dimanche 31 mai 2015
Tranh chấp tại Biển Đông: Những điều bạn cần biết
The Sydney Morning Herald * Nguyễn Hùng - Trần Hoài Nam (Danlambao) lược dịch
- Trung cộng đang xây cất các đảo nhân tạo và thiết lập các cơ sở vật
chất trong khu vực Biển Đông mặc dù nhiều quốc gia đang tuyên bố chủ
quyền một phần của khu vực đó. Nhưng tại sao và bằng cách nào mà Trung
cộng làm việc này? Dưới đây là các câu trả lời.
Ai làm ngơ và tiếp tay cho Tàu cộng ở Trường Sa? - Phan Châu Thành
Nhờ CSVN mà Tàu cộng cắm được 7
tiền đồn quân sự lớn ở giữa Trường Sa, và nhờ đó mà đường lưỡi bò của
Tàu cộng liếm đến điểm dưới 9 độ Vĩ tuyến Bắc tại bãi Châu Viên - ngang
với Mũi Cà Mau! Hơn thế nữa, hệ thống 7 đảo quân sự đó làm Tàu cộng rất
hung hăng, đe dọa an ninh khu vực Biển Đông, làm cả thế giới lo ngại.
Công lớn đó của CSVN trong chiến lược hiện thực hóa đường lưỡi bò chín
khúc của Tàu cộng tất nhiên đã được Tàu cộng và thế giới ghi nhận và
“ghi nhận”...
Thiên nga giữa cõi người - Tâm Thanh
Cặp thiên nga nổi
bập bềnh như hai cụm mây trắng muốt vừa rớt từ nền trời xanh xuống mặt
hồ Eidselva. Giống thiên nga này được xếp vào giống thiên nga đẹp nhất
trên vùng sông hồ Telemark. Có lẽ vì bộ lông xồm trắng như tuyết, căng
phồng lên như một nụ hoa sắp nở, con vật diễm lệ này được gọi là
knoppsvane (thiên nga nụ, cũng có người nói gọi như thế vì mỏ nó có một
cái khoen đen duyên dáng).
Nhưng tiếng kêu của nó lại bệ rạc hơn bất cứ loại vịt, ngỗng nào. Mùa hè khi chúng mon men lại gần bờ để chờ đợi những mẩu bánh mì của khách bãi tắm, tôi nghe từ cặp mỏ vàng óng ả phát ra những tiếng khò khè khàn đục, tôi có cảm tưởng ngỡ ngàng thất vọng y như thấy một mệnh phụ xinh đẹp mở miệng thốt ra lời thô lậu. Ðúng là một loài chim để nhìn ngắm xa xa.
Nhưng tiếng kêu của nó lại bệ rạc hơn bất cứ loại vịt, ngỗng nào. Mùa hè khi chúng mon men lại gần bờ để chờ đợi những mẩu bánh mì của khách bãi tắm, tôi nghe từ cặp mỏ vàng óng ả phát ra những tiếng khò khè khàn đục, tôi có cảm tưởng ngỡ ngàng thất vọng y như thấy một mệnh phụ xinh đẹp mở miệng thốt ra lời thô lậu. Ðúng là một loài chim để nhìn ngắm xa xa.
