hàng cà phê bao nhiêu một tách. Bà cười bảo: Chỉ một đồng năm hào thôi ! Thây kệ, cứ thỉnh một tách cho ngon lành. Lại thêm một điếu ba số cho nó giông giống sáu năm về trước.
Nào, xem cái gì đây ! À, tới 2 bịch thuốc Lào ba số 8. Mấy tháng rồi thiếu thuốc, chạy đôn chạy đáo chớ bộ ít sao? Bụng đói, kéo vô e té mất, nhưng mà làm sao nhịn được, bèn xoe một bi nho nhỏ, kéo vô thiệt đã ! Còn lon guigoz gì hấp dẫn thế nầy? Ra là thịt kho mặn, thượng phẩm nhất trần đời. Nhéo một miếng bỏ vô chén “sắn dui” là sơn hào, hải vị nhất bên Tàu. Đang khi tơ lơ mơ vì bi thuốc lào thứ hai thì nghe kẻng tập hợp đi lao động.
Mọi bữa, sắp hàng xong là ra cổng. Bữa nay sao lại dềnh dàng? Hóa ra đợi nghe đích thân trại trưởng tuyên đọc … LỆNH THA nhân dịp Tết Nguyên Đán sắp tới!!!
Cả mười mấy đội, sáu bảy trăm nhân mạng đều nhốn nháo. Tiếng là thiéu tá mà coi bộ trại trưởng đọc chữ không rành. Trong khi thiên hạ nhấp nha, nhấp nhổm, ông ê a đánh vần thật là sốt ruột. Tiếng ông thì nhỏ mà gã tù tui thì điếc lác sợ không nghe được nên mới nhờ anh bạn đứng kế bên nhắc chừng dùm. Quả nhiên lát sau bỗng thấy anh bạn nắm áo vừa giật vừa hô: có tên rồi kìa!!!
Tôi nghe rồi ngẩn ngơ như lạc vào trong mơ ! Ở đời người ta thường nói: “Phước bất trùng lai”. Vậy mà gã khù khờ tui mới rồi vừa được tiếp tế phước lớn, giờ tiếp liền đại phước trong đời, thật là hi hữu !
Ngơ ngẩn hồi lâu mới giật mình, tỉnh lại bèn chạy u về phòng giam lo thu xếp đồ đạc. Bao nhiêu đồ dồn vô sac marin, chiếc thùng sắt để lại cho thiếu tá Huấn, chánh sở tạo tác NQS như đã hứa.
Thiếu tá Tú, thường trực thi đua mới hướng dẫn qua Khu B tạm trú qua đêm. Buổi cơm chiều mới thật là hào hứng. Trại khoản đãi giã biệt bằng cơm trắng thay sắn dui. Lại gặp anh Nguyễn Mỹ, trưởng ty thuế vụ Biên Hòa cùng được thả. Hai anh em chén cơm trắng thịt kho thả cửa. Nôn nao, không sao ngủ được bèn làm đêm không ngủ. Bịch thuốc lào tới sáng đã khuyết một phần tư!
Đêm dài rồi cũng trôi qua. Sáng lại đã thấy cán bộ tới làm thủ tục ra tù. Lần cuối cùng lăn tay, nhận lãnh giấy ra tù. Cầm tấm giấy vàng úa mà nâng niu như lịnh thiên tào tha mạng ! Rồi còn được lãnh lại 12 đồng đã ký gởi khi từ Miền Nam ra. Lại còn cho thêm túi gạo vài ký để ăn đường.
Bước lên chiếc xe cam nhông decapotable, mui trần tự chúc mình thượng lộ bình an. Lần nầy, xe không chạy ra Bến Ngọc mà lại chạy băng qua Suối A Mai về phía Sông Thao. Chạy một đổi ngang qua chiếc quán nhỏ bên đường, xe dừng lại cho đám tù mãn án sẵn tiền đó mua chút thức ăn đỡ dạ. Phong bánh khảo nhưn khoai lang mà tới hai đồng. Cái bánh chưng nhỏ xíu giá cũng như vậy. Thiếm xực thêm mấy điếu Đồ Sơn hạng bét là chẵn năm đồng.
