lundi 2 mars 2015

Sáng 30/4/1975 Những Đơn Vị Nào Tiến Về Giải Cứu Thủ Ðô Saigon Bỏ Ngõ ?




https://ongvove.files.wordpress.com/2009/04/arvnsoldier5.jpg?w=830Tình hình chiến sự
Trong những năm từ 1973 đến 1975, CSHN đã rốc hết láng (lực lượng) vào canh bạc NVN vì biết chắc là HK sẽ không quay trở lại NVN.
Ngày 13/12/74: CSHN cho tiến hành chiến dịch Tây Nguyên. Khởi đầu là đánh chiếm tỉnh Phước Long gần biên giới Miên Việt. Cộng quân phải mất 20 ngày mới chiếm được PL. Tiếp theo đó là Cộng quân đánh chiếm Ban Mê Thuột (14/3/75); Tuy Hòa; Bình Ðịnh, Huế, và Ðà Nẵng.
Ngày 14/3/75: Trong buổi họp tại Cam Ranh, TT Thiệu đột nhiên ra lệnh cho Tướng Ngô Quang Trưởng bỏ Vùng I và các lực lượng QÐII/VIICT rút về Nha Trang_. Dường như sau này TT Thiệu có nói: ông bỏ những phần đất đó như là một hình thức “tháu cáy” trong canh bạc xì-phé với hy vọng là quân Mỹ sẽ quay trở lại! Thực tế, sự tháu cáy dại dột đó đã chỉ mở ra cơ hội tốt cho các lực lượng của CSHN được thể kéo rốc xuống phía nam uy hiếp các cửa ngõ vào Saigòn và đưa ra yêu sách là TT Thiệu phải chịu từ chức để cho Dương Văn Minh lên làm TT mà nhiệm vụ duy nhất của ông Minh là ra lệnh cho các lực lượng VNCH buông súng.

dimanche 1 mars 2015

Những Ngày Cuối VNCH

Những Ngày Cuối VNCH 1
https://ongvove.files.wordpress.com/2010/04/baovethudo.jpgLời tòa soạn: Trong tinh thần tưởng niệm “Ngày 30-4-1975″, nhìn lại cuộc diện Việt Nam 30 năm về trước, VB trân trọng giới thiệu loạt bài tổng hợp về một số sự kiện quan trọng xảy ra từ ngày 10/3/1975 đến cuối tháng 4/1975. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ phổ biến; hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa; hồi ký của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, một số bài viết của các nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và tài liệu riêng của Việt Báo. Riêng trong bài về mặt trận Ban Mê Thuột, một số sự kiện được biên soạn dựa theo hồi ký của Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Darlac, nhật ký hành quân của Thiếu tá Phạm Văn Huấn, Sĩ quan Báo chí của Tư lệnh Quân đoàn 2. 

samedi 28 février 2015

47 Năm Sau Vụ Tàn Sát Tết Mậu Thân Giải Khăn Sô Cho Huế Tới UC Berkeley


Olga_Hue, Peter-NhaTừ trái, Giáo sư Olgar Dror của phân khoa Lịch Sử tại Đại học Texas A&M University, đồng thời là dịch giả sách “Mourning Headband for Huế” đang thuyết trình về trận chiến Tết Mậu Thân 1968 tại Huế, với hình ảnh những hầm chôn người tại Huế xuất hiện trên màn hình. Trên bàn thuyết trình là Giáo sư Peter Zinoman của Trung Tâm Nghiên Cứu Đông Nam Á thuộc Đại học UC Berkeley và nhà văn Nhã Ca, tác giả “Giải Khăn Sô cho Huế tại Huế”.

Truyện Thần Thoại Ngày Nay Ở Hà Nội: Tiều Phu Thành Hoàng Đế





Ngày Tết ở Việt nam có tập tục đẹp đi tới nhà những người trong họ mừng tuổi ông bà còn mạnh giỏi, lạy ông bà quá cố trước bàn thờ, thắm viếng, chức Tết quan chức và bạn bè,... Ở trong Nam, còn có tập tục đi lạy ông bà chung vì trên bước đường Nam tiến theo Chúa Nguyễn, biết đâu có họ hàng cùng đi khẩn hoang lập ấp mà không biết nhau.

Đó là những tập tục thật sự đẹp trong nếp văn hóa dân tộc. Ngày nay, nhiều nước Tây phương cũng giử nhiều tập tục đẹp về Ngày Tết. Ngày đầu năm, các vị lãnh đạo quốc gia chúc Tết dân chúng. Chánh phủ tới chúc Tết Tổng thống, Quốc trưởng,... Nhưng đồng thời, cũng ngày Tết đi chúc Tết, mừng tuổi quan lớn, lại mang một ý nghĩa khác hoàn toàn phản văn hóa dân tộc. Cụ thể thường xảy ra ở những nước độc tài tham nhũng như Việt nam.