Tâm Thanh – Thiên Nga không còn giữa cõi người - Phạm Tín An Ninh
Giữa tháng 7-2014, anh Nguyễn Đắc Điều, người bạn thân thiết của anh
Tâm, từ San Diego, California sang Na Uy thăm anh. Có anh chị Phạm Kế
Viêm -Trần Diệu Tâm tháp tùng từ Paris. Vợ chồng tôi nhận lãnh việc đưa
đón khách đường xa, vì với chúng tôi, anh Điều cũng khá thân tình, xem
chúng tôi như em út. Sau khi làm thủ tục nhận phòng trong khách sạn
xong, tất cả chúng tôi đến thăm anh chị Tâm. Tình trạng ung thư của anh
đã sang thời kỳ cuối. Mất sức qua các lần hóa trị và không ăn uống được,
anh đã gầy đi nhiều, trông khá tiều tụy, mệt mỏi. Chí tình và cố gắng
lắm anh mới tiếp chúng tôi, dù anh chỉ ngồi nhìn chúng tôi ăn, và nở
những nụ cười. Đã khá lâu, từ ngày bệnh tình của anh trở nên trầm trọng,
bạn bè rất hiếm khi được gặp hay nói chuyện với anh qua điện thoại. Ai
cũng biết anh cần phải nghỉ ngơi, và tâm lý người ốm đau thường không
muốn người khác, bạn bè phải nhìn mình với đôi mắt âu lo thương hại. Đặc
biệt, anh Tâm lại là một người cẩn trọng, dễ xúc cảm và luôn sống chí
tình với mọi người.
Đường CATINAT
Theo
bảng đồ Sài Gòn 1975 thi đường Tự Do từ Nhà Thờ Đức Bà công trường Hòa
Bình đến Bến Bạch Đằng khu vực công trường Mê Linh .... trên đường Tự Do
có những ngã tư ,ngã ba ... với những đường Nguyễn Du , Gia Long , Lê
Thánh Tôn , Lê Lợi - Cao Bá Quát , Nguyễn Siêu , Thái Lập Thành ,
Nguyễn văn Thinh , Ngô Đức Kế ....
Công Viên Chi Lăng nẳm giửa hai ngã tư đường Công Lý - Gia Long - Lê Thánh Tôn
Công Viên Chi Lăng nẳm giửa hai ngã tư đường Công Lý - Gia Long - Lê Thánh Tôn
Thái Thanh
Hôm nay – ngày 15 Tháng Tư 2015, sống những ngày cuối đời ở Kỳ Hoa Đất Trích, tôi sửa lại bài này, tôi viết thêm một số đoạn
vào bài này, để tưởng nhớ Thái Thanh, để thương tiếc Thái Thanh.
Tôi tưởng nhớ Thái Thanh, tôi thương tiếc Thái Thanh ngay khi Nàng sống trong cõi đời này như tôi.
Nay Thái Thanh đang sống những ngày cuối đời nàng.
Tôi tưởng nhớ Thái Thanh, tôi thương tiếc Thái Thanh ngay khi Nàng sống trong cõi đời này như tôi.
Nay Thái Thanh đang sống những ngày cuối đời nàng.
Nay tôi đang sống những ngày cuối đời tôi.
40 năm thăm thẳm đoạn trường
Bức hình gây
chấn động báo giới Hoa Kỳ với tựa đề “Lên tàu” do một thủy thủ chụp được trên
chiến hạm USS White Plan Tháng 7 năm 1979. Đấy là hình ảnh một người đàn ông
Việt Nam
được vớt đang leo lên thang dây bên mạn tàu với tất cả hành trang của gia đình
trong túi vải cắn chặt trong miệng. Cuối năm 1979 tin tức về tàu Mỹ vớt người
tỵ nạn bay về Việt Nam,
cả Sài Gòn lên cơn sốt. Nhà nhà vượt biển, người người vượt biển. Đó cũng là
năm cuối cùng của thập niên 70 với người phụ nữ có bầu cũng ra đi, sanh trên
tàu Mỹ, đặt tên con theo tên tàu có khai sanh công dân Hoa Kỳ do thuyền trưởng
ký.
