"Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có
những đámmây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của
buổi tựu trường… Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và
đầy giá lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài
và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên
tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi
đang có sự thay đổi lớn: Hôm Nay Tôi Đi Học..." Tôi còn nhớ mãi bài "Tôi
đi học" của nhà văn Thanh Tịnh hồi mới lên trung hoc đệ nhất cấp. Do đó
mùa thu vẫn là đề tài được bàn tán muôn thủa bởi những nhà văn, nhà thơ
hay những nhạc sĩ trong kho tàng văn chương hay âm nhạc Việt Nam .
Người ta ca tụng mùa thu, bối cảnh mùa thu được dàn dựng trong những tác
phẩm của họ như những không gian lá vàng rơi hay những chia ly buồn bã.
Tôi yêu mùa thu từ bản chất, yêu cả những bản nhạc mùa thu. Trong khuôn
khổ hạn hẹp của bài này, tôi cố gắng đưa ra một số bài tiêu biểu của
những nhạc sĩ đã sáng tác những tác phẩm về mùa thu. Tôi vốn thích bản
thu ca tiền chiến của nhac sĩ Đoàn Chuẩn - Từ Linh. Cuối thập niên 50
khi tôi còn học tiểu học, thầy giáo của tôi di cư từ miền Bắc vào. Ông
có một tâm hồn nhạc sĩ, chính ông đã để lại trong tôi một ấn tượng thật
tuyệt vời của một mùa "Thu quyến rũ":
"Anh mong chờ mùa thu Trời đất kia ngả màu xanh lơ Đàn bướm kia vui đùa trên muôn hoa Bên những bông hồng đẹp xinh Anh mong chờ mùa thu Dìu thế nhân vào chốn thiên thai Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay Mùa thu quyến rũ anh rồi …"
Trong bối cảnh buồn bã nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã nói về mùa thu của ông
qua đi khi "Nhìn những mùa thu đi". Thu đi và để lại cho chúng ta những
chia ly, những nuối tiếc sầu rơi, những ý nghĩ riêng tư man mác trong
tâm hồn:
"Nhìn những mùa thu đi Em nghe sầu lên trong nắng Và lá rụng ngoài song Nghe tên mình vào quên lãng Nghe tháng ngày chết trong thu vàng ..."
Khi người ta yêu nhau thì mọi thứ đều từ thiện, người ta sẽ cho nhau
tất cả, từ những tháng ngày, những tặng phẩm quý báu, cho con tim, cho
nhau kỷ niệm, ... với nhạc sĩ Ngô Thụy Miên, ông cho người tình cả một
bầu trời mùa thu tuyệt vời về nhạc và lời ca . Bài "Mùa thu cho em" được
ra đời năm 67. Chính bài ca này đã đánh thức tôi những cái đáng yêu của
một mùa thu tình ái:
" Em có nghe mùa thu mưa giăng lá đổ Em có nghe nai vàng hát khúc yêu đương Và em có nghe khi mùa thu tới Mang ái ân mang tình yêu tới Em có nghe, nghe hồn thu nói Mình yêu nhau nhé ..."
Mùa thu là mùa của nỗi buồn, của chia tay, của những mối tình dang dở. Ở
tuồi còn đi học, những nam sinh vẫn có những kỷ niệm đến đứng ngẩn ngơ ở
cổng trường con gái như những cửa trường Gia Long, Nguyễn Bá Tòng,
Sương Nguyệt Ánh hay Trưng Vương. Để rồi "Em tan trường về, mưa bay mờ
mờ, anh trao vội vàng chùm hoa mới nở, ép vào cuốn vở”. Người con gái
như đóa hoa hồng, hoa pensé, hoa mimosa hay hoa phượng hồng như môi em.
Một nụ hôn đầu ngất ngây để rồi nhung nhớ mãi mãi về sau. Mùa Hạ đến rồi
mối tình chia ly vì lý do nào đó… Để rồi khi sang mùa thu, mùa tựu
trường cô gái Trưng Vương nhìn lá vàng rơi ngoài đường Nguyễn Bỉnh
Khiêm, theo gió heo may vi vu để nhớ đến người bạn trai xưa với nụ hôn
đầu nồng nàn. Nhà thơ nữ Nguyễn Thị Lệ Thanh đã sáng tác bài thơ "Trưng
Vương, khung cửa mùa thu", và nhạc sĩ Nam Lộc đã soạn thành một ca khúc
ghi dấu những mối tình nhẹ nhàng, nỗi bâng khuâng, những xao xuyến của
tuổi học trò:
"Tim em chưa nghe rung qua một lần! Làn môi em chưa hôn ai cho thật gần Tình trần mong manh như lá me xanh Ngô ngác rơi nhanh Thu giăng heo may che bóng cây lạnh này Người cho em nghe câu nhớ thương từng ngày… Người mang cho em quen môi hôn ngọt mềm Tình cho tim em rung những đêm lạnh lùng… Nắng vấn vương nhẹ gót chân Trưng Vương vắng xa anh rồi Mùa thu đã qua một lần Chợt nghe bâng khuâng lá rơi đầy sân...”
