Để tạo ra một nét riêng, mỗi một người nghệ sĩ hay thường
dành cho mình một nghệ danh. Thế nhưng, cũng có nhiều nhạc sĩ, với những
lý do riêng, họ có rất nhiều bút danh/nghệ danh. Chính vì vậy, mà không
ít người nghe đã ngạc nhiên khi biết tác giả của một tác phẩm nổi tiếng
này cũng chính là tác giả của một tác phẩm nổi tiếng khác, với hai bút
danh khác nhau.
Một trong những người đó, là nhạc sĩ Song Ngọc, hay được biết đến như
nhạc sĩ Hàn Sinh của ‘Xin gọi nhau là cố nhân’, hay Hoàng Ngọc Ân của
‘Định mệnh’, cũng chính là Song Ngọc của ‘Tiễn đưa’, người đầu tiên phổ
thơ của cố thi sĩ Nguyên Sa.
“Người về chiều nay hay đêm mai
Người sắp đi hay đã đi rồi
Muôn vì hành tinh rung rung
Lunh linh thềm ga vắng
Hay rượu tàn rung trên môi…” (Tiễn đưa)
Song Ngọc và một đời sáng tác
- Cát Linh RFA
“Người về chiều nay hay đêm mai
Người sắp đi hay đã đi rồi
Muôn vì hành tinh rung rung
Lunh linh thềm ga vắng
Hay rượu tàn rung trên môi…” (Tiễn đưa)
Khánh Ly – Tiễn Đưa
Năm đó, nhạc sĩ Song Ngọc 19 tuổi, và bài thơ của cố thi sĩ Nguyên Sa có tên là ‘Tiễn biệt’.
Một điều thú vị là khi ấy, cố thi sĩ Nguyên Sa và nhạc sĩ Song Ngọc có thể nói là ở hai thế hệ, một thầy, một trò, nhưng họ đã gặp nhau qua một tác phẩm, và cùng tạo ra một tác phẩm khác.
Đối với chàng nhạc sĩ Song Ngọc lúc bấy giờ, ca khúc ‘Tiễn đưa’ là sự khởi đầu, để sau đó, những bản nhạc trữ tình được tiếp nối ra đời, đánh dấu cho dòng nhạc Song Ngọc đa dạng, phong phú về giai điệu lẫn thể loại.
“Bản nhạc này với bản nhạc kia nó khác, vì tính của tôi nó… kỳ kỳ. Tôi không thích một chỗ, tôi thích cái gì nó lạ hơn. Có những bản nhạc như Xin gọi nhau cố nhân khác hẳn với Định mệnh…”
“Tôi trở về đây lúc đêm vừa lên
Giăng mắc trời mưa phố xưa buồn tênh…” (Xin gọi nhau là cố nhân)
Hương Lan – Xin Gọi Nhau Là Cố Nhân
Một trong những kỷ niệm ấy là câu chuyện ông gửi vào ca khúc ‘Tình yêu như bóng mây’.
“Rồi mai tôi sẽ xa Đà Lạt
Thành phố này xin trả lại cho anh
Ngàn thông buồn chiều nay im tiếng
Ngôi giáo đường lặng đứng suy tư…” (Tình yêu như bóng mây)
Khánh Ly – Tình Yêu Như Bóng Mây
“Khi đó tôi đi học và ở trọ nhà của thiếu tá, thi sĩ Tô Kiều Ngân. Tôi viết hai bài, ‘Tình yêu như bóng mây’, và ‘Chẳng làm sao’, phổ thơ của Phan Khôi. ‘Tình như bóng mây’ có những chi tiết là thật. Ví dụ như cái nhà thờ mà ‘tôi cuối đầu từ giã Đà lạt ơi’ là nhà thờ Con gà tại Đà Lạt. Bài này thật sự có nước mắt của Song Ngọc.”
Đà Lạt từ ngàn xưa đã được gọi là thành phố mộng mơ, với thông reo, với sương giăng mờ những con dốc nhỏ. Nếu Đà Lạt trong ca khúc của Lê Uyên Phương là nơi bắt đầu cho những cuộc tình thì hình ảnh Đà Lạt trong ‘Tình yêu như bóng mây’ của Song Ngọc là nơi mà chỉ một ngày mai nữa thôi, sẽ là một cuộc chia xa.
Rồi cũng như bao thanh niên thế hệ thời ấy, nhạc sĩ Song Ngọc lên đường tòng quân, khoác lên mình chiếc áo trận. Và đó cũng là thời gian mà ông cho ra đời các ca khúc viết về đời lính, về nỗi nhớ của người trai xa đô thành, xa cố nhân, “vào đời manh áo chiến lúc tuổi còn xanh”
“Khi đi lính tôi 19 tuổi, thì anh Hoài Linh có viết thêm cho tôi lời của một bài nữa là ‘Chiều thương đô thị’ để tiễn Song Ngọc đi lính.”
