mercredi 11 mars 2015

Sông Mao, ngày tháng cũ

(Mến tặng các chiến hữu trung đoàn 44/SĐ23 BB)

(Trích Tâp san BĐQ số 33 : Sông Mao,…)

Tốt nghiệp khóa 4 Chỉ huy Tham mưu vào cuối tháng 6/ 1968. Tôi nhận được sự vụ lệnh của Bộ Tổng Tham Mưu (TTM) ra trình diện Sư đoàn 23 BB. Theo lời ghi trong lệnh: để bổ sung cán bộ tiểu đoàn trưởng theo phiếu trình của SĐ23 trước đó.

30.4.75 – Tháng Ba buồn … hiu !

https://ongvove.files.wordpress.com/2010/03/img0704.jpg 

Địa Phương Quân & Nghĩa Quân của QLVNCH

Mục đích:
Bài nầy viết để vinh danh những “Anh Hùng Vô Danh” Địa Phương Quân và Nghĩa Quân  trong cuộc chiến 1954-1975, họ là những người chịu nhiều đau thương nhất, tổn thất cao nhất so với các binh chủng khác trong QLVNCH, đồng thời họ chịu nhiều sĩ nhục từ phiá Cộng sản.

Vì chính CSVN xem họ là kẻ thù nguy hiểm nhất qua 2 câu vè tuyên truyền của VC thời đó:

“Ngàn hai bắt được thì tha.
Chín trăm bắt được đem ra chặt đầu”

Viết Về Người Lính Địa Phương Quân - Nguyễn Hữu Nghĩa

Trước nay tôi rất ít khi viết về đời lính. Thứ nhất, vì không tránh được cái tôi (đáng ghét). Thứ hai, vì tôi chỉ là lính con so (10 tháng quân trường, 8 tháng chiến trường), là cấp chỉ huy thấp nhất (chuẩn úy) ở binh chủng "mạt" nhất (Địa Phương Quân), công trận chưa có gì để hãnh diện. Tôi vẫn nghĩ rằng, muốn viết về lính, tác giả nên là một quân nhân có binh nghiệp lớn (cao cấp, thâm niên), xuất thân từ những binh chủng oai hùng (Nhảy Dù, Thủy Quân Lục Chiến, Biệt Động Quân), vào sinh ra tử (Biệt Kích), bay bướm (Không Quân) hay pha chút lãng mạn (Hải Quân). Tác phẩm nên đề cập những mặt trận lớn (Hạ Lào, Bình long, Xuân lộc, Dakto), những địa điểm danh tiếng (Khe Sanh, Charlie).