mercredi 6 janvier 2016

Đêm Nhớ Về Sài Gòn


Đêm Nhớ Về Sài Gòn (Phần 1/5) 
 Truyenhinhvietnam1 

Ngồi Xuống Đây! Tao Đút Cho Mày


Ngồi Xuống Đây! Tao Đút Cho Mày
Thơ Giồng Ông Tố - Nhạc & trình bày mũxanh dzuylynh

Hát cho anh, người thương binh VNCH - Cát Linh, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ho-campaign-for-arvn-invalids-resettlement-12312015083434.html/000_Hkg10174179-622.jpg/image“Rừng lá xanh xanh cây phủ đường đi…” (tiếng hát của người thương binh bán vé số và âm thanh hỗn tạp của một bến xe buýt)
Giữa những âm thanh hỗn tạp của bến xe đò, người thương binh chỉ còn lại một chân vội vã leo lên chiếc xe khách chưa chuyển bánh. Cây ghi ta thùng cũ kỹ, lộ những vết tróc nhem nhuốc, khắc lên đó tuổi đời của thời gian. Người thương binh cất tiếng hát, bài hát “Rừng lá thấp” của cố nhạc sĩ Trần Thiện Thanh. Những người khách trên chuyến xe, già có, trẻ có, bỗng nhiên được vài phút giây tách mình ra hẳn tiếng la ó của bến xe, tiếng hàng rong mời gọi ổ bánh mì, cây mía ghim. Người nhìn xa xăm. Người cúi đầu yên lặng. Họ nghĩ gì, thấy gì? Không ai biết…
Chỉ biết rằng khi ngừng tiếng hát, người thương binh rút cọc vé số trong túi áo màu xanh lá đã bạc cùng năm tháng, bước những bước đi khập khiễng mời khách mua giúp. Những gương mặt quay đi, ngại ngùng… Có lẽ cuộc sống của họ cũng chẳng có phần tốt hơn.

Đôi điều về một vị thầy khả kính - Phạm Tín An Ninh

http://phamtinanninh.com/wp-content/uploads/2013/07/gs-luu-trung-khao-199x300.jpgThời còn đi học, tôi không được may mắn học với giáo sư Lưu Trung Khảo. Thầy dạy ở Sài gòn và một vài trường ở các tỉnh miền Nam, tôi chỉ học ở Nha trang. Lúc vào lính tôi cũng chưa hề được gặp thầy, khi thầy có một thời gian trong quân ngũ. Thầy phục vụ ở Tổng Cục CTCT và Tòa Đô Chánh, còn tôi thì ở một đơn vị chiến đấu tại Vùng 2.
Sau 1975, Thầy định cư ở Mỹ, còn tôi ở mãi tận Bắc Âu, nên không biết những hoạt động của thầy. Sau này thỉnh thoảng đọc được một số bài viết của thầy, về chính trị, văn hóa và một số lãnh vực khác, tôi ngưỡng mộ một người hiểu biết rộng, rất nặng tấm lòng với quê hương dân tộc, và đặc biệt với các thế hệ hậu sinh. Thấy trước cái tên thật đẹp của thầy thường có kèm theo hai chữ giáo sư, tôi đi hỏi mấy anh bạn tốt nghiệp sư phạm, hy vọng đã từng là đồng nghiệp của thầy, cũng chỉ được biết có thời thầy dạy ở Nguyễn Trãi sau này là Chu Văn An, và cuối cùng về Bộ Quốc Gia Giáo Dục. Ngoài ra tôi cũng được biết thêm về các hoạt động rất đa diện và tích cực của thầy từ khi thầy đến  định cư ở Hoa Kỳ.