mercredi 4 mars 2015

Cao Xuân Huy và “Tháng Ba gãy súng”

vietnam-war-1966-305.jpgCao Xuân Huy và “Tháng Ba gãy súng”
Mặc Lâm, phóng viên RFA
Tác phẩm “Tháng Ba gãy súng” của tác giả Cao Xuân Huy đã tái bản được 10 lần và chính tác giả cũng bất ngờ với kết quả này. Trong không khí của những ngày cuối tháng Tư, mời quý vị nghe lại một câu chuyện mà bất cứ người dân Việt Nam nào khi nghĩ đến cũng đều xót xa trong lòng cách này hay cách khác.


mardi 3 mars 2015

Nợ Đời Một Nửa, Còn Một Nửa Ơn Em



https://encrypted-tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcTHta8-7UlHFziEPC3Iq0UiFlfQIEBAVYbIdjqCsOMVp7hVXGFO phạmtínanninh



(Viết cho em và những người vợ lính trung hậu)
Thời còn đi học, lang thang từ Nha Trang đến Sài Gòn, dù con nhà nghèo, học tàm tạm, và nhan sắc dưới trung bình, tôi cũng đã mang tiếng đào hoa. Cho nên có muốn kéo dài thêm cái đời học trò để được mơ mộng đủ thứ chuyện dưới biển trên trời thiên hạ cũng đâu có cho. Rồi có phải thuộc giòng hào kiệt gì đâu, tôi cũng xếp bút nghiên theo việc kiếm cung.

Tealan Minh Tuyết – Con Đường Lá* Đã Chọn

Huy hiệu của Nha Kỹ ThuậtKể lại chuyện tình của hai nhân vật trong truyện đã được đổi tên. Nếu có sự trùng hợp nào là ngoài ý muốn của người viết.
***** Thanh Như:
Tôi vốn sinh ra ở miền Tây, lớn lên ở Sài Gòn nhưng Đà Lạt đối với tôi không xa lạ. Lúc tôi lên mười tuổi, tôi đã biết Đà Lạt vì tôi có dịp lên thăm đồn điền của dì tôi, cũng không xa nơi này lắm. Dượng tôi cứ mỗi cuối tuần từ Sài Gòn lái xe lên đây thường đem tôi theo làm bạn đường. Tôi là một đứa trẻ khỏe mạnh và mập mạp, da dẻ lúc nào cũng hồng hào, nên luôn cảm thấy rất dễ chịu trong không khí mát lạnh của Đà Lạt vào mùa hè. Tôi hay thức dậy đòi theo dì, dượng từ tờ mờ sáng tinh sương để đi ra vườn trong khi mọi người còn an giấc điệp. Khi trời gần sáng, như mộ ngày tiếng chuông công phu của chùa Linh Sơn lại ngân vang đánh thức thế gian bắt đầu một ngày mới.

Ngày Thứ Tư 30.4.1975 / Ngày Cuối Cùng

Cuối Cùng
NGÀY THỨ TƯ,
3O THáNG 4
Cuộc di tản vẫn tiếp tục trong đêm cho đến rạng ngày 30 tháng 4, tuy nhiên con số người Mỹ còn lại ở Sài Gòn vẫn còn nhiều. Vào lúc 1 giờ 30 sáng, Ngoại trưởng Kissinger ra lệnh cho Tòa đại sứ Mỹ phải kết thúc việc di tản vào lúc 3 giờ 45 sáng, giờ Sài Gòn, và Đại sứ Martin phải ra đi trên chuyến trực thăng trước chuyến bay cuối cùng. Tuy nhiên đến 3 giờ 45 sáng, vẫn còn có trên 400 người tại toà đại sứ Mỹ trong đó có cả Đại sứ Martin. Vào lúc 4 giờ 20 sáng, Đô Đốc Gayler đã quyết định kết thúc cuộc di tản và tất cả các phi công đều nhận được lệnh như sau: "Đây là lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ và lệnh này phải được chuyển lại bởi bất cứ phi công trực thăng nào liên được với Đại Sứ Graham Martin. Chỉ có người Mỹ mới được phép di tản và Đại Sứ Martin phải đáp chuyến trực thăng đầu tiên. Phi cơ chở đại sứ Martin phát đi ám hiệu “Tiger, Tiger, Tiger" để báo cho biết rằng ông Martin đã được di tản".