Điều không vui cho văn hóa Việt Nam, đặc biệt là trong lãnh vực âm nhạc, là từ biến chuyển đổi đời 1975 cho đến nay, 40 năm sau khi người Việt đã tái định cư tại hải ngoại, rất hiếm có những tác phẩm, những bản nhạc được viết tại hải ngoại mà có sức sống như những bản nhạc được sáng tác trước Tháng Tư năm ấy, trừ một số bài mang tính chiến đấu viết bởi Nam Lộc, Việt Dzũng, và Nhật Ngân.
CA DAO KHỔ
Trần Văn Lương sáng tác - Giọng ca Uyên Phương Minh Nguyệt
Các bản nhạc mới đang được trình diễn tại các trung tâm băng nhạc hiện nay rất ít tạo được những rung động như những bản nhạc cũ. Người nghe qua rồi quên ngay. Cho nên các băng nhạc Video, CD đang phát hành đều phải chen lẫn một số bài hát trước 75, nếu không thì không thể tiêu thụ được. Ngay cả những băng nhạc làm từ trong nước, cũng phải bắt buộc có những “bản nhạc vàng”, loại nhạc mà thập niên 75-85, nhà cầm quyền Cộng Sản còn lên án là đồi trụy, mang tính phản động, và tiêu cực, mặc dù trong bóng tối, chính bộ đội, công an đều say sưa nghe lén “nhạc vàng” qua những máy móc và băng cát xét cướp được của dân miền Nam.
Còn nhớ một lần, cá nhân người viết, được anh em bầu làm Trưởng Ban Văn Nghệ, đã lợi dụng vai trò của mình để tổ chức hát nhạc vàng tại trại tù Cà Tum, với những ca sĩ, nhạc sĩ đa tài của quân đội Cộng Hòa. Dưới ánh trăng sáng vằng vặc, một chiếc bàn đan bằng tre thấp lùn được kê ngay trước cửa của lán ngoài cùng trông ra sân rộng, nơi cả vài trăm anh em bạn tù ngồi dưới đất, lắng nghe. Để tránh bị bắt về tội phổ biến “nhạc đồi trụy”, người viết đã nhờ hai bạn đứng gác gần cổng trại, nếu thấy vệ binh vào thì báo động cho anh em để đổi “tông”, hát nhạc cách mạng thay vào. Ám hiệu cho ban nhạc và ca sĩ là nếu thấy người viết đá đá vào cạnh bàn “cạch, cạch” hai tiếng, thì lập tức đổi sang hát bài “bác đang cùng chúng cháu hành quân”! Và thế là chương trình bắt đầu với các tiếng hát truyền cảm của các ca sĩ (Ngô Phước Cương và một vài anh bạn khác), tiếng đàn ghi ta tuyệt diệu của Trung Úy Tuấn, nhạc sĩ Hải Quân, tiếng banjo của Ngô Phước An… Đang đứng cạnh chiếc bàn, vừa mê say nghe nhạc vừa trông chừng tình hình, chợt thấy có tiếng thở phò phè bên tai, người viết giật mình nhìn lại thì… muốn đứng tim, vì người bên cạnh chính là tên chính ủy trung đoàn! Hắn đã vào từ lúc nào, không ai hay, vì tất cả đang mải mê nghe hát. Người viết vội đá đá “cạch, cạch” vào chân bàn, anh em biết ngay và lập tức chuyển sang “bác đang cùng chúng cháu…” rồi tiếp theo là “vì nhân dân quên mình..” Tên chính ủy đứng nghe một lúc nữa, rồi chợt bất ngờ buông tiếng thở dài: “Tưởng gì! Hát nhạc loại này chán bỏ mẹ!” Rồi bỏ đi. Anh em cũng cụt hứng, tan hàng.
Ngày hôm sau, tên Chính Ủy gọi anh Mừng, gốc Quân Cảnh, trưởng khối lên điều tra: “Thằng nào tổ chức nhạc vàng đó!” Anh Mừng phải trả lời: “Anh Tiến, Trưởng Ban Văn Nghệ!”. Tên Chính Ủy gầm gừ: “Bảo thằng Tiến nó dẹp cái trò đó đi! Làm lần nữa, tao bắn bỏ mẹ!”
Lời răn đe này quá nhẹ, nhất định vì những bản nhạc cũ mà anh em hát đã gây ấn tượng mạnh trong tâm não của tên Cộng sản này khiến hắn không thể xuống tay đánh đập, hoặc cùm xà lim, như các trường hợp hát nhạc vàng khác.