Xe xuống chiếc phà ọp ẹp trẩy Sông Thao vào lúc xế chiều. Đường ra Hà Nội chừng như còn xa lắm ! Nhưng mãi rồi cầu Thăng Long cũng thấp thoáng xa xa. Chiếc cầu mới vì chuyên viên Tàu cộng rút về trước cuộc chiến 1979 nên việc xây dựng còn dang dở. Xe cam nhông tù thả chen chúc cùng xe đạp cả người gồng gánh vượt cầu phao vào buổi chiều tà. Từ nơi rừng núi mới ra nơi nhộn nhịp lòng cũng thấy vui. Nhưng xe không vào Hà Nội mà lại chạy về hướng Tây Nam. Ủa xe chạy đi đâu vậy cà? Tối mịt xe mới dừng lại trước cổng đèn điện sáng choang, biển đề rõ ràng:Trại Cải Tạo Hà Tây. Lòng thầm hỏi: Có lẽ nào cái “giấy ra trại” nầy lại là đồ dỗm ?
Phân vân bước vào cổng trại, tới trước dãy phòng giam mới tinh xem “hoành tráng”. Trại kiểu mẫu sát cạnh thủ đô xã nghĩa do Đội trưởng Đội tù xây dựng, cựu tướng Nguyễn Hữu Có thực hiện xem ra có khác ! Người mang thùng nước chè xanh tiếp đãi “khách” mới tới Hilton Hà Tây lại là trung tá LLĐB Trần Hoàng cũng từ Tân Lập “thuyên chuyển” ra đây năm ngoái. Anh mới kề tai bỏ nhỏ: Cứ yên chí ! Chỉ trọ ở đây một đêm thôi, rồi mai ra ga Hàng Cỏ xuôi Nam. Mừng cho bạn từ âm ty trở về dương thế !
Sáng hôm sau được lịnh lên đường, đến ga xe lửa Hàng Cỏ vào lúc 9 giờ, lòng mừng khắp khởi. Mới từ trên xe phóc xuống đã thấy ai đó níu áo hỏi: “ Cái “Giắc kết” nầy năm choạc, bán không?” Năm chục đồng khi ấy là lớn lắm vì lương công nhân mỗi tháng chỉ có $40. Gã cựu tù mới một ngày toan phát mãi, may anh bạn đi bên cạnh chận lại bảo chờ giá. Quả nhiên giá tăng gấp đôi tút suỵt, tiền trao cháo múc liền một khi ! Vậy là dư sức ăn đường, lẫn cà phê, thuốc lá.
Có sẵn tiền mới tính tìm cà phê uống. Nghe nói cà phê hợp tác xã chỉ có năm hào một tách nhưng mà nhạt như trà xanh, lại phải đứng xếp hàng mua. Dzụ nầy coi bộ không khá nên mới ngó dáo dác tìm cà phê chui. Bước lần vào ngỏ hẻm bên kia đường là thấy ngay căn phố hẹp, vừa đủ kê hai chiếc bàn thấp nhỏ xíu. Mới hừng sáng mà đã thấy bàn bên kia hai trự chắc là đại gia nên trước mặt có hai lon bia Heineken và … một gói ba số 555 vàng chóe. Gã tân thường dân thấy bắt ngợp mới rụt rè hỏi bà hàng cà phê bao nhiêu một tách. Bà cười bảo: Chỉ một đồng năm hào thôi ! Thây kệ, cứ thỉnh một tách cho ngon lành. Lại thêm một điếu ba số cho nó giông giống sáu năm về trước.
Chợ Đồng Xuân, Hà Nội 1980
Chợ Đồng Xuân
chỉ cách ga Hàng Cỏ vài trăm thước mà nghe nói cũng “phức tạp” lắm nên
chẩng dám lại xem, bèn trở lại ga chực chờ cho chắc bụng. Cả ngày trôi
qua suông sẻ nhưng đến khoảng bảy giờ tối, cái bụng bắt đầu trở chứng,
đau mướt mồ hôi. Hồi ở trong tù cùng đường nên không biết sợ, giờ sắp
thượng tàu hỏa qui hồi cố quận nên thật là sợ lắm. Thầm nghĩ: Chẳng lẽ
số xui tận mạng vậy sao?! Anh bạn ngồi bên thấy vậy cũng thương nên mới
dúi cho hai viên thuốc, lại còn cho thêm hai ống thuốc Atropine, cẩn
thận dặn: Đây là thuốc chích, tôi chắt chiu từ bấy đến nay. Chỉ khi nào
đối đế lắm mới uống đại thử coi !
