Affichage des articles dont le libellé est Tạp Ghi. Afficher tous les articles
Affichage des articles dont le libellé est Tạp Ghi. Afficher tous les articles

dimanche 25 février 2018

Ngai vàng của phú Nông: chân dung cái con cụ-hồ của đảng

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhyQ47MFIonCEv6Vi5u5ar2N1L2VVIUFQMTn_WpllT2aqOdU4TBz3ma-xlMQUpvIjR5OFBoeJvyuRh2mqM2CH-3jggG7VJdUiwGDdMepRljhTrQ6IYSwUtsWNo483FJoaMALc64C5-Q15U/s1600/tmp-danlambao.jpgVũ Đông Hà - Ngai vàng của phú Nông được xuất hiện và bị hô biến là hình ảnh của con cụ-hồ lộ hàng sau nhiều năm cố gắng che chắn bởi miếng tả màu đỏ có in hàng chữ sống chiến đấu học tập theo gương Trần Dân Tiên. Nhưng bản chất của con tự do không thể mãi nằm yểu xìu trong bóng tối ẩm ướt, phải một ngày ngoi ra cho thiên hạ thấy được khát vọng vươn lên của nó. Nó ngoi ra được hơn 1 ngày và đảng đã phải nhanh chóng kéo phẹt-mơ-tuya lại, buột nó phải trở về với hình dáng con giun, nằm im nhũn dưới cái quần lót ố vàng mang nhãn hiệu C.B. để mơ màng giấc mộng đỏ đế vương.

dimanche 30 août 2015

THƯ GỬI BỌN CHÓ ÐẺ Ở HÀ NỘI - Bùi Bảo Trúc

Gửi bọn chó đẻ (*) ở Hà Nội:

Tao không thể dùng bất cứ một từ ngữ nào khác hơn để gọi chúng mày. Bởi vì chúng mày chính là một bọn chó đẻ.
Càng ngày những việc chúng mày làm và những việc chúng mày không dám làm đều cho thấy chúng mày là một bọn chó đẻ không hơn không kém.

vendredi 7 août 2015

Chào Em, Sàigòn 40 của tôi ơi. Em đã ngoài 40 từ 1975 - Song Lam

http://thoibao.com/wp-content/uploads/2015/03/saigon-nam-xua.jpgChào Em, Sàigòn 40
I.
Cuối cùng thì tôi cũng về cái ổ của mình. Nằm thẳng cẳng, hai tay đan trên ngực, mắt nhắm nghiền, tôi giống hệt như những người được Chúa gọi về. Chỉ có khác đôi điều là còn thở phì phò và trái tim còn đập lổn nhổn khi trồi khi sụt. Ba tuần lễ ở Sàigon để thăm lại người mẹ ra đi năm ngoái, tôi như con thú hoang đi lạc. Mọi thứ đều lạ lẫm, trễ tràng. Sàigon thật sự không còn của riêng tôi.

vendredi 19 juin 2015

Tháng Sáu và Tôi - Đô Xuân Tê

http://hon-viet.co.uk/NhungThamCanhSauNgayCuopNuocVNCH4.JPGTháng sáu trời mưa
Tôi đưa em về
dưới quê
Tôi đi học tập
hẹn nhau
một tháng anh về…

Ngày tháng của cộng sản cứ thế kéo dài như cao su. Hẹn nhau một tháng sẽ về (như thông cáo của ủy ban quân quản) nhưng đôi tình nhân trong phút chia tay không hề biết tháng sáu 13 là ngày đại bịp. Để rồi người vợ trẻ cứ vô vọng ngóng trông.

jeudi 7 mai 2015

Bốn Mươi Năm, Kể Lại - Khôi An

https://vietbao.com/images/file/K0agHU9Q0ggBAPRO/image001.jpgTác giả từng phải rời bố mẹ để vượt biển từ tuổi học trò, đến Mỹ năm 1984, hiện là một kỹ sư điện tử, cư dân San Jose. Với nhiều bài viết giá trị, Khôi An đã nhận Giải Chung Kết Viết Về Nước Mỹ 2013. và là một trong những tác giả đạt số lượng người đọc nhiều nhất trên Việt Báo online. Bài mới của Khôi An là chuyện kể về một nhóm sinh viên VNCH du học tại Hoa Kỳ vào thời điểm tháng Tư 1975.

vendredi 24 avril 2015

Hồi ức 30/4/1975: CHUYỆN “BỨC TỬ” MỘT BỨC TƯỢNG ​(Ngọc Chính Nguyễn​)

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEhiDZUos4gTntS5q6AurZfAI5zegk5RmQjkRsg9vNxzmzvecGWDdD7nEy8fwNpu-7TCJVV8Arsrc4PVxtV2uHwkQAYg_13joqWKwFviB5SHfAGvGHM1EdBeshOHNbXO8U-yLv7FJHbs-r-3/s1600/222+1+T%C6%B0%E1%BB%A3ng+TQLC+5.jpgNăm 1967, nền Đệ nhị  Cộng hòa tại miền Nam đã xây dựng tượng đài hai quân nhân Thủy quân Lục chiến (TQLC) trước Hạ viện, hay còn gọi là tòa nhà Quốc hội, nay là Nhà hát Thành phố. Tượng hai người lính TQLC có độ cao 9 mét, trong tư thế xung phong, mũi súng hướng về trụ sở Hạ viện.



