vendredi 7 août 2015

Bốn Mươi Năm Quốc Hận Không Quên Thân Phận Người Thương Phế Binh VNCH


 

 

https://tienggoicongdan.files.wordpress.com/2014/12/scan0030.jpgCòn nhớ lại những ngày tháng tư của bốn mươi năm về trước (30-4-1975), không biết sao mà năm đó trời bổng đổ mưa thật sớm và lớn hơn bao giờ hết. Mưa làm ngập những chiếc hố tránh đạn và giao thông hào của những người lính trận, tại các chiến trường máu lệ Phước Long, Phan Rang, Phan Thiết, Long Khánh, Hậu Nghĩa, Long An, Phước Tuy, Biên Hòa và Sài Gòn.

Trong cơn mưa nước mắt năm ấy, có máu, thây người và xác của những cánh hoa học trò, làm nhuộm hồng áo người lính và đồng bào chiến nạn, chạy theo cơn mưa, mịt mù đạn pháo.

“Bồ Đào mỹ tửu, dạ quang bôi
dục ẩm tỳ bà, mã thượng thôi
tuý ngọa sa trường, quân mạc vấn ?
cổ lai chinh chiến, kỹ nhân hồi”
Bốn câu thơ cổ trong bài  Lương Châu Từ  của Vương Hàn (687-726) đã nói lên thân phận của người lính chiến, sống và chết không có biên giới, nên mấy ai dám nghỉ tới chuyện trở về? Và giọt mưa nào đây vừa lăn trên má, đã khiến cho người lính già bồi hồi nhớ lại, một thời chinh chiến củ, những căn hầm tránh pháo ngập mưa, những nấm đất đào đấp vội vàng, để vùi bạn vữa ngã gục và những thương binh rên xiết, đang chờ cấp cứu.

Phan Thiết (Bình Thuận)

 

Chào Em, Sàigòn 40 của tôi ơi. Em đã ngoài 40 từ 1975 - Song Lam

http://thoibao.com/wp-content/uploads/2015/03/saigon-nam-xua.jpgChào Em, Sàigòn 40
I.
Cuối cùng thì tôi cũng về cái ổ của mình. Nằm thẳng cẳng, hai tay đan trên ngực, mắt nhắm nghiền, tôi giống hệt như những người được Chúa gọi về. Chỉ có khác đôi điều là còn thở phì phò và trái tim còn đập lổn nhổn khi trồi khi sụt. Ba tuần lễ ở Sàigon để thăm lại người mẹ ra đi năm ngoái, tôi như con thú hoang đi lạc. Mọi thứ đều lạ lẫm, trễ tràng. Sàigon thật sự không còn của riêng tôi.

Thanh trừng cá nhân - khủng bố tập thể: 3X thâu tóm quyền lực - Vũ Đông Hà

Trong khoảng thời gian gần 3 năm, kể từ sau cú ngựa về ngược tại Hội nghị TƯ 6 - Khoá XI vào tháng 10 năm 2012, đồng chí X đã tiến hành một kế hoạch thâu tóm quyền lực tinh vi và tàn độc nhất trong lịch sử đảng CSVN. 
Nối kết số phận của Phạm Quý Ngọ, Nguyễn Bá Thanh, Phùng Quang Thanh sẽ hình thành một bức tranh chan hòa màu đỏ của chết chóc và màu đen của sợ hãi. Tác giả của nó là đồng chí X.
Để thấy rõ hơn những gì đã và đang xảy ra đối với Phùng Quang Thanh, chúng ta thử nhìn lại cái chết của Nguyễn Bá Thanh. Để thấy được vì sao Nguyễn Bá Thanh chết, lại cần nhìn lại phiên bản qua đời của Phạm Quý Ngọ.