Cố nhạc sĩ Thanh Sơn sinh ra và lớn lên ở Sóc Trăng, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Miền quê tỉnh nhỏ hiền hoà ở hạ nguồn con sông Hậu, cùng với những vùng miền ông đi qua trong cuộc hành trình của đời mình là mạch cảm xúc để ông viết lên các ca khúc quê hương đậm đà chất trữ tình. Trong các tài liệu nói về ông đều viết rằng từ năm 1973 thì ông bắt đầu chuyển sang các sáng tác về đề tài quê hương, mang âm hưởng dân ca Nam Bộ.
Và cũng từ đây, hoa phượng trong nhạc của ông được thay thế bằng hình ảnh của người dân miền Tây đôn hậu hiền hoà, cùng với những hình ảnh bình dị nhưng sâu lắng.
Cố nhạc sĩ Thanh Sơn viết nhiều ca khúc cho tuổi học sinh,
về mùa hè (như Ba tháng tạ từ, Hạ buồn, Lưu bút ngày xanh). Và ông cũng
là nhạc sĩ có nhiều sáng tác gắn liền với hình ảnh hoa phượng nhất. Hoa
phượng được ông dùng cho cả tên gọi của bài hát. Một loạt những ca khúc
như Nỗi buồn hoa phượng, Ve sầu mùa phượng, Phượng buồn, Buồn như
phượng… đã trở thành những bài ca sống mãi với thời gian, gắn với kỷ
niệm của rất nhiều tuổi học trò qua các thế hệ. . .”
Để tạo ra một nét riêng, mỗi một người nghệ sĩ hay thường
dành cho mình một nghệ danh. Thế nhưng, cũng có nhiều nhạc sĩ, với những
lý do riêng, họ có rất nhiều bút danh/nghệ danh. Chính vì vậy, mà không
ít người nghe đã ngạc nhiên khi biết tác giả của một tác phẩm nổi tiếng
này cũng chính là tác giả của một tác phẩm nổi tiếng khác, với hai bút
danh khác nhau.