jeudi 26 novembre 2015

Tưởng niệm Anh Bằng, Người Cuối Ga Khói - Trịnh Thanh Thủy

http://static.new.tuoitre.vn/tto/i/s626/2015/11/12/tn78548the-best-of-anh-bang-tong-hop-1447298432.jpgTôi không biết tình yêu ở một người con trai tuổi mười tám đầu đời cuồng nhiệt như thế nào. Chứ riêng tôi lúc mới mười lăm, trong mắt đã bắt đầu có khói, thì tình yêu tuổi mười tám nếu bị tan vỡ, chắn chắn là một điều kinh khủng lắm. Đã mất tình yêu lại còn cách xa, đứt lìa cuống rốn, nơi chốn đầm đìa tuổi thơ và mật ngọt hoa niên, hẳn ruột gan con người phải buốt đau từng khúc. Tôi nhắc tới sự đau lòng này, chẳng qua vì khi nghe bài hát “Nỗi lòng người đi”, tôi bỗng hình dung được hình ảnh một Anh Bằng trong giòng người chen chúc vo khăn tay, nhầu nước mắt những ngày tản cư thập niên năm tư, năm lăm. Ẩn hiện trong khúc phim đen trắng quay chậm, có dáng chàng thanh niên tay đàn, tay sách, mặt mũi xác xơ, ngơ ngác trông vời tít tắp bóng người con gái mịt mờ xa chân chiều, cuối ga khói.

Người Nhạc Sĩ Của Dân Tộc Việt Nam

http://cothommagazine.com/nhac/AnhBang/TangLeNSAnhBang-Nov212015-16.jpgNhạc sĩ Anh Bằng, tên thật Trần An Bường, sinh năm 1926 tại Nga Điền, Nga Sơn, Thanh Hóa, từ trần ngày 12 tháng 11, 2015 (90–91 tuổi) tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ. Tại Việt Nam, Ông cùng các nhạc sĩ Lê Dinh và Minh Kỳ thành lập nhóm Lê-Minh-Bằng, mở lớp nhạc, sáng tác nhiều ca khúc. Tại Hoa Ky sau 1975, ông tiếp tục sáng tác, sáng lập Trung Tâm Asia. Ông cũng là vị trưởng lão sáng lập “Câu Lạc Bộ Nghệ Sĩ”, tạo nơi sinh hoạt chung cho giới ca nhạc tài tử. Bài tưởng nhớ vị nhạc sĩ một đời vì âm nhạc được viết bởi Anthony Hưng Cao –tức Cao Minh Hưng- một tác giả từng nhận giải Vinh Danh Viết Về Nước Mỹ, và được chính Nhạc sĩ Anh Bằng chọn là người điều hành sinh hoạt Câu lạc bộ Tình Nghệ Sĩ.

Người Việt tại Paris tưởng niệm nạn nhân khủng bố - Tường An, thông tín viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vns-in-paris-remember-victims-of-terrorist-11172015081423.html/tuong-niem-4-620.jpg/imageHơn 60 triệu người dân nước Pháp vẫn chưa thoát khỏi cơn bàng hoàng sau vụ khủng bố vừa qua. Người Việt tại Pháp tỏ tình liên đới với quốc gia mình cư ngụ bằng một buổi tưởng niệm tại nhà hát Bataclan, nơi có số tử vong cao nhất của loạt khủng bộ vừa qua.
Nhà hát Bataclan không còn là một nơi địa điểm để vui chơi, giải trí, mà tại nơi đó, bây giờ là hàng ngàn ngọn nến lập loè, hàng ngàn bó hoa với những lời nhắn gửi cho kẻ ra đi cũng như người ở lại. Có thể nói, cả thế giới đã tụ họp về đây để cùng chia sẻ với nước Pháp nỗi đau vô cùng.

Nhạc sĩ Anh Bằng: “Hãy nói về cuộc đời, khi Tôi không còn nữa...” - Cát Linh, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/musician-anh-bang-passes-away-11132015092217.html/nhac-si-anh-bang-622.jpg/imageDòng nhạc Anh Bằng”

Nền âm nhạc Việt Nam lại thêm một lần khoác chiếc khăn sô, cúi đầu tiễn biệt người nhạc sĩ mà mỗi khi nhắc về Hà Nội, người ta thầm thì ca khúc Nỗi lòng người đi; mỗi khi muốn nói về thân phận người trên con đường đi về bên kia thế giới, người ta hát lên “Khúc Thuỵ du”; mỗi khi nói về lính trận xa nhà, người ta hát lên “Nửa đêm biên giới”... Nói chung, khi nói về nhạc của ông, người ta hay gọi là “dòng nhạc Anh Bằng”.