lundi 2 mars 2015

Tháng 3-1975 Tuyến đầu thất thủ

danang_197511Tối 29-3-1975 đài phát thanh BBC Luân Đôn cho biết Đà Nẵng thất thủ, một trăm ngàn quân bị bắt làm tù binh, đó cũng là ngày sụp đổ của toàn bộ Quân khu 1, hung tin ghê gớm đã khiến cho cả nước kinh hoàng: Quân khu 1 nơi tập trung những lực lượng tinh nhuệ và thiện chiến nhất của ta, bốn sư đoàn chính qui, bốn liên đoàn Biệt Động quân … đã hoàn toàn tan rã sau 9 ngày cầm cự và triệt thoái. Mặc dù nay Bộ Tổng tham mưu, các vị Tướng lãnh, các giới chức quân sự có liên hệ đã bạch hóa diễn tiến của trận chiến bi thảm này, các nhà nghiên cứu quân sự, các nhân chứng, ký giả chiến trường… đã biên soạn, kể lại diễn tiến của mặt trận vùng Hoả tuyến nhưng người ta tưởng như nó vẫn còn nhiều điều bí ẩn và khó hiểu, chưa bao giờ trong cuộc chiến tranh Quốc Cộng giai đoạn 1960-1975 một lực lượng to lớn của ta lại có thể thua nhanh đến thế.
Các tài liệu, sách báo nói về cuộc lui binh tại Quân khu 1 của Bộ Tổng tham mưu Đại tướng Cao Văn Viên, Trung tướng Ngô quang Trưởng, Thiếu tướng Hoàng Lạc, nhà nghiên cứ quân sự Nguyễn Đức Phương, ký giả chiến trường Phạm Huấn và những lời thuật lại của các nhân chứng … nói chung dồi dào nhưng không hoàn toàn giống nhau có khi còn trái ngược nhau là khác.

Nhũng Ngày Cuối Cùng của VNCH

Cờ Vàng 30 Thang 4 năm 1975

Sáng 30/4/1975 Những Đơn Vị Nào Tiến Về Giải Cứu Thủ Ðô Saigon Bỏ Ngõ ?




https://ongvove.files.wordpress.com/2009/04/arvnsoldier5.jpg?w=830Tình hình chiến sự
Trong những năm từ 1973 đến 1975, CSHN đã rốc hết láng (lực lượng) vào canh bạc NVN vì biết chắc là HK sẽ không quay trở lại NVN.
Ngày 13/12/74: CSHN cho tiến hành chiến dịch Tây Nguyên. Khởi đầu là đánh chiếm tỉnh Phước Long gần biên giới Miên Việt. Cộng quân phải mất 20 ngày mới chiếm được PL. Tiếp theo đó là Cộng quân đánh chiếm Ban Mê Thuột (14/3/75); Tuy Hòa; Bình Ðịnh, Huế, và Ðà Nẵng.
Ngày 14/3/75: Trong buổi họp tại Cam Ranh, TT Thiệu đột nhiên ra lệnh cho Tướng Ngô Quang Trưởng bỏ Vùng I và các lực lượng QÐII/VIICT rút về Nha Trang_. Dường như sau này TT Thiệu có nói: ông bỏ những phần đất đó như là một hình thức “tháu cáy” trong canh bạc xì-phé với hy vọng là quân Mỹ sẽ quay trở lại! Thực tế, sự tháu cáy dại dột đó đã chỉ mở ra cơ hội tốt cho các lực lượng của CSHN được thể kéo rốc xuống phía nam uy hiếp các cửa ngõ vào Saigòn và đưa ra yêu sách là TT Thiệu phải chịu từ chức để cho Dương Văn Minh lên làm TT mà nhiệm vụ duy nhất của ông Minh là ra lệnh cho các lực lượng VNCH buông súng.

dimanche 1 mars 2015

Những Ngày Cuối VNCH

Những Ngày Cuối VNCH 1
https://ongvove.files.wordpress.com/2010/04/baovethudo.jpgLời tòa soạn: Trong tinh thần tưởng niệm “Ngày 30-4-1975″, nhìn lại cuộc diện Việt Nam 30 năm về trước, VB trân trọng giới thiệu loạt bài tổng hợp về một số sự kiện quan trọng xảy ra từ ngày 10/3/1975 đến cuối tháng 4/1975. Loạt bài này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau đây: hồi ký của cựu Đại tướng Cao Văn Viên do Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ phổ biến; hồi ký của cựu Trung tướng Trần Văn Đôn, Tổng trưởng Quốc phòng cuối cùng của Việt Nam Cộng Hòa; hồi ký của Trung tướng Ngô Quang Trưởng, một số bài viết của các nhân chứng, từng giữ các chức vụ trọng yếu trong Chính phủ và Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, và tài liệu riêng của Việt Báo. Riêng trong bài về mặt trận Ban Mê Thuột, một số sự kiện được biên soạn dựa theo hồi ký của Đại tá Nguyễn Trọng Luật, Tỉnh trưởng/Tiểu khu trưởng Darlac, nhật ký hành quân của Thiếu tá Phạm Văn Huấn, Sĩ quan Báo chí của Tư lệnh Quân đoàn 2.