vendredi 19 février 2016

Ca khúc “Ly rượu mừng” phẩm-vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam - Du Tử Lê

http://phamdinhchuong.com/wp-content/uploads/2013/08/artistbio-PDC.jpgThi sĩ Du Tử Lê viết về Ca khúc “Ly rượu mừng” phẩm-vật-tinh-thần trong truyền thống Tết Việt Nam
Đề cập tới sự nghiệp âm nhạc giá trị của cố nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nếu chỉ nói tới khía cạnh thơ phổ nhạc (dù cho ông được ghi nhận như một thiên tài) mà không đề cập tới những lãnh vực khác, tôi cho là một thiếu sót không thể tha thứ. Vì từ ngày bắt đầu sáng tác, ở tuổi 17, tới ngày từ trần, ở tuổi 62, cuộc trường chinh âm nhạc của họ Phạm là, những ngọn cờ đã cắm được trên nhiều đỉnh cao nghệ thuật.
Khởi đầu với những ca khúc lấp lánh tin yêu lồng ngực tuổi trẻ, Phạm Đình Chương đi lần tới những ca khúc mang nhiều tính hiện thực, như “Tiếng dân chài,” “Được mùa,” hoặc đất nước, ca dao như “Anh đi chiến dịch,” “Lá thư người chiến sĩ,” “Khúc giao duyên,” “Mười thương”… Và, dĩ nhiên, tình ca, một đỉnh ngọn cao ngất khác của ông.
Dù ở núi non âm nhạc nào, ca từ Phạm Đình Chương cũng đều thấm đẫm thi tính. Ngay tự những ca khúc thời khởi đầu sự nghiệp, khi chỉ mới 17, 18 tuổi, người ta đã thấy ông như một thi sĩ, viết lời cho ca khúc của mình.

Hương xuân ngày cũ, Sài Gòn trước 1975 - Trịnh Thanh Thủy

http://honngocviendong.vn/wp-content/uploads/gallery/tet-sai-gon-xua/ngay-tet-saigon-nam-xua-54.jpgGần đây cư dân mạng truyền nhau những tấm hình, những video clip phim xưa có ghi lại những hình ảnh quê hương Việt Nam ngày cũ, đã làm sống dậy ký ức của những người con lưu xứ. Nhất là hình ảnh Tết Sài Gòn, mỗi độ xuân về.
.
Sống ở đất người, bốn mùa rõ rệt, tôi thấy được thu, hạ, đông đi, xuân tới, luân chuyển nhẹ nhàng như một vũ khúc mang mang của đất trời.  Chồi non nẩy lộc, lá mới cựa mình, no căng nhựa sống, xanh biếc những bao la hy vọng. Tết đến trong tuổi thơ và những ngày mới lớn của tôi ở Sài Gòn dịu dàng hiện về, thật là trìu mến.Với tôi, Sài Gòn hai mùa mưa nắng, không có mùa xuân, mà chỉ có ngày Tết.
.

Giao Chỉ, San Jose - (Hồi ký hết sức cảm động của người tù xuất trại năm 1981)

Hồi ký hết sức cảm động của người tù xuất trại năm 1981
http://ashui.com/mag/images/stories/201103/Lindskog_hanoi4.jpgNgười về trước mùa Xuân 1980 Hơn 30 năm qua, chúng tôi đọc hàng ngàn bài viết về chuyện tù tập trung lao động cải tạo. Từ chuyện đi trình diện, đời sống trong tù. Chuyện thăm nuôi. Chuyện ốm đau, chuyện đói khát, chuyện lao động và chuyện chôn cất. Sau cùng là chuyện được tha về. Cuối năm nay, qua đến năm thứ 41 của cuộc đổi đời, chợt thấy trên Mạng lưới điện toán có bài bút ký năm 1980 của người cha thoát khỏi ngục tù lao cải về với gia đình. Bài viết tuyệt vời với tinh thần lạc quan ngay cả với cuộc sống trong ngục tù. Sau cuộc chiến, rõ ràng là các chiến binh Việt nam Cộng Hoà phải chịu thảm kịch cay đắng trong trại tù. Đây là cuộc chiến tranh tiếp tục giữa kẻ thắng với người thua. Kẻ làm cai tù với những người tù không án. Cuộc chiến không có hậu phương và tiền tuyến. Không có hy vọng và không có tương lai. Nhưng sau cùng, phần lớn dù trải qua 10 năm hay 20 năm, những người tù binh trình diện cũng vượt qua được giai đoạn đau thương và làm lại cuộc đời. Trong bài bút ký này, tác giả kể lại một đoạn đời đẹp để nhất sau những ngày tù đầy. Đó là chuyến đi về miền Nam để gặp lại vợ con. Đoạn văn tuyệt bút với đoạn kết rất bất ngờ nhưng đầy xúc động. Nhân dịp cùng đón mùa Xuân năm thứ 41 trên quê hương mới, tôi rất sung sướng giới thiệu với quý độc giả bài viết của con người trở về với mùa xuân 1980. Kèm theo 2 tấm hình cảnh Hà Nội 1980, khi tác giả trở về. Xin cảm ơn tác giả vô danh. 
Giới thiệu của Giao Chỉ, San Jose.

TÌM LẠI DẤU XƯA


TÌM LẠI DẤU XƯA