Trở lại vấn đề âm nhạc hải ngoại. Trong suốt những năm vừa qua, đã tưởng dòng nhạc lãng mạn, sâu lắng của thời trước 75 không còn xuất hiện nữa, thì bất ngờ, một ngày trước Tết, người bạn già, Tiến Sĩ Trần Văn Lương, đồng môn Quốc Gia Hành Chánh, tặng một cuốn nhạc và một CD những bản nhạc mà anh sáng tác. Từng biết anh viết nhạc và hát trong các lần sinh hoạt Quốc Gia Hành Chánh, người viết đã tin rằng các bản nhạc anh viết rất có hồn, nhưng đến khi nghe đi nghe lại cái CD mới làm, người viết mới bàng hoàng vì dòng nhạc anh thật sự đã đem lại sức sống cho nền âm nhạc hải ngoại.
Theo kinh nghiệm của những người yêu nhạc, các nhạc sĩ trước 75 thường có khuynh hướng đa phần chuyên về một dòng nhạc, chẳng hạn như đã thường viết những bản nhạc trữ tình Slow, Tango, Rumba, Ballad (Chanson balladée) là loại nhạc phổ thơ, kể chuyện (verse, narrative set of music), nhạc sĩ ít viết mà nếu có viết cũng không xuất sắc lắm, các bản Bolero, mà nhân gian thường gọi là nhạc “Sến”. Ngược lại, những nhạc sĩ chuyên về Bolero, lại khó viết được các bản nhạc Ballad thật hay. Đối với Nhạc Sĩ Trần Văn Lương, anh lại có thể “chơi cả hai tay”, nghĩa là viết đủ loại, từ Tango, Rumba, Slow, Bolero, Tango, đặc biệt là về Ballad, nghĩa là viết nhạc trên thơ thì anh rất xuất sắc. Điều đáng nói hơn nữa, là hầu hết 62 bản nhạc do anh sáng tác đều dựa trên thơ của chính mình, rồi đổi âm điệu (rhythm) tùy theo ý nghĩa của bài thơ.
Giá trị chính của bài nhạc là ở ý nghĩa và ngôn từ mà tác giả sử dụng. Ở đây, không phải “mèo khen mèo dài đuôi” hay “mặc áo thụng vái nhau” mà sự thực không thể dấu là thơ của Trần Văn Lương, mà anh tự ví mình là “con bướm già cô độc”, “con ếch chở gánh sầu qua sông”, rất lạ và trí thức, đồng thời không kém phần lãng mạn của những thi sĩ thời tiền chiến, mặc dù anh lại là một nhà khoa học, Tiến Sĩ Kỹ Sư, làm cho một công ty khổng lồ về phi cơ nhiều thập niên nay.
Xin mời nghe bài “Chút Sầu Chưa Trọn”, điệu Rumba, với những ý tưởng thật lãng đãng:
“Lối trần tơi tả dấu chim rơi. Dòng sông ly biệt miệt mài trôi. Một thoáng đôi nơi, chuyện đã rồi. Năm tháng bóc vơi dần ký ức. Đêm đêm thao thức chực sao trời.”
Trong bài “Chuyện dài mùa thu”, Slow, nhà thơ nhạc sĩ nhớ lại mối tình cũ đã xa, với muôn ngàn tình tứ, nhưng đậm chất thương yêu.. mà đau khổ, không làm chi được cho em:
”Dầu dầu nấm cỏ, thiên đường hoang vu bỏ ngỏ. chùm hoa phượng héo. Gió xám nhẹ đưa. Nỗi buồn vắt vẻo, ơ thờ lấp nẻo đường xưa. Em nơi chốn ấy, dẫm cánh hoa rơi. Có còn nhớ lại, tháng ngày vụng dại rong chơi… mùa thu cạn lá, em chốn xa xăm, thành con sóng lạ, trôi trên biển cả ăn năn”.
Bài “giọt nắng đêm” (moderato), thì tha thiết, buồn bã, bao năm rồi mà vẫn ngơ ngác, đau âm âm:
Mình đã xa nhau, như hai đầu vũ trụ. Lòng đánh lừa giấc ngủ, ngơ ngác tìm hạnh phúc cũ nơi nao. Cơn khát vọng nào đưa em về, làm lao chao biển rộng, môi khô vờn ước mộng, vô tình nuốt trọn niềm đau.”