Trong thời gian hải quân Thái làm việc, bọn cướp vắng mặt nhưng ngay sau khi lính Thái vừa bỏ đi thì lập tức bốn chiếc tàu hải tặc tràn người lên đảo. Bọn cướp lại lục soát thêm nhiều lần nữa. Dĩ nhiên những nạn nhân VN khốn khổ chẳng còn gì để chúng cướp bóc nữa. Để bù trừ chúng luân phiên nhau hãm hiếp phụ nữ tại chỗ giữa ban ngày. Bọn hải tặc Thái chẳng cần tìm chỗ nào kín đáo để diễn trò thú vật... Năm bé gái: KH, 15 tuổi, BT 17 tuổi, AH 12 tuổi, NỴ 11 tuổi và MT 15 tuổi bị chúng cưỡng hiếp tập thể ngay trước mắt mọi người. Thảm kịch trên đảo Kra may thay được chấm dứt vào ngày 6 Tháng 1 năm 1980, khi nhóm người tuyệt vọng được phát hiện bởi trực thăng của Cao Ủy LHQ bay qua đảo. Vị cứu tinh là Ông Scheitzer, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã đến đảo Kra trên một chiếc tàu cảnh sát Thái, đưa thuyền đón người tỵ nạn vào quận Pakphanang thuộc tỉnh Nakorn Sri Thamaraj. Ở đây 18 ngày làm thủ tục với cảnh sát Thái, thì nhóm người tỵ nạn được đưa về trại Songkhla ngày 23 tháng 1, 1980.
Trong thời gian hải quân Thái làm việc, bọn cướp vắng mặt nhưng ngay sau khi lính Thái vừa bỏ đi thì lập tức bốn chiếc tàu hải tặc tràn người lên đảo. Bọn cướp lại lục soát thêm nhiều lần nữa. Dĩ nhiên những nạn nhân VN khốn khổ chẳng còn gì để chúng cướp bóc nữa. Để bù trừ chúng luân phiên nhau hãm hiếp phụ nữ tại chỗ giữa ban ngày. Bọn hải tặc Thái chẳng cần tìm chỗ nào kín đáo để diễn trò thú vật... Năm bé gái: KH, 15 tuổi, BT 17 tuổi, AH 12 tuổi, NỴ 11 tuổi và MT 15 tuổi bị chúng cưỡng hiếp tập thể ngay trước mắt mọi người. Thảm kịch trên đảo Kra may thay được chấm dứt vào ngày 6 Tháng 1 năm 1980, khi nhóm người tuyệt vọng được phát hiện bởi trực thăng của Cao Ủy LHQ bay qua đảo. Vị cứu tinh là Ông Scheitzer, Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc đã đến đảo Kra trên một chiếc tàu cảnh sát Thái, đưa thuyền đón người tỵ nạn vào quận Pakphanang thuộc tỉnh Nakorn Sri Thamaraj. Ở đây 18 ngày làm thủ tục với cảnh sát Thái, thì nhóm người tỵ nạn được đưa về trại Songkhla ngày 23 tháng 1, 1980.
dimanche 24 mai 2015
Đọc ‘Ráng Chịu” của Trạch Gầm - Đinh Lâm Thanh
Đối với Trạch Gầm, chỉ có hai cái đáng quý và đáng nhớ trong đời anh: Bạn và Rượu. Hai lãnh vực nầy tuy xa nhưng mà gần, vì uống rượu thì phải có bạn mà gặp bạn thì cần phải có rượu ! Rượu và Bạn được Trạch Gầm trang trọng nhận làm hành trang kể từ lúc anh bước chân vào quân trường Thủ Đức, rồi theo chân anh trên khắp các nẻo đường đất nước. Và cho đến ngày nay, đối với anh, vẫn còn là một cái gì trang trọng và đáng quý nhất đời. Đọc ‘Vụn Vặt’ những người yêu thơ Trạch Gầm sẽ cảm thông được thế nào là ‘tình huynh đệ’ của những ai đã một thời chiến đấu bên nhau, cũng như để tưởng nhớ những chiến hữu đã an nghỉ trong lòng đất hay đang còn lây lất dưới chế độ cộng sản ‘Vụn Vặt’ là những kỷ niệm tình người, được Trạch Gầm dệt thành thơ với lối gieo vần ân tình và giản dị.