Mùa thu của những tình tự yêu đương, đã lôi cuốn người nhạc sĩ đã dùng
bối cảnh thu ca như trong nhiều tác phẩm của ông về mùa thu, Phạm Anh
Dũng đã tâm sự những nồng nàn, những cụm từ truyền cảm của ông qua bài
"Gọi mùa thu mơ"
"Anh gọi mùa thu mơ Một sớm thu sương mờ Nai vàng đạp trên lá Bước từng bước xa xa... Anh gọi mùa thu mơ Trời sớm sông không bờ Lá vàng rơi lác đác Dịu dàng cơn gió bay Anh hẹn mùa thu sang...
Gọi Mùa Thu Mơ (Phạm Anh Dũng) Xuân Thanh http://www.youtube.com/watch?v=fB9K5g_PgtM
Mùa thu để chúng ta ru người tình. Khi mùa thu tới người nhạc sĩ hát
khúc thu ca để dìu người yêu vào giấc điệp bình yên, Đức Huy đã ru người
tình của mùa thu như sau:
"Hôm mùa thu gió hát bài ca cũ Mùa thu lá vàng bay Anh ru em ngủ Bài ca dao ta vẫn hát khúc ấu thơ Nắng vàng ấm suối nước dệt mây thu Ngập ngừng trôi giấc mơ Anh ru em ngủ Dài cơn mê thương yêu ấy Những ngày còn ái ân..."
Còn mùa thu của Từ Công Phụng thì như thế nào? Ông ru người yêu về với
mùa thu dịu dàng, du dương với những lối ru nhẹ nhàng, dấu yêu của mây
ngàn bay, hãy nghe bài "Mùa thu mây ngàn":
"Buồn vương mây ngàn giăng khắp lối Mùa thu bơ vơ đến bên trời Ru tóc em suối nguồn Gọi hồn trong gió thu buồn Ngày mai chúng mình xa nhau rồi Cầm tay em nhìn sao không nói ..."
Tuần rồi tôi tình cờ được nghe bài "Dáng thu", người nhạc sĩ đã âu yếm
so sánh vẻ đẹp kiều diễm, đài các của mùa thu như người thiếu nữ trong
những dòng nhac thu ca . Nhật Vũ đã dìu người tình qua vũ điệu Tango:
"Dáng thu vơi buồn như thương nhớ ai Dáng thu về đây mùa thu ơi ai có hay Ta vẫn ngắm mây trời Thương về tóc buông lơi Thương nhớ mãi nụ cười Bờ môi xinh như mộng Từ ngày em đi Đã bao lần thu về rồi ?
Lại một tình cờ khác tôi lắng nghe tiếng đàn của một người nhạc sĩ Mai
Đức Vinh bên phương trời Canada, ông cho chúng ta nghe một bản tình ca
quyến luyến và nhiều vương vấn của người thiếu nữ trong giấc mơ thu của
ông "Thu về hôm nao", thơ Pham Anh Dũng:
".....Này em nhé mắt nâu qua rừng thu Trong bóng thời gian nhả tiếng sương mù Chiều rơi lá chín thương em hương lụa Anh nhặt thu về xây tím áng thơ Chiều sao hoang vắng vàng phai sắc lá Anh viết tình thu trên môi em thôi ."
Một chiều thu đến để rồi Phan Bá Chúc đã làm thơ, đã phổ nhạc từ khung
trời yêu thương Đà Lạt qua ca khúc thật trữ tình và đáng yêu, "Tôi có em
chiều thu":
"Chiều phai mây trắng trôi Trôi qua dòng đời muộn phiền Chiều nay tôi thấy em gọi nắng lên Chiều thu tôi em tôi em như một tình cờ vừa đến Bàn chân em e thẹn, bàn tay em thơ dại Vội vàng con chim bé vỗ cánh bay lên cao Đời cho tôi có em trong một chiều không mong đợi Đời cho tôi có em trong thu về hương tình tới Bàn tay thôi e thẹn, bàn chân thôi thơ dại Chiều nay con chim én líu lo thương đời”
image
Mùa thu 75 đã làm bao nhiêu con tim điêu đứng, Ngô Thụy Miên khi ra xứ
ngồi đã chia sẽ tâm tư của ông qua bài "Thu Sàigòn" như sau:
"Em hỏi anh mùa thu Saigòn Nắng còn vương vương trên hàng phố vắng Em hỏi anh mùa thu Saigòn Nước mắt bây giờ có như mưa tuôn..."
