mardi 27 juillet 2021

Ca sĩ Quỳnh Giao: “tiếng hát thủy tinh”.

Tiếng hát Quỳnh Giao hợp nhất với khuôn mặt và cả vóc dáng người hát. 
Nghe và xem Quỳnh Giao hát, người ta có thể thấy ngay rằng, người như thế ắt tiếng hát phải như thế. Mong manh. Trong sáng. Dịu dàng. Có người cho rằng giọng hát Quỳnh Giao hơi mỏng. Ðó là điều người ta có thể thích hay không thích. 
Nhưng cái vẻ sang trọng và kỹ thuật điêu luyện của tiếng hát thì không ai có thể phủ nhận được. Quỳnh Giao làm đẹp cho đời bằng tiếng hát tuyệt vời và những bài viết về nghệ thuật về mỹ thuật. Người ta thấy yêu đời và yêu người hơn khi nghe hay đọc Quỳnh Giao.

Một Đời Hoa: Dạ Quỳnh Hương

ANH MƠ. CỞI ÁO CHE QUỲNH YÊU EM 
Ngày em. mặc áo hai dây 
Tóc thơm lơ lửng. bờ vai trắng ngần 
Vói tay anh. hái tầm xuân 
Biếc xanh mà giữ. giòn tan nụ cười 
Tương tư. từ lúc em ngồi 
Ngực hoa lụa mỏng. ơ hờ cau non 
Thẫn thờ. anh khẽ môi hôn 

lundi 26 juillet 2021

Ns Thanh Sơn, chuyên chở hồn quê Miền Nam

Cố nhạc sĩ Thanh Sơn sinh ra và lớn lên ở Sóc Trăng, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Miền quê tỉnh nhỏ hiền hoà ở hạ nguồn con sông Hậu, cùng với những vùng miền ông đi qua trong cuộc hành trình của đời mình là mạch cảm xúc để ông viết lên các ca khúc quê hương đậm đà chất trữ tình. Trong các tài liệu nói về ông đều viết rằng từ năm 1973 thì ông bắt đầu chuyển sang các sáng tác về đề tài quê hương, mang âm hưởng dân ca Nam Bộ. 
 Và cũng từ đây, hoa phượng trong nhạc của ông được thay thế bằng hình ảnh của người dân miền Tây đôn hậu hiền hoà, cùng với những hình ảnh bình dị nhưng sâu lắng. 

Nhạc sĩ Thanh Sơn: Người viết cho kỷ niệm

Cố nhạc sĩ Thanh Sơn viết nhiều ca khúc cho tuổi học sinh, về mùa hè (như Ba tháng tạ từ, Hạ buồn, Lưu bút ngày xanh). Và ông cũng là nhạc sĩ có nhiều sáng tác gắn liền với hình ảnh hoa phượng nhất. Hoa phượng được ông dùng cho cả tên gọi của bài hát. Một loạt những ca khúc như Nỗi buồn hoa phượng, Ve sầu mùa phượng, Phượng buồn, Buồn như phượng… đã trở thành những bài ca sống mãi với thời gian, gắn với kỷ niệm của rất nhiều tuổi học trò qua các thế hệ. . .”