mercredi 8 septembre 2021

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và ca khúc “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”

Khi đất nước đang ở thời kỳ đau đớn nhất vì chìm đắm trong khói lửa binh ngập tràn, khi lòng người chia rẽ, những nghi kỵ bủa vây, thù hận ngút ngàn giữa những người đồng bào, thì những bài tình ca đôi lứa trở nên lạc điệu không có giá trị kết nối giữa người và người với nhau. 
 Khi đó thì những bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang cùng nhiều bài du ca khác có sứ mệnh hàn gắn, kêu gọi lòng thương mến nhau, nêu cao tinh thần dân tộc, nhắc lại bổn phận của người Việt trước vận mệnh của đất nước. 
 Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ là bài hát tiêu biểu nhất của thể loại đó. 
Ta như nước dâng dâng tràn có bao giờ tàn 
Đường dài ngút ngàn chỉ một trận cười vang vang 
Lê sau bàn chân gông xiềng một thời xa xăm 
Đôi mắt ta rực sáng theo nhịp xích kêu loàng xoàng. 

Mời các bạn nghe lại bài hát:
Hợp Ca 

Trong một lần trả lời phỏng vấn, nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang nói về hoàn cảnh sáng tác của bài hát như sau:

“…Lúc bấy giờ khi tôi kết thúc tập Trường Ca vào khoảng 1965-1966, có 10 bài trường ca, là những bài như Nỗi Buồn Nhược Tiểu, Tiếng Rống Đàn Bò, Lìa Nhau, Thảm Kịch Khó Nói… là những bài nói về đất nước của mình rất là khổ sở, tôi nghĩ nên kết nó bằng một bài hát có tiếng gọi hùng tráng và tha thiết hơn. Thành ra tôi viết bài Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ một cách rất là dễ dàng. Tất cả những ý đó tôi đem vào hết trong bài hát đó để nó vượt qua cái khốn khó, vượt qua cái quê hương nhỏ bé, nhược tiểu mà trở thành một nước to lớn, và lòng người cực kỳ dũng mãnh. Viết xong bài đó tôi nghĩ chỉ kết thúc tập Trường Ca mà thôi, không ngờ về sau càng ngày đi các nơi càng thấy nhiều người ưa thích bài đó, có lẽ đáp được ước vọng của nhiều người, tôi nghĩ tiếng gọi đáp ứng đúng được tiếng của nhiều người, không riêng gì giới trẻ đâu, cả người lớn tuổi ở các hội đoàn về sau này, rồi đi vào trong quân đội, đi rất nhiều nơi. Thành ra, tôi cho đó là một bài hát tự nó trưởng thành nhưng khi viết tôi chỉ đúc kết cho tập Trường Ca lúc đó mà thôi.”

Trong một bài tiểu luận của tác giả Trần Trung Đạo, ông nhận xét về bài hát như sau:

“Lời nhạc của Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ tương đối khó nhớ, nhưng nhờ cách sử dụng ngôn ngữ trẻ trung, mạnh mẽ, tượng thanh, tượng hình như “tiếng cười ngạo nghễ”, “xích kêu loang xoang”, “trên bàn chông hát cười đùa vang vang” hay “Da chân mồ hôi nhễ nhại cuộn vòng gân tươi” đã làm cho Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ trở thành độc đáo, không giống như những bài ca yêu nước khác với những ý tưởng quen thuộc và lời ca phần lớn là lập lại nhau.

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ đẹp tự nhiên như một đoá lan rừng, không mang màu sắc chính trị, không nhằm cổ võ hay biện minh cho một chủ nghĩa nào, không cơ quan nhà nước nào chỉ đạo thanh niên sinh viên học sinh phải hát và bài hát cũng chẳng nhằm phục vụ lợi ích riêng của chính quyền, tôn giáo hay đảng phái chính trị nào.