Từ miền trung nam nước Mỹ, nhac sĩ Đỗ Duy Thụy đã bộc lộ tâm sự của ông
khi mùa thu về ta.i Houston với những nhung nhớ mùa chia ly của tình
yêu trong bài "Thu vàng nổi nhớ":
"Theo bước chân em đi thu vàng Tình ơi sao đến muộn màng Nổi nhớ mang theo cung đàn Buồn vương trên bao tháng năm Đời một rừng thu hoang vắng Mơ em là nắng xuân sang Hồn anh mộng cũ chưa tan Tình theo lá thu vàng"
Trong nỗi khắc khoải khôn nguôi, nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã tưởng nhớ dến mùa thu năm cũ khi nhìn về người tình
Cũng vì mùa thu năm cũ vơi đầy nhung nhớ, Ngô Thụy Miên âu yếm nhìn vào ánh mắt người tình với bài "Thu trong mắt em":
"Rồi một mùa thu tới cho mắt em buồn trong nắng Mầu tình hôn tóc rối ru má em hồng say đắm ... Ô hay mùa Thu lại về cho mình giăng hẹn hò Gọi tên nhau khi chiều đến Mây Thu vấn vương đan ngập lối đi Ái ân theo hồn vút cao Vết mơ tình xõa tay mềm..."
Nếu mùa thu được dùng như biểu tượng của sự ra đi hay sự chia ly để rồi
dứt khoát một cuộc tình buồn não nề nào đó. Trong bối cảnh buồn của mùa
thu ở vườn Luxemburg với ngập xác lá vàng rơi. Nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu
đã viết bài "Mùa thu không trở lại" để nói lên nỗi sầu tan tác của ông:
"Em ra đi mùa thu, mùa thu không trở lại Em ra đi mùa thu, sương mờ giăng âm u Em ra đi mùa thu, mùa thu không còn nữa Đếm lá mùa thu, đo sầu ngập tim tôi…"
Cũng như sự chia ly từ mùa thu dang dỡ, người yêu sẽ tìm quên lãng mùa
thu sầu úa vì tình đã chết trong lòng khi niềm cô đôn chợt đến mà nhạc
sĩ Nam Lộc ghi nhận qua bài "Anh đã quên mùa thu":
"Bây giờ là mùa thu Chiều vắng khói sương mù Hàng cây khô sầu úa Hiu hắt đứng trong mưa Mưa như lệ tình xưa Lệ thấm mãi cho vừa Lệ thương hoa phượng rũ Em có nghe mùa thu ...
Mùa thu về với khung trời Paris của Cung Trầm Tưởng, nhà thơ này đã kể
về chuyện tình mùa thu với nàng kiều nữ tóc nâu người địa phương bên
vườn Luxemburg. Bài thơ "Mùa thu Paris" đuoc nhạc sĩ Pha.m Duy phổ thành
một nhạc phẩm đã đi vào dĩ vàng của Saigon một thời xa xưa:
"Mùa thu Paris, trời buốt ra đi Hẹn em quán nhỏ, hẹn em quán nhỏ Rượu rưng rưng ly đỏ tràn trề ... Mùa thu âm thầm bên vườn Lục Xâm Ngồi quen ghế đá, ngồi quen ghế đá Không em buốt giá từ tâm Mùa thu nơi đâu, người em mắt nâu Tóc vàng sợi nhỏ, tóc vàng sợi nhỏ Chờ mong em chín đỏ trái sầu.." MÙA THU PARIS http://www.youtube.com/watch?v=z4R3fNOvzew
image
Từ một phương trời nào đó Phạm Anh Dũng âu yếm thì thầm với người em
gái mắt nâu của mình bằng những lời yêu dấu để thăm chừng khi nào mùa
thu của tình yêu thực sự đến. Nếu Phạm Trọng Cầu hay Trịnh Công Sơn nhìn
mùa thu đi với nỗi niềm tiêu cực thì tương phản thì Phạm Anh Dũng lại
nhìn mùa thu ở khía cạnh tích cực. Nào chúnh ta hãy nghe lời hát của
Pha.m Anh Dũng qua bài "Mùa thu về chưa em nhỉ":