Về một người thanh niên, vì tổ quốc phải gác bút nghiên ra trận, đành bỏ dở mối tình thơ ngây trong bài “Khúc Tình Ca trên cát”:
“Mộng đời vừa nhú cánh. Giầy chiến binh đã thấm lạnh rừng sâu. Tình ca đầu chưa viết trọn một câu, đành tắt ngấm trong vũng sầu si dại. Nửa kiếp buồn quay lại, người quên người, chợt e ngại nhìn nhau,khúc nhạc tình bỏ dở biết tìm đâu. Dăm cánh dế nương cỏ úa âu sầu. Đêm vô tình nhẩy múa. Nhóm sao mờ nằm chết giữa mây bay. Hoài niệm buồn len lén ướt bàn tay. Men kẽ đá, tuyệt vọng nhánh gai gầy…bầy dã tràng, trong tháng ngày xót xa. Vẫn cặm cụi trên cát viết tình ca…”
Lạ lắm là những bài viết trên thể lục bát, là thể rất dễ bị “đụng hàng”, nghĩa là nhai nhái giống nhau, nhưng với bài “Lá me non”, thơ của tác giả, đã viết môt cách vững vàng, không có chút gì giông giống như những bài nhạc phổ trên thơ lục bát của Phạm Duy:
“Câu ca dao (tim tím) khóc sụt sùi. (Cây) đàn dây sớm dứt, bùi ngùi (đứng) đợi sương. (Hai) tay khuya đan kín (lối) đoạn trường, môi khô (thoa) lời cũ, rượu (xưa) vương góc hồn…(*) Từ khi bỏ phố ra đi. Lòng như giữ mãi chút gì vỡ tan. Mênh mang khói lạnh ngút ngàn. Nào ai đếm được quan san mấy từng..”
Đó, nhạc Trần Văn Lương như thế, chắc không thể tìm thêm lời bàn nào khác, chỉ mong độc giả, khán giả, thức giả tìm nghe các cuốn CD của Trần Văn Lương, “con bướm già cô độc”, và sẽ thấy nền âm nhạc Việt Nam hải ngoại vẫn còn mênh mông tình tứ.
Chu Tất Tiến, Tết Ất Mùi.
(*) Những chữ trong ngoặc, theo suy đoán của người viết, là những chữ thừa, ghép lại cho thoát khỏi âm điệu của câu lục bát thường dùng và cũng để cho đủ một “measure” (khung nhạc).
http://tranvanluong.blogspot.be/p/gioi-thieu.html
*
* *
* *
Bạch Hạc: Ngâm thơ Khói Thuốc của Trần Văn Lương
*
* *
BAI THUONG CA THANG BAY -Tran Van Luong -Chau Dao
CON ĐƯỜNG
KHÓI THUỐC
(Để tưởng nhớ hương linh những điếu Bastos
đã một thời sưởi ấm thân xác gầy còm của
những chàng sinh viên nghèo Đà Lạt.
Và cũng để xót thương cho bao mối tình học
trò ngày xưa đã phải dở dang vì chiến cuộc.)
Hồn thất thểu lang thang,
Mơ màng theo tiếng guốc.
Tay bút nghiên gầy guộc,
Đường khói thuốc mong manh.
Con phố đổ chênh vênh,
Sầu lênh đênh đỉnh dốc.
Đốm lửa buồn cô độc,
Chiều Đại Học xót xa.
Lần lữa tháng ngày qua,
Xác hoa tàn nhạt vết,
Tuổi học trò mỏi mệt,
Màu khói chết bơ vơ. *
đã một thời sưởi ấm thân xác gầy còm của
những chàng sinh viên nghèo Đà Lạt.
Và cũng để xót thương cho bao mối tình học
trò ngày xưa đã phải dở dang vì chiến cuộc.)
Hồn thất thểu lang thang,
Mơ màng theo tiếng guốc.
Tay bút nghiên gầy guộc,
Đường khói thuốc mong manh.
Con phố đổ chênh vênh,
Sầu lênh đênh đỉnh dốc.
Đốm lửa buồn cô độc,
Chiều Đại Học xót xa.
Lần lữa tháng ngày qua,
Xác hoa tàn nhạt vết,
Tuổi học trò mỏi mệt,
Màu khói chết bơ vơ. *
Đà Lạt vắng, trời thưa,
Phố dài, mưa trăn trở.
Quán bên đường hé mở,
Người bỡ ngỡ quen nhau.
Đèn gác trọ xanh xao,
Đêm hư hao, giấc vỡ,
Bụi quen dần sách vở,
Tình trót lỡ trao nhau.
Trầu đã bén hơi cau,
Ngọt ngào câu hẹn ước.
Ngõ khuya về trơn trượt,
Nhè nhẹ bước bình yên.
Hồ lạnh đắm sao đêm,
Chân khuya mềm dấu cỏ.
