Trong chương trình VHNT hôm nay khách mời của chuyên mục Ký Ức 40 năm
là nhà thơ, nhà báo Đỗ Trung Quân nói về những suy nghĩ của anh về
những gì xảy ra trong 40 năm qua dưới cái nhìn của một nghệ sĩ, một
người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật.
Đôi khi cũng vô tình
Là một thanh niên vừa 21 tuổi trong ngày 30 tháng Tư năm 1975, Đỗ
Trung Quân là một trong những thanh niên hưởng ứng sớm nhất phong trào
Thanh niên xung phong lên đường xây dựng kinh tế theo sự cổ động của nhà
nước và rồi sau đó cuộc sống kéo nhà thơ vào công tác báo chí cũng như
sáng tác mà điểm cao nhất là bài thơ nổi tiếng “Quê Hương” của anh được
Giáp Văn Thạch phổ nhạc.
Đỗ Trung Quân còn được biết là người dẫn chương trình dễ mến trong
các buổi trình diễn của Duyên Dáng Việt Nam và các chương trình TV khác.
Trong suốt 40 năm sau ngày thống nhất đất nước ấy, Đỗ Trung Quân thú
nhận rằng đôi khi anh cũng vô tình đối với những mảnh đời, những số phận
cũng như những bi kịch xã hội mà trong đó anh đang sống. Trao đổi với chúng tôi, trước tiên nhà thơ cho biết:
Người xưa thường nói: "Sinh vi tướng, tử
vi thần" nghĩa là khi còn sống làm tướng chỉ huy quân đội, khi chết
trở nên thần thánh được nhân dân tôn thờ). Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Ðinh
Bộ Lĩnh, Lê Ðại Hành, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Ðạo, Quang Trung v.v.
là những anh hùng trong sử sách Việt Nam, tuy đã chết nhưng vẫn còn được
sùng kính như những vị thần thánh của các tôn giáo. Họ là những vị thần
của dân tộc Việt Nam và sẽ phù hộ cho chúng ta trong cuộc tranh đấu
chống xâm lăng, chống CS, đem lại tự do, thanh bình và thịnh vượng cho
dân tộc.
Nhân ngày quốc hận 30 tháng 4, chúng ta hãy nhớ đến một số các vị
anh hùng đã chứng tỏ tinh thần bất khuất trước kẻ thù, đã nêu gương
trung liệt đối với tổ quốc và đồng bào. Hôm nay, chúng tôi xin được phép
nói về "Ngày Quốc Hận 30-4" bằng nhắc lại cuộc sống và những giây phút
cuối cuộc đời của những vị tướng đã hy sinh mạng sống mình để chứng tỏ
lòng trung thành với tổ quốc bất khuất trước kẻ thù: