Địa danh Sài Gòn đã có từ khoảng 300 năm, kể từ khi chúa Nguyễn khai phá vùng đất miền Nam trù phú. Khi Pháp vào Đông Dương, nhận ra địa thế thuận lợi của Sài Gòn, họ bắt tay vào xây dựng và biến nơi này trở thành một trong hai đô thị lớn nhất Việt Nam cho đến nay.
Chỉ hơn 20 năm sau khi bắt đầu được quy hoạch, thành phố Sài Gòn nhanh chóng phát triển và trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương trong giai đoạn 1887–1901. Giai đoạn sau đó, Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội.
Năm 1931, khu Sài Gòn – Chợ Lớn được thành lập, bao gồm Thành phố Sài Gòn và Thành phố Chợ Lớn. Năm 1941, Chợ Lớn được sáp nhập vào Sài Gòn. Năm 1946, Sài Gòn là thủ đô của Cộng hòa tự trị Nam Kỳ, đến năm 1949 là thủ đô của Quốc gia Việt Nam (quốc trưởng Bảo Đại). Đến năm 1955, quốc trưởng Bảo Đại bị phế truất, thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm tổng thống, Sài Gòn trở thành thủ đô của VNCH trong 20 năm.
Kể từ năm 1976, cái tên Sài Gòn đã không còn sử dụng chính thức nữa, tuy nhiên nhiều người vẫn quen dùng tên gọi thân thuộc này cho đến tận ngày nay.
Trước năm 1975, nếu bạn ở tỉnh Gia Định (tức vùng Bình Thạnh, Phú Nhuận, Gò Vấp hiện nay), gọi xích lô hoặc taxi và nói rằng: cho tui dzô Sài Gòn, thì bác tài sẽ hiểu là cần chở khách vô trung tâm Quận Nhứt, cụ thể là phía chợ Bến Thành. Tương tự, đến tận những năm thập niên 2000, nếu bạn ở các quận vùng ven và gọi taxi nói rằng muốn đi Sài Gòn, thì bác tài tự hiểu là khách muốn đi vô Quận 1.
Cho đến tận ngày nay, các xe liên tỉnh dừng ở Bến Xe Miền Đông – Bến Xe Miền Tây đều ghi trên tấm bảng đàng trước xe là xe chạy tuyến Sài Gòn. Người ở quê muốn lên thành phố đi công chuyện đều nói ngắn gọn là “Lên Sì gòn”. Rất đơn giản và thân thuộc.
Trong âm nhạc, chúng ta đã quen với rất nhiều bài nhạc vàng nổi tiếng viết về địa phương, nhắc trực tiếp đến các địa danh Huế hay Đà Lạt. Dù không có nhiều bằng 2 thành phố thơ mộng trữ tình kia, nhưng Sài Gòn cũng có một số bài hát cho riêng mình. Mời các bạn nghe lại:
Sáng tác trước 1975:
Sài Gòn trước 1975 thường được gọi là đô thành, hoặc là thành đô, và có một nhạc sĩ quê ở miền Trung nhưng lập nghiệp và nổi tiếng ở Sài Gòn là Hoàng Thi Thơ đã sáng tác 1 ca khúc mang tên Nhớ Thành Đô, là những lời tâm sự về niềm nhớ Sài Gòn mỗi khi đi xa:
Trong âm nhạc, chúng ta đã quen với rất nhiều bài nhạc vàng nổi tiếng viết về địa phương, nhắc trực tiếp đến các địa danh Huế hay Đà Lạt. Dù không có nhiều bằng 2 thành phố thơ mộng trữ tình kia, nhưng Sài Gòn cũng có một số bài hát cho riêng mình. Mời các bạn nghe lại:
Sáng tác trước 1975:
Sài Gòn trước 1975 thường được gọi là đô thành, hoặc là thành đô, và có một nhạc sĩ quê ở miền Trung nhưng lập nghiệp và nổi tiếng ở Sài Gòn là Hoàng Thi Thơ đã sáng tác 1 ca khúc mang tên Nhớ Thành Đô, là những lời tâm sự về niềm nhớ Sài Gòn mỗi khi đi xa:
Duy Khánh hát Nhớ Thành Đô trước 1975
Tôi xa đô thành một đêm trăng mông mênh.
Tuy ra đi rồi mà vẫn nhớ vẫn thương
hình bóng ấy, người em thơ đang từng giờ đợi chờ…
Hai chữ “thành đô” cũng được nhạc sĩ Hồng Duyệt nhắc tới trong một bài hát đã gắn liền với tên tuổi Duy Khánh, đó là bài Đường Chiều:
Chiều xóa Thành Đô
Thế nhân bàng hoàng
Giọng hát lời ca
Ôi sao nhịp nhàng
Dừng trên hè phố
Lòng ta thầm nhớ những chiều lá rơi,
lá rơi bên thềm nhà…
Tuy ra đi rồi mà vẫn nhớ vẫn thương
hình bóng ấy, người em thơ đang từng giờ đợi chờ…
Hai chữ “thành đô” cũng được nhạc sĩ Hồng Duyệt nhắc tới trong một bài hát đã gắn liền với tên tuổi Duy Khánh, đó là bài Đường Chiều:
Chiều xóa Thành Đô
Thế nhân bàng hoàng
Giọng hát lời ca
Ôi sao nhịp nhàng
Dừng trên hè phố
Lòng ta thầm nhớ những chiều lá rơi,
lá rơi bên thềm nhà…
Duy Khánh hát Đường Chiều trước 1975
Có 3 bài hát vui tươi, sôi động hiếm hoi viết về Sài Gòn vào thập niên 1960, đó là Sài Gòn và Đêm Đô Thị của nhạc sĩ Y Vân và Ghé Bến Sài Gòn của nhạc sĩ Văn Phụng.
Trúc Mai hát Sài Gòn trước 1975
Dừng chân trên bến khi chiều nắng chưa phai,
Từ xa thấp thoáng muôn tà áo tung bay
Nếp sống vui tươi nối chân nhau đến nơi này
Sài Gòn đẹp lắm, Sài Gòn ơi, Sài Gòn ơi…
Châu Hà hát Ghé Bến Sài Gòn trước 1975
Nhạc sĩ Y Vân cũng sáng tác một ca khúc khác ca ngợi Sài Gòn với cuộc sống về đêm nhộn nhịp, đầy ánh hào quang rực rỡ, ca ngợi những con người đầy sức sống, đó là bài Đêm Đô Thị:
Màn đêm xuống dần,
muôn ánh đèn đột nhiên như ngời sáng
Kìa bao phố phường, bao mái lầu chìm trong bóng đêm
Màn đêm xuống dần,
muôn ánh đèn đột nhiên như ngời sáng
Kìa bao phố phường, bao mái lầu chìm trong bóng đêm
Trio’s Cat hát Đêm Đô Thị trước 1975
Có 2 tên tuổi lớn của làng nghệ thuật khác, cũng từ miền Bắc di cư vào Nam, đã cùng nhau tạo thành tác phẩm bất hủ mang tên Áo Lụa Hà Đông, nhắc tới đường phố Sài Gòn vào những ngày nắng đẹp.
Duy Trác hát Áo Lụa Hà Đông năm 1974
Nhạc sĩ Anh Bằng, Sài Gòn Thứ Bảy, viết về tâm sự của một người lính biên cương được trở về đô thành Sài Gòn vào một chiều thứ 7. Anh ngơ ngác đi tìm những điều đã từng thân thuộc nhưng nay đã không còn nữa:
Sài Gòn thứ bảy ngàn hoa trên đường…
Lòng mình cứ tưởng mùa xuân yêu đương
Đời tôi năm tháng phong sương
Dầm mưa dãi nắng biên cương
Nay tôi về kiếm người tôi thương…
Sài Gòn thứ bảy ngàn hoa trên đường…
Lòng mình cứ tưởng mùa xuân yêu đương
Đời tôi năm tháng phong sương
Dầm mưa dãi nắng biên cương
Nay tôi về kiếm người tôi thương…
Trúc Mai hát Sài Gòn Thứ 7 trước 1975
Giã Biệt Sài Gòn của nhạc sĩ Hoài Nam, là tâm sự của những người lính mới phải rời xa Sài Gòn yêu dấu để về miền biên trấn.
Thái Châu hát Giã Biệt Sài Gòn trước 1975
Nhạc sĩ Lê Uyên Phương rất hiếm khi phổ thơ. Hầu hết những ca khúc nổi tiếng nhất trong sự nghiệp đều được ông viết cả nhạc lẫn lời. Một trường hợp hiếm hoi Lê Uyên Phương phổ nhạc, đó là ca khúc Khi Xa Sài Gòn (thơ Kim Tuấn):
Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng
Sài Gòn bây giờ ai khóc thương ai
Sài Gòn giới nghiêm che kín đêm dài
Sài Gòn khói bay, Sài Gòn nắng đổ
Sài Gòn đã buồn như trời sớm mai
Thực ra, Khi Xa Sài Gòn được nhạc sĩ Lê Uyên Phương sáng tác ở Đà Lạt vào khoảng đầu năm 1975, nhưng chưa kịp được phổ biến thì đã bị xếp lại một thời gian dài và chỉ được hát khi cặp đôi Lê Uyên & Phương sang đến hải ngoại năm 1979.
Sài Gòn bây giờ trời mưa hay nắng
Sài Gòn bây giờ ai khóc thương ai
Sài Gòn giới nghiêm che kín đêm dài
Sài Gòn khói bay, Sài Gòn nắng đổ
Sài Gòn đã buồn như trời sớm mai
Thực ra, Khi Xa Sài Gòn được nhạc sĩ Lê Uyên Phương sáng tác ở Đà Lạt vào khoảng đầu năm 1975, nhưng chưa kịp được phổ biến thì đã bị xếp lại một thời gian dài và chỉ được hát khi cặp đôi Lê Uyên & Phương sang đến hải ngoại năm 1979.
Lê Uyên & Phương hát Khi Xa Sài Gòn
Đông Kha (nhacxua.vn)