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn
Một trong bốn tứ trụ thơ
Nhà thơ Nguyễn Đức Sơn sinh năm 1937 tại Dư Khánh, Ninh Thuận. Ông còn được biết qua bút hiệu Sao Trên Rừng. Ông làm thơ rất sớm và đã in ra nhiều tập thơ và truyện ngắn từ đấu những năm 60 cho tới năm 1973. Ông có bài viết đăng trên những tạp chí hay các tờ chuyên đề rất nổi tiếng của miền Nam như Thế Kỷ Hai Mươi, Khởi Hành, Bách Khoa, Sáng Tạo, Thời Tập, Thời Nay, Trình Bày, Đối Diện, Mai, Văn, Văn Nghệ…Giới văn nghệ miền Nam lúc ấy xem ông là một trong bốn tài năng thi ca mà có người gọi là tứ trụ thơ gồm: Bùi Giáng, Nguyễn Đức Sơn, Thanh Tâm Tuyền và Tô Thùy Yên. Bên cạnh đó ông còn nổi tiếng với tính lập dị và rất nhiều người cho rằng ông với Bùi Giáng và Phạm Công Thiện nhập lại thành những dị nhân trong văn học.
Thằng bố vợ tôi - Hoàng Long Hải
Gọi bố vợ bằng thằng là điều không ai chấp nhận được. “Tứ
thân phụ mẫu”, cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng đều phải được kính trọng,
thương yêu như nhau. Cha vợ hay cha chồng đều gọi bằng cha, bằng bố. Mẹ
vợ hay mẹ chồng đều được gọi bằng mẹ hay má, v.v… Trong luân lý nầy,
người Mỹ khác với người Việt. Không phải là cha mẹ sinh ra mình, mà cha
mẹ của vợ hay chồng, họ thêm vào chữ “in law”. Tại sao phải phân biệt
cha mẹ vợ hay cha mẹ chồng? Thế mà tôi gọi bố vợ bằng “thằng. Nếu người
ta chưởi cho, mắng là đồ mất dạy, hổn láo, vô văn hóa cũng là chuyện
thường.
Nhận diện đao phủ bức tử Việt Nam - Võ Thị Hảo
TC
tuyên bố chủ quyền ở VN
Hiện
vẫn còn một nước tên là Việt Nam nhưng cái tên chưa đủ để minh chứng
rằng nước chưa mất. Việt Nam bây giờ cũng như một cây cổ thụ ngàn năm
tuổi đang bị lưỡi cưa máy đốn hạ, lá trên cây dù chưa rụng hết nhưng
dưới gốc thì thân gỗ đã bị xẻ làm muôn mảnh đem bán để ghép thành cái
tràng kỷ kê chỗ ngồi cho nhiều nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Đám
người này đã sốt sắng dâng lên đám đầu lĩnh Trung Cộng bữa đại tiệc với
món chính là máu thịt của đất nước Việt Nam.
Chi
tiết quan trọng nhất khiến người ta nghi ngờ rằng VN đã mất chủ quyền
lãnh thổ vào tay TC đã thể hiện trong một sự kiện chấn động khiến thế
giới sửng sốt và bất bình nhưng nhà cầm quyền VN thì im lặng chấp nhận.
Chút Lính Miền Nam - S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Khóc người đồng chí
Mà bấy lâu nay tôi cứ đinh ninh là ngụy
Tha thứ cho tôi một thế hệ bị lừa!
Lê Phú Khải
Bạn tôi, tất cả, đều là lính
ráo. Chúng tôi không chỉ có chung những năm cầm súng, và một
quãng đời tù mà còn chia chung rất nhiều... cố “tật!” Hễ gặp
nhau là uống, và câu chuyện trên bàn rượu trước sau gì rồi
cũng xoay quanh kỷ niệm về đám chiến hữu hồi còn chinh chiến:
những thằng đã chết, những đứa đang vất vưởng ở quê nhà, hay
lưu lạc (đâu đó) nơi đất lạ xứ người.
