samedi 18 avril 2015

Nỗi đau sẽ không dứt nếu không biết tại sao đau - Trần Trung Đạo

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEj7U_zrrP7GPV-rw5shSnLWFZOofms9xqZd1OOejOnMCAnohRQCxfhuA4SphoYYwMji6Fdh0WqyopO_hd3WjennWHluSgiiXIDNPUUIu4M0j_Iauaf2D9yOsy8Wab53QzO5O6mJqMfTOF3i/s1600/va004110+cailay.jpg
Em học sinh Việt Nam nằm gối đầu lên cặp sách, im lìm như đang ngủ trưa trong một bức hình đăng trên một tờ báo Mỹ. Các nhân viên y tế cứu thương chỉ vì quá thương xót mà tưởng như em còn biết đau nên đặt đầu em cao trên chiếc cặp vậy thôi. Không, em không ngủ trưa, em chết rồi. Em là một trong 32 học sinh trường tiểu học Cai Lậy, Định Tường, bị VC  pháo kích chết lúc 2:55 trưa ngày 9 tháng 3, 1974. Em bị giết chỉ hơn một năm trước ngày chấm dứt chiến tranh để từ đó dân tộc Việt Nam chịu đựng 40 năm trong độc tài đảng trị đến hôm nay.

Những ngày cuối cùng của VNCH - Nam Nguyên, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/SpecialTopic/40years-april30/how-last-day-of-republic-of-vn-happen-nn-04142015153800.html/000_APH2000041810580.jpg/@@images/fe0d70c2-3051-41b9-932a-deab3264ea8f.jpegBốn mươi năm trước, vào ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 2 thập niên đã kết thúc. Cuộc chiến quốc-cộng đã làm 2 triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc bỏ mạng cùng sự hy sinh của hơn 58 ngàn người thuộc lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh. Nam Việt Nam lúc đó đã kết thúc sứ mệnh “tiền đồn của thế giới tự do” một cách nhanh chóng và cay đắng. Những ngày cuối cùng của VNCH đã diễn ra như thế nào?
Tháng 3/1975 trước thực tế tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược chỉ còn đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái phối trí lực lượng. Tuy vậy quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên Trung phần tức Quân khu II và cách thức mà các tư lệnh chiến trường thực hiện nó là một sai lầm lịch sử. Sự hỗn loạn dẫn tới việc mất luôn cả khu vực Quân khu I ở phía Bắc Việt Nam Cộng Hòa, Huế rồi Đà Nẵng thất thủ và sự sụp đổ dây chuyền kéo dài tới quê hương của Tổng thống Thiệu là Phan Rang.

jeudi 2 avril 2015

“Đi Không Ai Tìm Xác Rơi”

http://vietbao.com/images/file/3JzBkXiU0QgBACZD/phi-cong-1.jpgMáy bay rớt năm 1966 tại Hố Bò. Anh phi công khu trục của không quân Việt Nam Cộng Hòa nằm chờ 40 năm trong lòng đất quê hương. Một chuyện MIA rất Việt Nam. Trải qua bao nhiêu gian nan.
imageanchor="1" style="clear: right; float: right; margin-bottom: 1em; margin-left: 1em;">
Bút ký của Phạm Kha, giới thiệu của Giao Chỉ.

Ngày trở lại... - Nguoiduatin (Danlambao)

https://a.disquscdn.com/uploads/mediaembed/images/1883/8963/original.jpg?w=600&hTôi muốn tham dự nhưng không muốn viết với tư cách dự thi. Tôi muốn viết như một lời tri ân cứu tử đến với người lính VNCH, người lính Mỹ và những người tử tế đã giáo dục tôi nên người có ích cho xã hội. Tôi muốn trải lòng mình như một sám hối với mọi người để được tha thứ và yêu thương... Vì tôi, là đứa trẻ mồ côi.