“Hôm xưa tay nắm tay nhau… anh hỏi tôi rằng:
“Những gì trong đời… ta ghi sâu vào tâm tư
Không tan theo cùng hư vô
Không theo tháng năm phai mờ
Tình nào tha thiết anh ơi?”
Tình quê hương gợi sâu
Tình tôi anh bền lâu…” (Chiều thương đô thị)
Băng Châu – Chiều Thương Đô Thị
Dù là ở dòng nhạc trữ tình hay dòng nhạc lính, thì trong những sáng tác của Song Ngọc đều toát lên một nét đẹp vừa hào phóng, vừa lãng mạn. Hiện lên trong những ca khúc ấy, là hình ảnh của người nghệ sĩ lãng mạn mang khí chất oai hùng của một người lính. Ông đã bày tỏ hầu như trọn vẹn tinh thần của người trai đang ở lứa tuổi đẹp nhất đời người.
Người trai trả nợ tang bồng với núi sông bằng ước mơ bay cao, bay xa bên dãy Ngân Hà, xem chuyện đời nhẹ như những chuyến bay.
“Giữa lòng trời khuya muôn ánh sao hiền
Người trai đi viết câu chuyện Một Chuyến Bay Đêm
Cánh Bằng nhẹ mơn trên làn gió
Đời ngây thơ xưa lại nhớ, lúc mình còn thơ
Nhìn trời cao mà reo mà mơ ước như diều để níu áo Hằng Nga ngồi bên dãy Ngân Hà…” (Một chuyến bay đêm)
Thanh Thúy – Một Chuyến Bay Đêm
Thế rồi, nợ tang bồng của Song Ngọc và của bao người trẻ thời đó gác
lại sau một ngày cuối tháng Tư. Ông rời quê hương, xa hẳn những chuyến
bay đêm và màu áo xanh. Lần từ giã này lâu và xa hơn rất nhiều so với
ngày ông “cúi đầu từ giã Đà Lạt mơ”.
Nhưng có lẽ đã là nghệ sĩ, thì ở bất cứ hoàn cảnh nào, thời điểm, họ
vẫn phải sáng tác. Tình yêu âm nhạc và sáng tác vẫn luôn đong đầy trong
cuộc sống của nhạc sĩ Song Ngọc. Chỉ có rằng, theo thời gian và những
xoay chuyển của cuộc sống, sáng tác của ông có thêm chỗ đứng cho sự mất
mát và thất vọng. Cũng là xa cách, nhưng trong sự chia ly này giờ đây
mang màu sắc của cô độc.
“Khi tôi qua Mỹ năm 75, khoảng thời gian năm 1983, 1984, người
Việt Nam bên đây nam nhiều hơn nữ, nên những chuyện oan kiên trong tình
yêu đầy dẫy. Tôi nhìn thấy nhiều chuyện mất hạnh phúc gia đình hoặc tan
vỡ của các cặp tình nhân. Có lẽ những chuyện đó nó chạy vào tiềm thức
của người sáng tác.”
Ca khúc ‘Đàn bà’ nổi tiếng ra đời từ câu chuyện đời của một người bạn của ông, với lời nói:
“Ảnh ngồi buồn và tâm sự với tôi, Song Ngọc à, làm cho tôi một
bài không có đàn bà trong đời tôi. Cùng với những ưu tư của mình đã nhìn
thấy và những hiện trạng bây giờ, tôi về viết bản nhạc đó, và gọi tên
là Đàn bà.”
“Đã từ lâu tôi vẫn thường trong bóng đêm.
Mang nỗi buồn không biết tên.
Tôi đã thầm thề mây hẹn gió.
Tôi muốn lánh xa chuyện đời.
Tôi muốn quên đi loài người.
Tôi ước mơ trong cuộc đời không có đàn bà…” (Đàn bà)
Mang nỗi buồn không biết tên.
Tôi đã thầm thề mây hẹn gió.
Tôi muốn lánh xa chuyện đời.
Tôi muốn quên đi loài người.
Tôi ước mơ trong cuộc đời không có đàn bà…” (Đàn bà)
Đàn Bà Elvis Phương
Song Ngọc, người nhạc sĩ tự nhận rằng từ những năm 13 tuổi, ông đã
đam mê những áng văn của Nhất Linh, Khái Hưng. Từ đó mà kỹ thuật dùng từ
và âm hỏi, ngã trong nhạc phẩm của ông ảnh hưởng nhiều của Tự lực văn
đoàn.
Và có lẽ cũng do sự ảnh hưởng ấy mà nhạc của ông vừa có giai điệu bay
bổng, lãng mạn, vừa có ca từ đơn giản, không trưởng giả. Dù là ông viết
về tình ca hay viết cho người lính, các ca khúc đều mang màu sắc riêng
của một thời tuổi trẻ nhiều khát vọng.
Theo RFA