Gặp Tướng bị 'cải tạo' 17 năm
J'ai quitté ma
maison
Ma vie, ma triste
vie
Se traîne sans
raison
tạm dịch
Tôi đã rời bỏ đất nước
tôi, Tôi rời bỏ ngôi nhà tôi, Cuộc đời, cuộc đời buồn của tôi, Lê thê chẳng
phương cớ gì...
Tướng Lê Minh Đảo, cựu
Tư lệnh nổi tiếng của Sư đoàn 18 của miền Nam tới tháng Tư 40 năm về trước cất
tiếng hát (phút 31'30 trong video này) một trong những bài ông
hay hát trong 17 năm đi 'cải tạo' ở các trại giam khác nhau trên khắp đất nước
Việt Nam sau 30/4/1975.2015, Cố Vấn Mỹ Tái Ngộ Trâu Điên - Philato
Năm 1968, sau khi Thomas Campbell rời Trâu Điên về Mỹ thì Đại Úy John
Sheehan đến thay thế Thomas làm cố vấn trưởng, và cố vấn phó là Trung Úy
Carl White. CV John Sheehan làm việc với Trâu Điên Trưởng Ngô Văn Định
suốt thời gian Têt Mậu Thân tới trận Cầu Khởi và Bời Lời cho tới ngày 6
tháng 1/1969 thì Trung Tá Ngô Văn Định vả Đại Úy Sheehan cùng bị thương
trong trận U Minh. Sau đó thì cả hai ông cùng rời Trâu Điên, Trung Tá
Ngô Văn Định lên làm Đại Tá Lữ Đoàn Trưởng TQLC, còn Đại Úy Sheehan thì
về Mỹ, tiếp tục trong quân đội, chức vụ sau cùng của John Sheehan là Đại
Tướng 4 sao, Tư Lệnh NATO, rồi hồi hưu năm 1997.
samedi 16 mai 2015
Thương binh Việt Nam Cộng Hòa - nơi chốn nào bình yên cho các anh - Người Đưa Tin (Danlambao)
Đặt chân xuống sân bay Đà Nẵng, đã bắt đầu ngày mới. Cái oi bức của
tháng tư nghiệt ngã tưởng chừng hiện diện bất cứ nơi nào có thương binh
VNCH, họ ầm thầm chịu đựng không kêu ca hay than vãn, họ như những chiếc
bóng bên lề xã hội trên đất nước "vạn lần dân chủ" của cộng sản sau
1975. Đa số các thương binh VNCH bây giờ đã bước xa cái tuổi "tận nhân
lực tri thiên mệnh", không còn đủ sức lết lê trên thành phố cáo Hồ viết
thư cho thằng bạn chỉ để nói "Gởi súng cho tao". Và đồng đội của anh hẳn
cũng không còn trẻ để đáp lời "Để nó cho tao" hay tao sẽ "Gởi chất nổ
cho mày". Họ chỉ được nhắc đến khi có những tấm lòng vàng tri ân TPB
VNCH, những người đã cống hiến một phần xương máu để bảo vệ một miền Nam
tự do, họ không thành công nhưng đã thành nhân, họ tàn nhưng không phế,
họ đã làm tròn trách nhiệm của một quân nhân QLVNCH.
ĐỌC “RÁNG CHỊU” CỦA TRẠCH GẦM! - letamanh
Vừa đi làm
về đến nhà là nghe tiếng chuông cửa , không biết mấy tên Mễ hay mấy tay bán dạo
quấy phá; tôi lén nhìn qua cửa sổ, thì ra Trạch Gầm đang đứng ngoài với chiếc mủ
lính thường xuyên trên đầu!
- Chào ông
trời con! sao không gọi phôn trước cha nội?
- Gọi làm
gì cho mệt! Mới ở nhà in về, đem tặng ông tập thơ coi chơi!