Ngay sau khi bức tượng được đặt ở một vị trí quan trọng nhất thủ đô đã có nhiều ý kiến trái ngược nhau. Một số người cho rằng quân đội “thao túng” các dân biểu Hạ viện bằng hình ảnh hai người lính cầm súng đại liên đe dọa sinh hoạt dân chủ của miền Nam. 



Quân đội lại giải thích những người lính bảo vệ Quốc hội khi họ hướng mũi súng vào tòa nhà thay vì hướng ngược lại… Lại có một giải thích khác, mũi súng thực ra thì hướng về Khách sạn Continental nằm phía phải Hạ viện, nơi được coi là “hang ổ” của các lực lượng phản chiến, trong số đó có cả những dân biểu.

NỖI LÒNG 30/4 của nữ nghệ sỹ Kim Chi

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/noble-dignity-of-a-soldier-actress-ml-01112013163505.html/0000046029-anh-scan-kc05c-305/imageTrước đây mỗi năm tới ngày 30/4 tôi rất vui nên hay tổ chức gặp gỡ bạn bè. Nhiều lần tôi bay vào SG cùng đồng đội về thăm căn cứ cũ ở miền Đông, miền Tây Nam bộ. Chúng tôi thắp hương cho bè bạn đã hi sinh để bày tỏ lòng tri ân với những người đã để lại tuổi xuân ở chiến trường. Rồi chúng tôi quây quần bên nhau cùng ôn lại bao kỉ niệm buồn, vui những năm chiến tranh ác liệt. Trong lòng chúng tôi tràn ngập niềm vui và tự hào vì nghĩ rằng mình đã dâng hiến cả tuổi trẻ để góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Những lần gặp gỡ truyền thống như thế, chúng tôi thường ngồi bên sông Sài Gòn hát bài "Mùa xuân trên TP HCNM" của Nhạc sĩ Xuân Hồng: ..."Ôi đẹp biết bao biết mấy tự hào/Sài gòn ơi cả nước vẫy chào/Cờ sao đang tung bay cao,qua hết rồi những năm thương đau.../Mà niềm vui như đến bất ngờ/Ngày đi như trong đêm mơ tuổi lớn rồi mà như ngây thơ"...

Lịch sử nhìn từ âm bản - Đặng Thơ Thơ

http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/look-history-inside-dtt-04212015131219.html/pic18.jpg/imageHàng năm cứ vào tháng tư, lúc cơn gió Hạ Lào khắc nghiệt xoáy về thành phố, những đám mây màu da cam lại bắt đầu phát sáng trên không, ký ức của tôi lại bừng sống dậy với những hình ảnh của một cuộc chiến không thể nào tàn. [1]
30 tháng 4 năm 1975 là ngày miền Nam tiếp thu miền Bắc. Xe tăng Việt Nam Cộng Hòa đi từ năm cửa ô tiến vào đường Thanh Niên. Dân chúng đứng hai bên đường cầm cờ vàng ba sọc đỏ vẫy chào. Gió lùa lên từ hai phía hồ Tây và hồ Trúc Bạch phe phẩy những giải khăn tang trắng cột trước nòng đại bác. Những người lính thuộc nhiều binh chủng đều bị trọng thương, nhưng họ vẫn đứng nghiêm trong tư thế trình diện nhân dân Hà Nội. Xe tăng đi ngang Văn Miếu, vòng quanh chùa Một Cột rồi chuyển hướng tiến về phía quảng trường Ba Đình. Buổi trưa, tiếng xích sắt chiến xa nghiến rát bỏng trên mặt đường tráng nhựa.

Hoàng Hải Thủy – Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái

Ngày 30 Tháng Tư 1975. Bọn cướp nước xé cờ Quốc Gia Việt Nam  Cộng Hoà.  Năm năm cứ đến Ngày Oan Trái
Ta thắp hương lòng để nhớ thương…
Ðêm Tháng Tư Buồn ở Xứ Người – Biết dzồi..! Chán lắm..! Than mãi ..! – .. nằm xem TiVi, thấy thiên hạ lao xao nói đến chuyện Thái Tôn nước Anh-cát-lỵ cưới vợ, Người Lưu Vong Già bồi hồi, ngậm ngùi nhớ lại chuyện đám cuới vương giả cũng diễn ra ở xứ Anh-cát-lỵ năm xưa, khi Thái Tử Charles kết hôn với cô Diana.
Năm xưa là năm 1981. Mới đấy thôi, tưởng như là đêm qua mà đời tôi đã qua 30 mùa lá rụng. Dòng thời gian dài một ánh bay.. Thân xác con người không thể trở về dĩ vãng nhưng trí nhớ của con người có thể làm cho con người tưởng như mình sống lại ngày xưa. 

