dimanche 5 juillet 2015

Thời Sự (Tháng 7)

http://www.ac-grenoble.fr/stendhal/wp-content/uploads/2014/12/actualites.jpg 

40 Năm Quốc Hận tại Vietnam Veterans Memorial

Dị ứng với chữ nghĩa! - Tạp ghi Huy Phương

https://blogger.googleusercontent.com/img/b/R29vZ2xl/AVvXsEjMN7ImYqAzf_eVXfVOEMJL6C0Mlhyphenhyphen6LHY57lKUsQPXiyaeiIgnxQoaA8u18jgdV35lqU1Cu_Cjl-5vqZyMEkDlIFWRkT9WdddgSumd_dTwLZZ4V5p2tcS7iW3BDTIoJUrkMbto1KzBmFdB/s1600/10509600_873569339337557_954695517092678189_n.jpgTôi đồng ý với nhiều người đã cho rằng không có ngôn ngữ việt cộng, ngôn ngữ miền Nam mà chỉ có ngôn ngữ Việt Nam và ngôn ngữ phát triển và đa dạng hóa theo thời gian. Nhưng là một người sinh ra và lớn lên, sống ở miền Nam ít nhất là nửa thế kỷ, tôi cảm thấy hụt hẫng và cảm thấy dị ứng với thứ ngôn ngữ hôm nay, nói rõ là thứ ngôn ngữ phát sinh ra từ sau ngày đại họa, khi mà việt cộng cai trị toàn bộ đất nước Việt Nam Cộng Hòa.

Trần Thị Đông Phương – Lên núi tìm chồng

1Ngọt bùi thiếp đã hiếu nam.
Dạy con đèn sách thiếp làm phụ thân.

(Chinh phụ ngâm khúc)
Sáu năm dài thật dài, ngày này qua tháng khác, tôi mong ngóng tin tức của chồng, biệt mù, không một ai trong tất cả những người đàn bà có chồng đang ở trại tập trung “cải tạo”, biết được chồng mình sống ra sao, khỏe yếu thế nào – mù tịt. Họa hoằn, tôi mới nhận được một mảnh giấy, với vài dòng như công thức định sẵn. Bao giờ cũng là… anh học tập tốt… lao động tốt… Em yên tâm, cách mạng rồi sẽ khoan hồng cho anh về với gia đình và trở thành người công dân tốt… Tôi thấy thật là mỉa mai và trơ trẽn, Tôi đang giữ trong túi 4 miếng giấy. Cũng chỉ có bấy nhiêu chữ, đến nỗi con trai út của tôi, cháu mới biết đọc mà cũng thuộc lòng tất cả thư bố gởi về.