Tôi mời
Hắn ngồi, Hắn không ngồi mà đi thẳng vào chào vợ tôi - Hắn vốn là một anh chàng
chuyên môn chưởi thề theo kiểu người Nam, nhưng rất ư là lịch sự với phải nữ.
Hắn chào vợ tôi – nhà văn Mỹ Hiệp – và sau đó chúng tôi trao đổi với nhau về tập
thơ “Vụn Vặt” trước kia và tập “Ráng Chịu” mới ra lò! Vợ tôi ngắm nghía tập thơ
và hỏi:
mardi 12 mai 2015
Xin Tri Ân hay “Mẹ Tôi, người vợ lính VNCH”
Tác giả Hùng Biên, một người con viết về sự hy sinh cao quý của mẹ cho chồng con thực không có bút mực nào tả hết được. Hình ảnh chỉ có tính minh họa.
Trong mỗi chúng ta ai cũng có một người mẹ, để được yêu thương, chăm sóc và dạy dỗ. Sự hy sinh cao quý của mẹ cho chồng con đã được vinh danh nhiều qua thi ca Việt Nam. Nhưng sự hy sinh của các bà mẹ, những người vợ lính Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), thì không có bút mực nào viết ra hết. Là một người con có mẹ là vợ lính VNCH, tôi đã trải qua nhiều kinh nghiệm về sự hy sinh của mẹ tôi và nhìn thấy sự hy sinh của các bà mẹ, của các bạn đồng cảnh. Với lòng thương yêu và trân quý sự hy sinh của mẹ, tôi đã ôm ấp trong lòng một bài viết về mẹ từ lâu. Sau khi ba tôi mất, nhìn thấy nỗi cô đơn và thương nhớ của mẹ đã thôi thúc tôi phải viết bài về mẹ. Bài viết này chỉ là câu chuyện nhỏ trong vô số những câu chuyện về các mẹ, vợ lính VNCH. Xin được dùng bài viết như một món quà gởi đến mẹ tôi trong ngày lễ Hiền Mẫu (Mother Day) của năm 2014. Xin cám ơn mẹ cho tất cả những gì mẹ đã đem lại cho ba và anh em tụi con. Qua bài viết này, tôi xin gởi một thông điệp đến các em tôi, các bạn tôi và các thế trẻ về hình ảnh của một người mẹ trong vô số những người mẹ, vợ lính VNCH, đã hy sinh cả cuộc đời cho chồng con. Cuộc đời của mẹ tôi đã gắn liền với thời chinh chiến ly loạn của dân tộc Việt Nam.Đêm Nhớ Về Sài Gòn: Buổi Ca Nhạc Có Một Không Hai
Trong một lá thư gửi cho nhạc sĩ Trúc Hồ, ông Nam Lộc viết:
“Dear Mr. Hồ, Never see anything like this!” hay “Trúc Hồ thân mến, chưa
bao giờ thấy cảnh tượng như thế này!” Cảnh tượng đó là gì? Là trên hai
ngàn khán giả cùng đứng dậy, vẫy cờ vàng rực cả rạp, và cùng hát theo
một cách cuồng nhiệt theo những ca khúc đấu tranh. Nhiều người còn muốn
nhảy cả lên sân khấu để cùng trình diễn! Wow, không thể nào tưởng tượng
nổi dân chúng San Jose thắp lên bùng cháy lửa đấu tranh, lửa yêu nước
như đêm nay.
jeudi 7 mai 2015
Vở Trường Ca “Đêm Nhớ Về Sài Gòn” Tưởng Niệm 40 Năm Quốc Hận
Những tiếng vỗ tay òa vỡ. Những lá cờ - Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ -
Lá cờ mang biểu tượng cho tự do, cho dân chủ cùng phất lên. Những cánh
tay đưa cao cùng hát... Tiếng hát lời ca lúc thì uất nghẹn, khi thì hào
hùng... tất cả đã làm nên một vở trường ca bất tận. Có thể nói đó là
Bản Trường Ca Đêm Nhớ Về Sài Gòn.