dimanche 22 mars 2015

BÀ MẸ QUẢNG NAM BẠC PHƯỚC (Trần Trung Đạo)

tuongbamevnanhhungĐọc bài thơ TÔI CHẾT RỒI XIN HÃY ĐỂ TÔI YÊN của nhà thơ Trần Mạnh Hảo viết thay tâm sự của bà Nguyễn Thị Thứ:
Tôi đã chết rồi trong đất mẹ yên nằm
Xin đừng bêu đầu tôi trên đá biếc
Đừng bắt tôi làm anh hùng khi đã chết
Anh hùng nằm trong mộ lại hi sinh
Gần tròn 10 năm trước trên talawas tôi cũng đã viết về cụ bà Nguyễn Thị Thứ, khi bà cụ còn sống:


vendredi 20 mars 2015

CÔ NHÍP: CÓ AI CÒN NHỚ?

Kim Chi(Sài Gòn Báo – facebook)

Hình ảnh của cô Nhíp 40 năm trước và Nhíp của hiện nay...Ngày 29/4/1975, xe tăng của Phe Cách Mạng đã vào đến cửa ngõ Sài Gòn theo hướng Tây Bắc. Trên xe có một cô gái trẻ, xinh đẹp, đầu đội mũ tai bèo, dẫn đường. Sau này, đạo diễn Nguyễn Trí Việt của Hãng phim Giải Phóng đã dựa vào hình tượng đó để dựng thành phim: Cô Nhíp!
Cô Nhíp (Cao Thị Nhíp – cách mạng thì gọi cô là Nguyễn Trung Kiên), tên thật, người thật, việc thật (có nhiệm vụ dẫn xe tăng của phe Cách Mạng vào Sài Gòn) giờ cô ở đâu? Sau khi hoàn thành nhiệm vụ cao cả đó, cô được gì? cô làm gì? cô ra sao?

Trả lời: cô Nhíp đã qua Mỹ sống từ lâu. Cô đã mang quốc tịch Mỹ với tên họ khác. Một khoảng đời với cái tên Nhíp trước đây, cô đã tự chôn vùi.


Hình ảnh của cô Nhíp 40 năm trước

dimanche 15 mars 2015

Một lá thư trần tình hay nhất thế giới

imageNgày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói:
“Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”.
Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.
Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử.

jeudi 26 février 2015

Xin đừng hòa hợp với Ngụy

http://www.haingoaiphiemdam.com/Images/News/Xin-dung-hoa-hop-voi-Nguy-Ong-But635604921865096318.pngVài lời thưa trước:
1/ Cho phép tôi được để chữ Ngụy thoải mái, không nằm trong ngoặc kép. Biết rằng ý nghĩa chữ Ngụy rất xấu, phản nghĩa với Việt Nam Công Hòa, lại do chính bọn Cộng Sản xách mé gọi chính quyền và quân đội Sài Gòn. Thế nhưng hầu hết, kể cả người dân miền Bắc, khi biết ai là Ngụy, họ tỏ ra thân thiện và tin tưởng.
2/ Theo đề bài trên, giống như người viết mạo nhận đại diện cho một số người, hoặc hội đoàn quân nhân, quân lực VNCH, thực tế không phải, tôi chỉ viết với suy tư cá nhân, không hề dám đại diện bất cứ ai, bản thân người viết là Ngụy, Ngụy rặc ròng, từ ông cố, ông nội, ông ngoại, cha, mẹ, anh chị em và những người giúp việc trong gia đình, toàn Ngụy.

mercredi 25 février 2015

Ước Mơ Đầu Xuân - Trần Trung Đạo

Ước Mơ Đầu Xuân - Trần Trung Đạo

http://vietbao.com/images/file/30InS_Ie0ggBALIk/w150/2.jpgTôi ít viết thơ tình. Không phải vì tâm hồn tôi khô khan, lạnh cảm nhưng chỉ vì một cảm xúc riêng tư chưa kịp dâng lên đã bị những ưu tư chung đè xuống. Đất nước nghèo nàn, quê hương xa xôi, lòng người ly tán trở thành những gánh nặng không rời. Nặng đến nỗi nhiều khi tôi tưởng chừng nếu không có sự đóng góp của mình đất nước sẽ khó mà thay đổi. Thật ra, không phải thế. Tôi chỉ thương cho quê hương khốn khó mà nghĩ thế thôi. Không có tôi mùa đông vẫn ra đi và mùa xuân sẽ đến.