dimanche 1 novembre 2015

Người vợ của Bùi Giáng


http://nld.vcmedia.vn/images/uploaded/nvhung/2009/02/01/11-bui-giang.jpgĐọc thơ Bùi Giáng, người ta nghĩ ông chỉ có những tình yêu viễn mộng. Ít ai biết ông đã có một người vợ đẹp và những bài thơ tình hay nhất của ông là dành cho vợ. Người phụ nữ ấy chỉ sống với ông trên đời có 3 năm.
Tháng 7.2012, tôi trở lại thăm quê nhà ông – làng Thanh Châu (xã Duy Châu, Duy Xuyên, Quảng Nam). Ghé thăm nhà thờ tộc Bùi, được người phụ nữ chăm lo hương khói nơi đây cho xem gia phả của tộc. Qua câu chuyện, tôi khẳng định một điều mới mẻ: Nhà thơ Bùi Giáng đã có vợ. Hình tượng của bà và tình thương yêu, tiếc nuối ông dành cho bà là nội dung chủ đạo trong 4 tập thơ của ông: Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột và Màu hoa trên ngàn (in tại Sài Gòn từ năm 1962 – 1964).

Ung thư, kẻ nội thù - Giao Chỉ, San Jose

https://vietbao.com/images/file/n7UDS8zc0ggBAMhO/ung-thu-nam-40.jpgVào buổi trưa thứ năm giữa tháng 10/2015  cô luật sư Jenny Đỗ đứng trước bức tường hình ảnh tù cải tạo tại Việt Museum để TV Dân Sinh phỏng vấn. Dung mạo rất trang nhã và bình tĩnh, người bệnh ung thư ở giai đoạn hiểm nghèo nhất, 49 tuổi vẫn vui vẻ trả lời các câu hỏi.
     Cô kể lại thời thơ ấu Sài Gòn gia đình ở bên chùa. Nhà trong hẻm, muốn ra đường phố phải đi qua chùa. Tuổi thơ sống trong nhang khói pha mùi hương khuynh diệp.  Chín năm cô gái lai sống  với Việt Nam Cộng Hòa. Tiếp theo là 9 năm với Cộng hòa xã hội chủ nghĩa. Cô sống trọn vẹn suốt thời kỳ bao cấp rồi ra đi trước khi đổi mới. Cô nói về sinh hoạt cộng đồng tại Hoa Kỳ. Về cuộc đời con lai làm cho sở xã hội, làm cho sở cảnh sát, đi học, ra luật sư và mở văn phòng. Tay phải làm luật sư, tay trái làm việc xã hội. Nhưng không phải công việc xã hội tại Mỹ. Cô lo việc xã hội lầm than của trẻ em, thiếu nữ tại Việt Nam. Tổ chức bạn của Huế ra đời. Mở trung tâm sinh hoạt cộng đồng tại Huế để nuôi những đứa con Việt Nam bất hạnh. 

Văn Cao

Tuổi Thơ Trên Dòng Nước Lũ Dưới Tượng Bác Hồ

http://www.vietthuc.org/wp-content/uploads/2015/09/2015-SEP-20-TU%E1%BB%94I-TH%C6%A0-N%C6%AF%E1%BB%9AC-L%C5%A8.3001.jpg“…Tôi có một thằng em bé nhỏ Bao nhiêu rồi xác trẻ trôi sông….”
Nhà thơ Quang Dũng khi tả cảnh chiến tranh cũng còn mong ước rằng “Ngày ấy thanh bình chắc nở hoa.”  Không ngờ đã 40 năm sau chiến tranh, xác trẻ chết trôi sông vẫn còn thấy trên khắp đất Việt, không phải chết vì vượt sông chạy loạn, mà chết vì phải băng sông để đi học.
 Muốn qua sông đến trường, trẻ con Việt nhiều nơi phải đu dây cáp băng sông đi học, hoặc chui vào bao nylon để người lớn vừa bơi vừa đẩy sang sông, chỉ lỡ tay là mất mạng đứa trẻ. Sẽ còn bao nhiêu xác trẻ trôi sông vì nhà nước Việt Nam không chịu xây cầu cho trẻ con đi học được an toàn?