mercredi 6 janvier 2016

Thương phế binh VNCH khi cuộc chiến tàn - Thanh Trúc, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OverseasVietnamese/life-of-wounded-soldiers-when-war-ended-tt-12302015143532.html/WIN_20151229_14_04_57_622.jpg/imageCuộc chiến Việt Nam, chấm dứt ngày 30 tháng Tư 1975, để lại 20.000 thương binh Việt Nam Cộng Hòa với mức độ thương tật nặng nhẹ khác nhau, trong đó số bị tàn phế, cụt tay, cụt chân, bị mù mắt, bị mất sức lao động là từ 3.000 đến 5.000 người.

Những mảnh đời rách nát

Năm 1999, tại Pháp, tuyển tập góp nhặt những bài viết ngắn do các thương phế binh trong nước gởi ra, được  nhà báo Nguyển Văn Huy và bác sĩ Phan Minh Hiển biên soạn lại dưới tựa đề Những Mảnh Đời Rách Nát, là tiếng chuông vang đầu tiên về cuộc đời khốn khổ của thương binh miền Nam ngay sau 30 tháng Tư 75. Dần dà, khi cuộc sống ổn định, những cựu quân nhân và những người dân Việt thoát ra bến bờ tự do bắt đầu nghĩ đến việc giúp đỡ thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa còn ở lại trong nước.
Thương phế binh Việt Nam Cộng Hòa rất cần được giúp đỡ vì họ là những người bị bạc đãi, bị phân biệt đối xử và không được hưởng một chế độ phúc lợi nào, là khẳng định của hòa thượng Thích Không Tánh, chùa Liên Trì:
“Phải nói thẳng thương phế binh rất khổ, đã có người phải lê lết đi ban vé số, đi xin ăn... khổ lắm. Thương phế binh ở Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và mấy vùng sâu rất khổ bởi vì sau 75 thì phần đông người ta phải ẩn lánh ở vùng xa để sống, rất tội nghiệp. Nhà nước không có sự nhân đạo đối với anh em.”

Chương trình H.O tái định cư: Tất cả là bước khởi đầu - Cát Linh, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/ho-campaign-for-arvn-invalids-resettlement-12312015083434.html/000_Hkg10174179-622.jpg/imageTiếp tục loạt bài về Tái định cư thương phế binh VNCH, Cát Linh xin gửi đến quí vị những lời chia sẻ của nhạc sĩ Trúc Hồ và Bà Hạnh Nhơn, là hai người sáng lập Hội H.O Cứu trợ thương phế binh, goá phụ VNCH và cũng chính là hai người đã phát động hé mở lại chương trình định cư cho các thương phế binh VNCH.
Trước tiên Bà Hạnh Nhơn cho biết:
“Chúng tôi rất mong mỏi việc đó. Tuy nhiên, việc này, đầu tiên là nhạc sĩ Trúc Hồ của đài SBTN phát động ra, nói với hội chúng tôi cung cấp danh sách thì được 580 người. Chúng tôi đã cùng với SBTN đi gặp bà Lora Funseth, ông McCain, dân biểu Alan Lowenthal, dân biểu Ed Royce. Ai cũng hứa yểm trợ nếu việc này được đưa ra bàn cãi ở Bộ Ngoại giao.” 

DB Alan Lowenthal trả lời RFA về đề nghị đưa thương phế binh VNCH sang Mỹ - Việt Hà, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vn-should-allow-the-restoration-of-bh-cemetary-as-promised-tt-08072015121029.html/zmail.rfa.org-600.jpg/@@images/1f50a270-9dbe-44c8-9f30-bff115ed0975.jpegHôm 17 tháng 12 vừa qua, một số Dân biểu Mỹ bao gồm Dân biểu Alan Lowenthal, Dân biểu Ed Royce, Dân biểu Christ Smith, Dân biểu  Zoe Lofgren và Dân biểu Gerald Connolly đã viết một bức thư đề nghị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ xem xét đưa 500 sĩ quan thương phế binh VNCH sang định cư tại Mỹ. Nhân dịp này, Việt Hà của đài ACTD có cuộc phỏng vấn với Dân biểu Lowenthal về đề nghị này.

Tái định cư thương phế binh VNCH: Cần dốc sức chung lòng - Nam Nguyên, phóng viên RFA

http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/us-repre-cal-kerry-to-reset-arvn-12232015113851.html/000_Hkg10174176.jpg/imageSự kiện 5 Dân biểu Quốc hội Liên bang Hoa Kỳ thuộc lưỡng đảng gởi thư cho Ngoại trưởng John Kerry, đề nghị tái định cư các cựu quân nhân thương phế binh VNCH tại nước Mỹ, nhận được nhiều phản ứng tích cực. Nam Nguyên phỏng vấn bà Khúc Minh Thơ, cư dân Virginia, nhân vật từng có những đóng góp hết sức to lớn để chương trình H.O trở thành hiện thực trong thập niên 1990, tái định cư ở Hoa Kỳ gần 300.000 sĩ quan viên chức chế độ cũ và gia đình.