dimanche 5 juillet 2015

NGƯỜI LÍNH KHÔNG CÓ SỐ QUÂN - Trần như Xuyên

Tối đó, tôi dẫn Đại đội tới điểm đóng quân đêm, đây là ngày đầu tiên tôi nắm Đại đội, sáng nay có cuộc bàn giao ở Tiểu đoàn, người Đại đội trưởng tiền nhiệm,cũng là khóa đàn anh của tôi, có sự vụ lệnh đi học khóa quân chánh.
https://donghuongkontum.files.wordpress.com/2015/04/volinh.jpeg          Ra trường được sáu tháng, từ anh Thiếu úy mới tò te ra trường, giờ đã lên nắm Đai đội, quả là thời gian hơi nhanh so với những đứa bạn cùng khóa ở các binh chủng khác như Nhẩy dù, Thủy quân lục chiến..., có lẽ họ vẫn còn đang thực tập ở Trung đội hay là Trung đội trưởng mà thôi. Tôi nắm Đại đội hơi nhanh không phải vì mình tài giỏi gì mà năm 67 khi ra trường, như bao đứa bạn khác chọn đi Bộ binh, các đơn vị rất thiếu sĩ quan, như Tiểu đoàn tôi về chẳng hạn, có Đại đội xử lý là một Chuẩn úy, gọi là xử lý cũng không đúng vì trong cấp số coi Đại đội thì tối thiểu phải là Thiếu úy, nhưng không hiểu sao vào những năm này, sĩ quan quá thiếu, bởi vậy khi vừa tới Trung đoàn, nghe tin có mấy sĩ quan Đà lạt mới ra trường là các đơn vị nhao nhao lên xin, tôi được đưa về Tiểu đoàn 4/46 thì một ông đàn anh khóa 16 đang làm Đại đội trưởng xin ngay tôi về. Ông tên Hồ Trang, khóa 16, ở miền Trung bị thuyên chuyển vào Nam vì dính dáng tới vụ Phật Giáo, ngoài đó ông đã là Tiểu đoàn phó nên vị Tiểu đoàn Trưởng cũng có hơi nể, quay quắt vì việc phải thuyên chuyển xa nhà, bị giam lon, giam chức nên ông gắt gỏng như mắm tôm, ông nghiêm khắc với mọi người nhưng rất chí tình trong việc chỉ bảo cho tôi từng ly, từng tí việc chỉ huy mà dầu sao tôi cũng còn quá mới, quân trường dậy là một chuyện, ra đây đụng với thực tế lại là một chuyện khác.

Tháng giêng tháng bảy buồn như nhau - Hoàng Nga

https://eonintho.files.wordpress.com/2011/10/thanggiengthangbaybuonnhunhau-content.jpg?w=500Tôi với Phú là bà con bắn một trăm quả đại bác không tới. Sở dĩ còn biết tên nhau là vì mẹ Phú buôn bán chung với ba mẹ tôi. Lúc nhỏ, tôi hay nghe chị Thu, mẹ Phú, than thở về ông con trai duy nhất không chịu học hành tử tế, chỉ ham nhảy đầm, tụm năm tụm bảy với một đám bạn rặt khuôn. Tôi không biết mặt Phú dù nhiều lần đến nhà chị Thu.
Năm tôi lên đệ tam mà ba mẹ tôi vẫn bắt anh Chuân đón đưa đi về học. Anh Chuân rầu rĩ vì giờ giấc bắt buộc mà tôi cũng quê với bạn bè. Tôi “xuống đường” liên miên nhưng vẫn không thay đổi được ý của ông bà cụ.

Ngày Đôi Ta Không Còn Thơ - Hoàng Nga

http://hung-viet.org/blog1/wp-content/uploads/2011/11/danangtruongsaomai.jpgGửi chị Kim Chi nhân… nhìn thấy Hoa Sứ Vàng.
Nơi đó, Nguyễn vẫn thường chờ tôi ngày xưa.
Nơi đó, giờ chỉ còn trơ lại một thẻo đất nhỏ, nằm lạc lõng, xéo góc với bảo tàng viện, một ngôi đền cũ của người Chàm duy nhất sót lại ở thành phố. Tượng chiến sĩ trong công viên đã biến mất. Trang trại lính sau lưng cổ viện, dọc theo bờ sông, có lẽ còn mất sớm hơn. Người ta mở ra một con đường mới, khá rộng, chạy thẳng về thành phố cổ. Phía bên kia sông, nơi ngày xưa có những dãy nhà sàn ẩn hiện dưới các lùm cây mờ xanh, nơi đã ngốn của tôi hằng bao nhiêu giờ ra chơi chỉ dán mũi vào cửa kính lớp học để ngắm nhìn, bây giờ là nhà hàng là khách sạn là bia ôm là quán nhậu.

Dặm Dài - Tác giả: Hoàng Nga

http://www3.pictures.zimbio.com/gi/German+Chancellor+Merkel+Visits+Camp+Marmal+Oepaer4ApgSl.jpgHoàng Nga là tên thật. Sang Úc từ năm 1988, làm việc tại Đức từ năm 1993-2008. Đang sống tại thành phố Sioux Falls từ tháng 07 năm 2012 với gia đình con gái, rể và hai cháu ngoại. Có viết cho các tạp chí Làng Văn (Canada), Văn (Hoa Kỳ) Văn Học (Hoa Kỳ), Phố Văn (Hoa Kỳ), Việt Luận (Úc)… Đây là bài Viết Về Nước Mỹ đầu tiên của tác giả.