Trước 1975, từ thành phố đến thôn quê, từ các trường trung học tỉnh lẻ đến đại học lớn như Huế, Sài Gòn, từ các phong trào Hướng đạo, Du ca đến các tổ chức trẻ của các tôn giáo như Thanh niên Công giáo, Gia đình Phật tử, từ các quân trường Đà Lạt, Thủ Đức, Quang Trung, Nha Trang đến các tổ chức, đoàn thể xã hội từ thiện đều hát Việt Nam quê hương ngạo nghễ.”

Cố nhà báo Bùi Bảo Trúc thì nhận xét:

“Nguyễn Đức Quang không đứng ngoài để đi hành quân làm lính cậu như Nguyễn Bắc Sơn… Không một lời thù hận bên này hay bên kia, nhạc Nguyễn Đức Quang là tiếng hét nhân bản, là lời réo gọi của nguyên một thế hệ sắp bị mất đi những giá trị của một xã hội đang bốc cháy.

Nguyễn Đức Quang không phòng trà não ruột, không tình ái bi thảm, không chính trị một chiều, không thù hận đằng đằng.

Nguyễn Đúc Quang đến với người nghe và nhất là những người hát nhạc của ông bằng tất cả chân tình của một thanh niên Việt”

nhacvangbolero.com tổng hợp
*
*     *

Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ 
 Nhạc: Nguyễn Đức Quang-Hoàng Hải Đăng
 
*
*     *

NGUYỄN ÐỨC QUANG với du ca một thời (Playlist) 

*
*     *

Dòng Nhạc Nguyễn Đức Quang

Cho đồng bào tôi ở khắp bốn phương trời
Hát những bài ca tôi đòi đã mòn hơi
Nghe nhau khóc thầm suốt đêm qua
Nghe bao nhiêu bạn khóc bên kia
Hoang mang cúi đầu chờ mong thượng đế.
 
 
 
*
*     *

Nguyễn Ðức Quang, khi bài hát trở về - Trần Trung Ðạo

Nếu phải xếp hạng những bài hát được sinh ra và lớn lên cùng với thăng trầm của đất nước, với thao thức của thanh niên, sinh viên, học sinh, với tâm trạng của những người lính trẻ trong cuộc chiến tranh tự vệ đầy gian khổ ở miền Nam trước đây, tôi tin, Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của nhạc sĩ du ca Nguyễn Ðức Quang sẽ là một trong những bài ca được xếp hàng đầu.
 
 
*
*     *

NGUYỄN ÐỨC QUANG với du ca một thời

Nguyễn Ðức Quang là một trong những người có công gây dựng và làm lớn dậy phong trào du ca ở miền Nam trước 1975.
Du ca có nghĩa là đi đây, đi đó để hát.
Các buổi trình diễn như thế thường diễn ra tại các sân trường đại học, các giảng đường, sân vận động, các trại hè hay một nơi nào đó có những sinh hoạt cộng đồng và đám đông tụ tập, vào thời ấy có thể là một trại tị nạn, mục đích chính chỉ là để “hát cho nhau nghe”, cho đỡ buồn, để thắp lại hy vọng...
Chiến tranh vừa xua đuổi vừa bao vây, người ta không còn biết chạy đi đâu cho thoát.
Cũng không ai biết đến bao giờ chiến tranh mới chấm dứt. 
 
*
*     *

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang – Người chọn nước Việt làm quê hương

Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người
Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam
Làm người ngang tàng điểm mặt mày của trần gian
Hỡi những ai gục xuống trỗi dậy hùng cường đi lên…
Đó là lời nhạc trong bài hát “Việt Nam quê hương ngạo nghễ”, ra đời năm 1966, nhạc phẩm tiêu biểu nhất của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, con chim đầu đàn của phong trào Du ca Việt Nam. Những giai điệu của bài ca bất tử này, mỗi khi nghe lại đều khiến lòng người rạo rực một nguồn sống dâng lên khó tả.
 
 
 
*
*     *