Giám Sát Viên Andrew Đỗ, Địa Hạt 1 Quận Cam.
Ngày Quân Lực 19 tháng 6 là một thời điểm quan trọng đối với những người dân miền Nam không những chỉ đối với những người mặc đồng phục của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà đối với những người dân bình thường đã từng sống trong các chính thể VNCH và con cháu của họ.
Tôi là một trong những hậu duệ của một tập thể quân đội anh dũng được coi là một trong những quân đứng trong hàng ngũ 10 quân lực hùng mạnh nhất thế giới vào cuối thể kỷ thứ 20.
Nhạc phụ của tôi là Thiếu Tá Học Giả Phạm Kim Vinh từng tòng sự tại Bộ Tổng Tham Mưu, cậu ruột của tôi là Trung Tá Đoàn Thiện Tuyển, Trung Tá của Sư Đoàn Dù, và sau cùng chú của tôi là ông Hoàng Ngọc Chương thuộc lực lượng biệt kích.
Ngày Quân Lực 19/6/15 không chỉ là một ngày kỷ niệm khoảng thời gian từ năm 1965 cho đến nay; ngày đó phản ảnh những tranh đấu trong suốt thời gian kể từ khi người lính Pháp cuối cùng rời khỏi Việt Nam ngày 18 tháng 4, 1956 (Xin xem Vietnam The Valor and the Sorrow, tác giả Thomas D. Boettcher, trang 149).
Sự trưởng thành của Quân Lực VNCH khởi đầu từ một lực lượng chưa tới 100,000 quân và chỉ trong vòng một thời gian ngắn của thập niên 50s đã gia tăng lên đến 150,000 với sự trợ giúp của Hoa Kỳ (Xin xem Advice and Support: The Early Years, 1941-1960,tác giả Ronald H. Spector, Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ, trang 264). Quân Lực VNCH ra đời trong một bối cảnh đất nước bị chia cắt, những tham vọng xấu xa của người Pháp muốn trở lại Việt Nam xung đột với sự thiếu kinh nghiệm về Á Châu của người Hoa Kỳ muốn giải phóng các thuộc địa của Âu Châu, tạo nên một tình thế khó khăn trong việc huấn luyện và trang bị cho một lực lượng quân sự chính quy có đủ khả năng vừa bảo vệ an ninh nội bộ vừa chống lại âm mưu xâm nhập của làn sóng đỏ Cộng Sản. (Xin xem: Ltr, ODaniel to CINCPAC, 9 Aug 55, records of MAAG Indochina; The Joint Chief of Staff and the War in Vietnam, p.143.)
Nhờ sự quyết tâm của những người lãnh đạo một nền dân chủ còn non trẻ tại miền Nam, Quân Lực VNCH lần hồi lớn mạnh với những trung tâm huấn luyện quân sự nổi tiếng ngang hàng với các trường huấn luyện quân sự tại Tây Phương: Trường Võ Bị Đà Lạt, Trường Sĩ Quan Thủ Đức, Trung Tâm quân sự như Quang Trung, Dục Mỹ, Đồng Đế,Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang v...v...
Quân Lực VNCH đã chiến đấu một cách anh dũng trong suốt cuộc chiến kể từ ngày thành lập cho đến khúc quanh lịch sử đau thương 30 tháng 4, 1975.
Trong cuộc chiến chống xâm lược của chủ nghĩa Cộng Sản bảo vệ dân chủ, tự do và độc lập, lúc nào những người lính miền Nam cũng chứng tỏ tinh thần chiến đấu hào hùng của mọi binh chủng.
Biến cố Mậu Thân, Mùa hè Đỏ Lửa 1972, trân chiến Hoàng Sa năm 1974 và sau cùng ngay chính cả trận chiến Xuân Lộc đã là những chứng minh hùng hồn nhất của đoàn quân tinh nhuệ này.
Ngày 19/6 mỗi năm giúp chúng ta hồi tưởng lại những hy sinh cao cả của người lính Cộng Hòa trong suốt quá trình bảo vệ nền dân chủ non yếu của miền Nam, nỗi nhọc nhằn của một tập thể đã từng là tiền đồn chống Cộng tại Đông Nam Á.
Để sự hy sinh này không bao giờ trở thành vô nghĩa những thế hệ trẻ chúng tôi cần tiếp tục vinh danh và bảo vệ thanh danh của các bậc cha anh chúng tôi, những người chiến sĩ Cộng Hòa,trong khả năng và quyền hạn của mình.
Giám Sát Viên Andrew Đỗ, Địa Hạt 1, Quận Cam – 19-6-2015.