Đau quá nên đâu biết đã chín giờ tối, có lệnh lên tàu hỏa. Tay kéo lê chiếc sac marin, bước thấp, bước cao lê lết lên tàu. Điều kỳ lạ là mới vừa ngồi xuống, thở phào, chợt nghe cơn đau dịu xuống, rồi vong bặt. Vì quá vui mừng nên vậy chăng?
Xe lửa vừa phì phò lăn bánh, đã thấy anh thiếu úy CSQG con nhà Nước Mía Viễn Đông lần theo các dãy ghế tìm gặp mặt anh em. Chẳng là anh nầy mắc nợ anh em đồng đội cũng nhiều. Anh khiêng gỗ trên núi, té vẹo cột sống, mỗi khi đứng lên là thân mình cứ bật ngửa ra phía sau. Từ đó mà đi, mỗi khi đi lại đều phải có anh em dìu đỡ. Ngay trong chuyến hồi hương nầy, mỗi khi lên xuống xe đều phải có người cõng. Vậy mà giờ đây, sau một ngày được thân nhân, đặc biệt được thông báo ra Hà Nội chờ đón. Đón về khách sạn săn sóc cho chỉ có một ngày là có thể tự mình lần đi được mới kỳ ! Người ta thường bảo: Con người khi lâm nguy hoặc quá vui mừng thường nẩy sinh thần lực, có khi là như vậy chăng?
Trăng mười bảy tháng chạp trên bầu trời đất Bắc mờ hơi sương, vàng vọt mà trong tâm tưởng vẫn thấy huy hoàng sáng chói. Từ 1975 đến 1981, đây có lẽ là đợt thả tù đông đảo nhất bởi vì ngang qua mỗi tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, mỗi nơi đều có rước thêm một nhóm tù được thả.
Sau một ngày, hai đêm, xế chiều ngày thứ hai thì tàu đến ga Phan Thiết. Biết rằng phải vài ba tiếng nữa mới tới Biên Hòa, nhà ta vẫn cứ ràng buộc đồ đạc sẳn sàng. Xe vừa tới Trảng Bôm bỗng nghe loa phát thanh loan báo: Vì quá trễ, xe sẽ không dừng lại ở ga Biên Hòa. Vậy là tiu nghỉu, thất vọng mới bàn với ông năm Huệ, đại úy quân cảnh: Khi tới ga Biên Hòa, thế nào xe cũng chạy chậm lại, mình nhảy đại xuống được không? Ông Năm Huệ lắc đầu, biểu: Không được đâu ! Mình yếu rồi. Nhảy như vậy nguy hiểm lắm. Chi bằng để tới Bình Triệu, đi xe Lam về hay hơn.
Nói là nói vậy nhưng khi xe ngang qua ngả ba Vườn Mít là đã thủ thế. Khi thấy hàng bực cấp dẫn lên dãy phố, nơi mái ấm sáu năm về trước là không kìm lòng được: Hấp một cái, cái bồng thảy trước. Người nhảy vọt liền theo, bất kể hàng rào kẻm gai Úc chờn vờn trước mặt. Thân mình lăn long lóc vào hàng rào phải liều mạng nắm đại vào dây kẻm gai gượng dừng lại. Mặc cho bàn tay máu tuôn, vẫn hiên ngang đứng lên, ôm cái bồng đi bươn lên bực cấp. Chỉ thấy con đường vào nhà ta trước mặt, bất cần chuyện chi khác!
Vừa quẹo vô hẻm, đã thấy người vợ yêu lầm lũi đẩy chiếc xe đạp cũ đi ra. Gã liệng đại cái bồng xuống chạy a lại. Cô giáo nhà ta chẳng biết chuyện gì. Chừng ngó lại thấy ông chồng đứng đó! Cả hai nhìn nhau như trong giấc chiêm bao.
