dimanche 15 mars 2015

Vượt Biên Đường Bộ : Cuộc Trốn Chạy Bằng Chân Nam Nguyên, RFA 2009/04/30

PhotoSự cáo chung của VNCH năm 1975, dẫn tới việc cả triệu người đã bỏ nước ra đi tìm tự do. Bên cạnh số lượng đông đảo những người vượt biển đến các trại tỵ ở các nước Đông Nam Á, cả trăm ngàn người khác đã vượt qua hai lần biên giới bằng đường bộ.
Nam Nguyên ghi nhận lại chặng đường của người tỵ nạn bằng đường bộ trong thập niên 1980.




Hồi ức tuần lễ cuối cùng ở Sài Gòn, 30/4/1975 kết thúc chiến tranh VN

Phi trường Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn hôm 30-4-1975.Ngày 30 tháng Tư năm 1975, cuộc chiến tranh VN kéo dài 21 năm đã kết thúc, hai triệu ngưới Việt Nam ở cả hai miền Nam Bắc thiệt mạng, bên cạnh đó là sự hy sinh của 58 ngàn quân nhân Hoa Kỳ, đồng minh chính yếu của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.
Nam Nguyên, phóng viên đài RFA
Tháng 3/75 sau khi ra lệnh rút quân khỏi Pleiku Kontum, một quyết định dẫn tới sự sụp đổ hỗn loạn ở vùng cao nguyên trung phần và các tỉnh phía bắc VNCH, chạy dài từ Huế vào  tới Phan Rang.  



Cựu binh chiến tranh VN từ Virgin Islands và những vết sẹo khó phai

HARRY-DANIEL-622.jpgPhần lớn những cựu binh chiến tranh Việt Nam đang ở độ tuổi ngoài 60. Họ trở về nước với bệnh rối loạn tâm lý sau sang chấn PTSD. Một số người tham gia trong dự án về bộ phim tư liệu này vẫn còn phải điều trị chứng bệnh này. Những người trực tiếp tham chiến vẫn còn nặng nề những suy nghĩ về cuộc chiến. Bà Keenan kể:
“Một số người phải uống thuốc mới ngủ được, họ gặp ác mộng. Có vài  người thậm chí còn nói với chúng tôi rằng sau cuộc phỏng vấn này có lẽ họ không còn sức trò chuyện gì được trong vài tuần vì dư âm quá nặng nề. Nhiều người mới chỉ bắt đầu tìm kiếm điều trị cho căn bệnh của họ.”
Một số cựu binh đã quay trở lại Việt Nam kể từ sau cuộc chiến để thăm lại mảnh đất này, tuy nhiên những người chưa trở lại vẫn đau đáu một nỗi ám ảnh. Cựu binh có tên là Rolando Roebuck cho biết ông đã quay lại Việt Nam vài lần kể từ khi cuộc chiến kết thúc. Ông cho rằng việc quay lại sẽ khiến quá trình hàn gắn sau chiến tranh của các cựu binh diễn ra nhanh hơn.

Một lá thư trần tình hay nhất thế giới

imageNgày 21/4/1975, khi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, trao quyền lại cho cụ Trần Văn Hương, tôi còn nhớ rõ lời ông Thiệu nói:
“Mất một Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu, quân đội còn Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu, đồng bào còn một chiến sĩ Nguyễn Văn Thiệu. Tôi nguyện sẽ chiến đấu kế bên anh em chiến sĩ”.
Lời tuyên bố của ông Thiệu đã gây cho tôi sự xúc động. Thế rồi lời tuyên bố ấy cũng đã bay theo gió, khi số lớn cấp chỉ huy trực tiếp điều hành guồng máy quốc gia đã vỗ cánh chim bay sang ngoại quốc, tìm nơi ẩn trốn an lành, bỏ mặc quê nhà, dân tộc và quân đội đang chết đuối trong cuồng phong súng đạn tơi bời, Thiếu Tướng Nam, Hưng, Hai, Vỹ, Phú. Nhắc đến đây tôi không ngăn nổi tiếng nấc nghẹn ngào.
Ôi tiếng súng nổ rền vang trên khắp lãnh thổ. Mùa hè năm 1972, nhà văn Phan Nhật Nam đã mệnh danh là mùa hè đỏ lửa. Mùa hè máu. Mùa hè cuối đầy yêu đương. Mùa hè tận cùng vực thẳm. Còn mùa hè 30/4/1975 bi thương thê thảm ngần nào? Chúng ta còn đủ ngôn từ để diễn tả tận cùng nỗi thương tâm kinh hoàng của sinh ly, từ biệt, cuống cuồng ấy không? Tin thất trận từ các Vùng 1,2,3 bay về dồn dập. Có những nơi chưa đánh đã bỏ cho địch tràn vào. Cũng có nơi quyết liều tử chiến. Thảm thương thay, cuộc rút quân hỗn loạn bi đát chưa từng có trong lịch sử và quân sử.