Ngày Quân Lực 19 tháng 6 là một thời điểm quan trọng đối với những người dân miền Nam không những chỉ đối với những người mặc đồng phục của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa mà đối với những người dân bình thường đã từng sống trong các chính thể VNCH và con cháu của họ.
Tôi là một trong những hậu duệ của một tập thể quân đội anh dũng được coi là một trong những quân đứng trong hàng ngũ 10 quân lực hùng mạnh nhất thế giới vào cuối thể kỷ thứ 20.
Nhạc phụ của tôi là Thiếu Tá Học Giả Phạm Kim Vinh từng tòng sự tại Bộ Tổng Tham Mưu, cậu ruột của tôi là Trung Tá Đoàn Thiện Tuyển, Trung Tá của Sư Đoàn Dù, và sau cùng chú của tôi là ông Hoàng Ngọc Chương thuộc lực lượng biệt kích.
Ngày Quân Lực 19/6/15 không chỉ là một ngày kỷ niệm khoảng thời gian từ năm 1965 cho đến nay; ngày đó phản ảnh những tranh đấu trong suốt thời gian kể từ khi người lính Pháp cuối cùng rời khỏi Việt Nam ngày 18 tháng 4, 1956 (Xin xem Vietnam The Valor and the Sorrow, tác giả Thomas D. Boettcher, trang 149).
Sự trưởng thành của Quân Lực VNCH khởi đầu từ một lực lượng chưa tới 100,000 quân và chỉ trong vòng một thời gian ngắn của thập niên 50s đã gia tăng lên đến 150,000 với sự trợ giúp của Hoa Kỳ (Xin xem Advice and Support: The Early Years, 1941-1960,tác giả Ronald H. Spector, Trung Tâm Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ, trang 264). Quân Lực VNCH ra đời trong một bối cảnh đất nước bị chia cắt, những tham vọng xấu xa của người Pháp muốn trở lại Việt Nam xung đột với sự thiếu kinh nghiệm về Á Châu của người Hoa Kỳ muốn giải phóng các thuộc địa của Âu Châu, tạo nên một tình thế khó khăn trong việc huấn luyện và trang bị cho một lực lượng quân sự chính quy có đủ khả năng vừa bảo vệ an ninh nội bộ vừa chống lại âm mưu xâm nhập của làn sóng đỏ Cộng Sản. (Xin xem: Ltr, ODaniel to CINCPAC, 9 Aug 55, records of MAAG Indochina; The Joint Chief of Staff and the War in Vietnam, p.143.)
Nhờ sự quyết tâm của những người lãnh đạo một nền dân chủ còn non trẻ tại miền Nam, Quân Lực VNCH lần hồi lớn mạnh với những trung tâm huấn luyện quân sự nổi tiếng ngang hàng với các trường huấn luyện quân sự tại Tây Phương: Trường Võ Bị Đà Lạt, Trường Sĩ Quan Thủ Đức, Trung Tâm quân sự như Quang Trung, Dục Mỹ, Đồng Đế,Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang, Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân Nha Trang v...v...
Quân Lực VNCH đã chiến đấu một cách anh dũng trong suốt cuộc chiến kể từ ngày thành lập cho đến khúc quanh lịch sử đau thương 30 tháng 4, 1975.
Trong cuộc chiến chống xâm lược của chủ nghĩa Cộng Sản bảo vệ dân chủ, tự do và độc lập, lúc nào những người lính miền Nam cũng chứng tỏ tinh thần chiến đấu hào hùng của mọi binh chủng.
Biến cố Mậu Thân, Mùa hè Đỏ Lửa 1972, trân chiến Hoàng Sa năm 1974 và sau cùng ngay chính cả trận chiến Xuân Lộc đã là những chứng minh hùng hồn nhất của đoàn quân tinh nhuệ này.
Ngày 19/6 mỗi năm giúp chúng ta hồi tưởng lại những hy sinh cao cả của người lính Cộng Hòa trong suốt quá trình bảo vệ nền dân chủ non yếu của miền Nam, nỗi nhọc nhằn của một tập thể đã từng là tiền đồn chống Cộng tại Đông Nam Á.
Để sự hy sinh này không bao giờ trở thành vô nghĩa những thế hệ trẻ chúng tôi cần tiếp tục vinh danh và bảo vệ thanh danh của các bậc cha anh chúng tôi, những người chiến sĩ Cộng Hòa,trong khả năng và quyền hạn của mình.
Giám Sát Viên Andrew Đỗ, Địa Hạt 1, Quận Cam – 19-6-2015.