Tỉnh hồn lại liền bảo vợ: Mau vô nhà, bàn tay bị thương chảy máu. Bà xã buồn bã nói: Nhà ở đâu mà vô? “Mất dạy”người ta lấy căn phố lại rồi! May, tui quay lại dọn dẹp trả nhà mới gặp ông đây! Thôi mau về căn chòi của mình đi. Nó ở kế bên nhà ông Một, phía sau trường Ngô Quyền đó.
Tưởng rằng bà vợ nói ví von cho đỡ tức nhưng nhìn kỹ lại đúng là sự thật: Mái chòi nhà ta nửa thiếc, nửa tôn. Vách xọc xệch, nửa ván nửa cà tăng. Nhưng dẫu vậy vẫn là nhà của ta.
Vừa mở cửa rào bà xã vừa hô: Trí ơi, ba mầy đã về đó! Đây là đứa trai út, mưới bốn tuổi, mới theo mẹ ra Bắc thăm ba hồi năm ngoái nên không thấy lạ. Mới hỏi gái Chi đâu thì đã nghe tiếng kêu từ phía trước nhà: Từ dưới bàu rau muống bước lên cô gái nhỏ, quần vải đen , ống thấp, ống cao. Ngày ra đi, con tôi là bé gái xinh đẹp vừa chín tuổi. Giờ đây, trước mặt là cô gái nhỏ cao kều tuổi mười lăm, giống hệt cô thiếu nữ tay lấm, chân bùn ở Làng quê Bưng Cầu thuở trước. Mãi mới thấy cậu ba Lễ đi học nghề thợ máy ỏ Saigon đạp xe về tới. Chàng nầy là đứa trai vóc dáng thấp nhỏ nhất nhà, nay đã là thanh niên mười bảy xem ra cũng tu mi, nam tử. Cuối cùng là cậu cả Nghĩa, mãi đi giang hồ vụn rồi cũng về tới: Ôi thôi! Nhìn không ra! Chàng thanh niên tuổi mười chín cao trên thước tám. Đúng là vai năm tấc rộng, thân mười thước cao, oai hùng như Từ Hải. Niềm vui sum họp đơn sơ mà thấm thiết, chỉ như vậy là đủ, mặc cho sự thế xoay vần ra sao! ? (Bài văn này nhặt trên mạng, không thấy ghi tên tác giả, nhưng hay thiệt là hay..)
Đại Tá NGUYỄN CÔNG VĨNH, từng là Trung Đòan Trưởng của SĐ 18 và SĐ 5 BB. Năm 1972, công sản tấn công Lộc Ninh tràn ngập bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 do Đại Tá Vĩnh làm Chiến Đoàn Trưởng. Đại Tá Vĩnh và Trung Tá Thông (Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 5 BB) bị địch bắt tại mặt trận. Năm 1973, cả hai vị sĩ quan nói trên được phóng thích trong đợt trao trả tù binh. Chức vụ sau cùng của Đại Tá Vĩnh là Quân Trấn Trưởng Quân Vụ Thị Trấn SàiGòn... cho đến 30-4-1975. Đại Tá Vĩnh định cư ở California. Bào huynh của Đại Tá Vĩnh là Trung Tá Nguyễn Văn Xanh, khóa 4 Lý Thường Kiệt VBQG, đã giải ngủ nhưng cả 2 cũng bị bắt đi tù CS sau 30/4/75, định cư ở Nam California, sau chuyễn cư về Laurel, Maryland.
Người về sau 13 năm tù "cải tạo" ở miền Bắc: Ngày đi tóc vẫn còn xanh, nay về tóc râu đã bạc, hom hem trong bộ áo tù màu xám. Người vợ sau 13 năm gian khổ mỏi mòn, tóc cũng đã hoa râm, răng cũng rụng dần nhưng vẫn còn chút xuân sắc của một thời mệnh phụ. Người con, cằn cỗi với tháng năm trong một xã hội phân biệt đối xử vì cha anh là tù "cải tạo", nức nở ôm tay cha già, sau anh là em của anh cũng đang lau nước mắt.
Đau quá nên đâu biết đã chín giờ tối, có lệnh lên tàu hỏa. Tay kéo lê chiếc sac marin, bước thấp, bước cao lê lết lên tàu. Điều kỳ lạ là mới vừa ngồi xuống, thở phào, chợt nghe cơn đau dịu xuống, rồi vong bặt. Vì quá vui mừng nên vậy chăng?
Xe lửa vừa phì phò lăn bánh, đã thấy anh thiếu úy CSQG con nhà Nước Mía Viễn Đông lần theo các dãy ghế tìm gặp mặt anh em. Chẳng là anh nầy mắc nợ anh em đồng đội cũng nhiều. Anh khiêng gỗ trên núi, té vẹo cột sống, mỗi khi đứng lên là thân mình cứ bật ngửa ra phía sau. Từ đó mà đi, mỗi khi đi lại đều phải có anh em dìu đỡ. Ngay trong chuyến hồi hương nầy, mỗi khi lên xuống xe đều phải có người cõng. Vậy mà giờ đây, sau một ngày được thân nhân, đặc biệt được thông báo ra Hà Nội chờ đón. Đón về khách sạn săn sóc cho chỉ có một ngày là có thể tự mình lần đi được mới kỳ ! Người ta thường bảo: Con người khi lâm nguy hoặc quá vui mừng thường nẩy sinh thần lực, có khi là như vậy chăng?
Trăng mười bảy tháng chạp trên bầu trời đất Bắc mờ hơi sương, vàng vọt mà trong tâm tưởng vẫn thấy huy hoàng sáng chói. Từ 1975 đến 1981, đây có lẽ là đợt thả tù đông đảo nhất bởi vì ngang qua mỗi tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, mỗi nơi đều có rước thêm một nhóm tù được thả.
Sau một ngày, hai đêm, xế chiều ngày thứ hai thì tàu đến ga Phan Thiết. Biết rằng phải vài ba tiếng nữa mới tới Biên Hòa, nhà ta vẫn cứ ràng buộc đồ đạc sẳn sàng. Xe vừa tới Trảng Bôm bỗng nghe loa phát thanh loan báo: Vì quá trễ, xe sẽ không dừng lại ở ga Biên Hòa. Vậy là tiu nghỉu, thất vọng mới bàn với ông năm Huệ, đại úy quân cảnh: Khi tới ga Biên Hòa, thế nào xe cũng chạy chậm lại, mình nhảy đại xuống được không? Ông Năm Huệ lắc đầu, biểu: Không được đâu ! Mình yếu rồi. Nhảy như vậy nguy hiểm lắm. Chi bằng để tới Bình Triệu, đi xe Lam về hay hơn.
Nói là nói vậy nhưng khi xe ngang qua ngả ba Vườn Mít là đã thủ thế. Khi thấy hàng bực cấp dẫn lên dãy phố, nơi mái ấm sáu năm về trước là không kìm lòng được: Hấp một cái, cái bồng thảy trước. Người nhảy vọt liền theo, bất kể hàng rào kẻm gai Úc chờn vờn trước mặt. Thân mình lăn long lóc vào hàng rào phải liều mạng nắm đại vào dây kẻm gai gượng dừng lại. Mặc cho bàn tay máu tuôn, vẫn hiên ngang đứng lên, ôm cái bồng đi bươn lên bực cấp. Chỉ thấy con đường vào nhà ta trước mặt, bất cần chuyện chi khác!
Vừa quẹo vô hẻm, đã thấy người vợ yêu lầm lũi đẩy chiếc xe đạp cũ đi ra. Gã liệng đại cái bồng xuống chạy a lại. Cô giáo nhà ta chẳng biết chuyện gì. Chừng ngó lại thấy ông chồng đứng đó! Cả hai nhìn nhau như trong giấc chiêm bao.
Tỉnh hồn lại liền bảo vợ: Mau vô nhà, bàn tay bị thương chảy máu. Bà xã buồn bã nói: Nhà ở đâu mà vô? “Mất dạy”người ta lấy căn phố lại rồi! May, tui quay lại dọn dẹp trả nhà mới gặp ông đây! Thôi mau về căn chòi của mình đi. Nó ở kế bên nhà ông Một, phía sau trường Ngô Quyền đó.