Con trăng già tróc vỏ,
Nhìn gió, sắt se lòng.
Từng đốm thuốc đỏ hồng,
Nở bừng cong ánh mắt.
Khói tình thơ đắng ngắt,
Lần khóa chặt bờ môi.
Người mải bận rong chơi,
Trong khung trời bướm mộng,
Nên nửa đời thi hỏng,
Đành tuyệt vọng lên đường .
Phố dài, mưa trăn trở.
Quán bên đường hé mở,
Người bỡ ngỡ quen nhau.
Đèn gác trọ xanh xao,
Đêm hư hao, giấc vỡ,
Bụi quen dần sách vở,
Tình trót lỡ trao nhau.
Trầu đã bén hơi cau,
Ngọt ngào câu hẹn ước.
Ngõ khuya về trơn trượt,
Nhè nhẹ bước bình yên.
Hồ lạnh đắm sao đêm,
Chân khuya mềm dấu cỏ.
Con trăng già tróc vỏ,
Nhìn gió, sắt se lòng.
Từng đốm thuốc đỏ hồng,
Nở bừng cong ánh mắt.
Khói tình thơ đắng ngắt,
Lần khóa chặt bờ môi.
Người mải bận rong chơi,
Trong khung trời bướm mộng,
Nên nửa đời thi hỏng,
Đành tuyệt vọng lên đường .
*
Thân vất vả chiến trường,
Khói buồn vương dấu đạn.
Rồi theo chân bè bạn,
Người gặp nạn, xuôi tay.
Thiên cổ, áng mây bay,
Có còn hay chốn cũ,
Cánh hoa vàng héo rũ,
Vẫn ấp ủ chờ mong.
Gió lạ hú đồi thông,
Sương đông bồng nắng quái.
Chân xanh mùi cỏ dại,
Lòng biết mãi xa nhau.
Kỷ niệm tự năm nao,
Thầm lao xao trăn trối.
Mắt đong đầy bóng tối,
Hương khói giỗi hờn tan.
Lời lệ nhỏ miên man,
Mảnh hồng nhan lem luốc.
Trên lối về quen thuộc,
Khói thuốc chẳng còn bay.
Trần Văn Lương
Khói buồn vương dấu đạn.
Rồi theo chân bè bạn,
Người gặp nạn, xuôi tay.
Thiên cổ, áng mây bay,
Có còn hay chốn cũ,
Cánh hoa vàng héo rũ,
Vẫn ấp ủ chờ mong.
Gió lạ hú đồi thông,
Sương đông bồng nắng quái.
Chân xanh mùi cỏ dại,
Lòng biết mãi xa nhau.
Kỷ niệm tự năm nao,
Thầm lao xao trăn trối.
Mắt đong đầy bóng tối,
Hương khói giỗi hờn tan.
Lời lệ nhỏ miên man,
Mảnh hồng nhan lem luốc.
Trên lối về quen thuộc,
Khói thuốc chẳng còn bay.
Trần Văn Lương
Cali, 12/2005
*
* *
BAI THUONG CA THANG BAY -Tran Van Luong -Chau Dao
Bài Thương Ca Tháng Bảy
Dạo:
Tháng bảy, lễ Vu Lan, tháng bảy, mưa Ngâu.
Tháng bảy, ngày dài đêm ngắn.
Tháng bảy, người người mãi vui chơi.
Và tháng bảy, có tiếng ve sầu lẻ loi
rơi trên mảnh đất tình người
đã khô cằn như sa mạc . . .
Bài Thương Ca Tháng Bảy
Mây trĩu nặng oằn lưng trời tháng bảy,
Quạ sói đầu lẩy bẩy hóng mưa Ngâu,
Hoa cằn khô theo cánh bướm bạc mầu,
Ma côi cút khóc đục ngầu bóng tối.
Đêm tháng bảy, tìm nhau không thấy lối,
Bóng chim trời biền biệt cõi xa xôi.
Có gặp nhau rồi cũng chỉ thế thôi,
Tình đã chết lúc bờ môi trở đắng.
Cơn lửa hạ nấu nung chiều hoang vắng,
Con ve già tắt lặng tiếng sầu bi.
Đem một đời đánh đổi phút chia ly,
Cho ký ức khắc ghi câu tình phụ.
Đôi rèm mi héo rũ,
Suốt canh dài thức ngủ đếm sương rơi.
Chuyến tàu đêm lam lũ,
Biết tìm ai, sân ga cũ không người.
Tiếng đêm hát
Chơi vơi,
Vang cuối trời
Cô quạnh.
Bập bềnh sóng lạnh xác trăng phơi,
Lác đác sao khuya rụng nửa vời,
Thê thiết bài thương ca tháng bảy,
Sầu đơm dấu nhạc, lệ ươm lời.
Tim sỏi đá cợt cười chân lữ khách,
Từ phương trời xa cách, vượt trùng dương,
Thăm quê hương để thấy mất quê hương,
Nghe xa lạ từng con đường, góc chợ.
Mưa tháng bảy xót xa đời viễn xứ,
Mộng chưa thành, đành bỏ dở ra đi,
Xác thân nuôi cỏ đất lạ xanh rì,
Hồn vất vưởng mơ ngày về quê mẹ.
Rằm tháng bảy, theo chân người đi lễ,
Tủi phận mình hoa trắng thế khăn tang,
Lòng buồn đau theo khói trắng cây nhang,
Nhìn ảnh mẹ, lệ hai hàng lặng lẽ.
Ngày nắng mờ lối rẽ,
Ngõ đêm về quạnh quẽ gió mưa bay,
Đèn khuya say bóng lẻ,
Con dế mèn bập bẹ tiếng thương vay.
Đêm lung lay
Tiếng nhạc,
Con sóng lạc
Bờ xa.
Tháng bảy ngâm nga khúc đọa đày,
Sầu nương theo chén rượu tràn tay.
Ai đi cuối nẻo đường thương nhớ,
Có gởi về nhau tiếng thở dài.
Trần Văn Lương - Cali 7/2002 (Thụ Nhân Âu Châu-tháng 08 năm 2002)
Tháng bảy, lễ Vu Lan, tháng bảy, mưa Ngâu.
Tháng bảy, ngày dài đêm ngắn.
Tháng bảy, người người mãi vui chơi.
Và tháng bảy, có tiếng ve sầu lẻ loi
rơi trên mảnh đất tình người
đã khô cằn như sa mạc . . .
Bài Thương Ca Tháng Bảy
Mây trĩu nặng oằn lưng trời tháng bảy,
Quạ sói đầu lẩy bẩy hóng mưa Ngâu,
Hoa cằn khô theo cánh bướm bạc mầu,
Ma côi cút khóc đục ngầu bóng tối.
Đêm tháng bảy, tìm nhau không thấy lối,
Bóng chim trời biền biệt cõi xa xôi.
Có gặp nhau rồi cũng chỉ thế thôi,
Tình đã chết lúc bờ môi trở đắng.
Cơn lửa hạ nấu nung chiều hoang vắng,
Con ve già tắt lặng tiếng sầu bi.
Đem một đời đánh đổi phút chia ly,
Cho ký ức khắc ghi câu tình phụ.
Đôi rèm mi héo rũ,
Suốt canh dài thức ngủ đếm sương rơi.
Chuyến tàu đêm lam lũ,
Biết tìm ai, sân ga cũ không người.
Tiếng đêm hát
Chơi vơi,
Vang cuối trời
Cô quạnh.
Bập bềnh sóng lạnh xác trăng phơi,
Lác đác sao khuya rụng nửa vời,
Thê thiết bài thương ca tháng bảy,
Sầu đơm dấu nhạc, lệ ươm lời.
Tim sỏi đá cợt cười chân lữ khách,
Từ phương trời xa cách, vượt trùng dương,
Thăm quê hương để thấy mất quê hương,
Nghe xa lạ từng con đường, góc chợ.
Mưa tháng bảy xót xa đời viễn xứ,
Mộng chưa thành, đành bỏ dở ra đi,
Xác thân nuôi cỏ đất lạ xanh rì,
Hồn vất vưởng mơ ngày về quê mẹ.
Rằm tháng bảy, theo chân người đi lễ,
Tủi phận mình hoa trắng thế khăn tang,
Lòng buồn đau theo khói trắng cây nhang,
Nhìn ảnh mẹ, lệ hai hàng lặng lẽ.
Ngày nắng mờ lối rẽ,
Ngõ đêm về quạnh quẽ gió mưa bay,
Đèn khuya say bóng lẻ,
Con dế mèn bập bẹ tiếng thương vay.
Đêm lung lay
Tiếng nhạc,
Con sóng lạc
Bờ xa.
Tháng bảy ngâm nga khúc đọa đày,
Sầu nương theo chén rượu tràn tay.
Ai đi cuối nẻo đường thương nhớ,
Có gởi về nhau tiếng thở dài.
Trần Văn Lương - Cali 7/2002 (Thụ Nhân Âu Châu-tháng 08 năm 2002)