Tưởng rằng bà vợ nói ví von cho đỡ tức nhưng nhìn kỹ lại đúng là sự thật: Mái chòi nhà ta nửa thiếc, nửa tôn. Vách xọc xệch, nửa ván nửa cà tăng. Nhưng dẫu vậy vẫn là nhà của ta.
Vừa mở cửa rào bà xã vừa hô: Trí ơi, ba mầy đã về đó! Đây là đứa trai út, mưới bốn tuổi, mới theo mẹ ra Bắc thăm ba hồi năm ngoái nên không thấy lạ. Mới hỏi gái Chi đâu thì đã nghe tiếng kêu từ phía trước nhà: Từ dưới bàu rau muống bước lên cô gái nhỏ, quần vải đen , ống thấp, ống cao. Ngày ra đi, con tôi là bé gái xinh đẹp vừa chín tuổi. Giờ đây, trước mặt là cô gái nhỏ cao kều tuổi mười lăm, giống hệt cô thiếu nữ tay lấm, chân bùn ở Làng quê Bưng Cầu thuở trước. Mãi mới thấy cậu ba Lễ đi học nghề thợ máy ỏ Saigon đạp xe về tới. Chàng nầy là đứa trai vóc dáng thấp nhỏ nhất nhà, nay đã là thanh niên mười bảy xem ra cũng tu mi, nam tử. Cuối cùng là cậu cả Nghĩa, mãi đi giang hồ vụn rồi cũng về tới: Ôi thôi! Nhìn không ra! Chàng thanh niên tuổi mười chín cao trên thước tám. Đúng là vai năm tấc rộng, thân mười thước cao, oai hùng như Từ Hải. Niềm vui sum họp đơn sơ mà thấm thiết, chỉ như vậy là đủ, mặc cho sự thế xoay vần ra sao! ? (Bài văn này nhặt trên mạng, không thấy ghi tên tác giả, nhưng hay thiệt là hay..)
*
* *
Saigon 1988 - Đón người thân "học tập cải tạo"
từ miền Bắc trở về tại ga Saigon.
Đại Tá NGUYỄN CÔNG VĨNH
Đại Tá NGUYỄN CÔNG VĨNH, từng là Trung Đòan Trưởng của SĐ 18 và SĐ 5 BB. Năm 1972, công sản tấn công Lộc Ninh tràn ngập bộ Chỉ Huy Chiến Đoàn 9 do Đại Tá Vĩnh làm Chiến Đoàn Trưởng. Đại Tá Vĩnh và Trung Tá Thông (Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Sư Đoàn 5 BB) bị địch bắt tại mặt trận. Năm 1973, cả hai vị sĩ quan nói trên được phóng thích trong đợt trao trả tù binh. Chức vụ sau cùng của Đại Tá Vĩnh là Quân Trấn Trưởng Quân Vụ Thị Trấn SàiGòn... cho đến 30-4-1975. Đại Tá Vĩnh định cư ở California. Bào huynh của Đại Tá Vĩnh là Trung Tá Nguyễn Văn Xanh, khóa 4 Lý Thường Kiệt VBQG, đã giải ngủ nhưng cả 2 cũng bị bắt đi tù CS sau 30/4/75, định cư ở Nam California, sau chuyễn cư về Laurel, Maryland.
Người về sau 13 năm tù "cải tạo" ở miền Bắc: Ngày đi tóc vẫn còn xanh, nay về tóc râu đã bạc, hom hem trong bộ áo tù màu xám. Người vợ sau 13 năm gian khổ mỏi mòn, tóc cũng đã hoa râm, răng cũng rụng dần nhưng vẫn còn chút xuân sắc của một thời mệnh phụ. Người con, cằn cỗi với tháng năm trong một xã hội phân biệt đối xử vì cha anh là tù "cải tạo", nức nở ôm tay cha già, sau anh là em của anh cũng đang lau nước mắt.
Bức hình đặc biệt đón tù Nguyễn Công Vĩnh