Cali Today News - Trên những tấm vé, trên các hình ảnh được chiếu trên màn hình có mang dòng chữ “Đêm Nhớ Về Sài Gòn”. Đó là chủ đề của đêm văn nghệ Tưởng Niệm Quốc Hận đã diễn ra tại hí viện National Civic Center tại San Jose, tọa lạc trung tâm thành phố San Jose, 135 W. San Carlos vào đêm Chủ Nhật 3/5/2015 đánh dấu 40 năm tị nạn.
Cali Today News - Trên những tấm vé, trên các hình ảnh được chiếu trên màn hình có mang dòng chữ “Đêm Nhớ Về Sài Gòn”. Đó là chủ đề của đêm văn nghệ Tưởng Niệm Quốc Hận đã diễn ra tại hí viện National Civic Center tại San Jose, tọa lạc trung tâm thành phố San Jose, 135 W. San Carlos vào đêm Chủ Nhật 3/5/2015 đánh dấu 40 năm tị nạn.
Phóng viên người Mỹ nhớ lại những giây phút cuối của Sài Gòn - Việt Hà, phóng viên RFA
Cựu phóng viên Arnold Issacs của tờ Baltimore Sun, Hoa Kỳ nằm trong
số làn sóng những phóng viên Mỹ cuối cùng đến Việt Nam để đưa tin về
cuộc chiến trong giai đoạn từ 1972 đến 1975. Ông là người đã rời Sài gòn
vào ngày 29 tháng 4 cùng với nhiều phóng viên nước ngoài khác.
Nhân kỷ niệm 40 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, phóng viên Arnold Issacs đã dành cho Việt Hà một cuộc phỏng vấn nhớ lại những năm tháng cuối của Việt Nam cộng hòa và những giây phút cuối của Sài gòn. Trước hết nói về bối cảnh cuộc chiến Việt Nam khi ông bắt đầu nhận nhiệm vụ đến Việt Nam để viết về cuộc chiến, phóng viên Arnold Issacs cho biết:
Vào tháng 6 năm 1972 là khi những cuộc phản công của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã đang được thành hình. Tôi nhớ không nhầm là vào tháng 4 và tháng 5, Bắc Việt đưa quân vào tấn công và chiếm lấy Quảng Trị. Họ cũng bao vây hai thủ phủ của hai tỉnh khác nhưng vào lúc mà tôi tới thì tình hình đã ổn định hơn và quân miền Nam đã tiến công lại. Đó là giai đoạn của cuộc chiến mà tôi bước vào.
Nhân kỷ niệm 40 năm kết thúc cuộc chiến Việt Nam, phóng viên Arnold Issacs đã dành cho Việt Hà một cuộc phỏng vấn nhớ lại những năm tháng cuối của Việt Nam cộng hòa và những giây phút cuối của Sài gòn. Trước hết nói về bối cảnh cuộc chiến Việt Nam khi ông bắt đầu nhận nhiệm vụ đến Việt Nam để viết về cuộc chiến, phóng viên Arnold Issacs cho biết:
Vào tháng 6 năm 1972 là khi những cuộc phản công của quân đội Việt Nam Cộng Hòa đã đang được thành hình. Tôi nhớ không nhầm là vào tháng 4 và tháng 5, Bắc Việt đưa quân vào tấn công và chiếm lấy Quảng Trị. Họ cũng bao vây hai thủ phủ của hai tỉnh khác nhưng vào lúc mà tôi tới thì tình hình đã ổn định hơn và quân miền Nam đã tiến công lại. Đó là giai đoạn của cuộc chiến mà tôi bước vào.
Quân nhân Mỹ gốc Việt chia sẻ nhân ngày 30/4 - Hòa Ái RFA
Trong số gần 3000 quân nhân Mỹ gốc Việt hiện nay thì có khoảng 300-400
người trong số họ thuộc thế hệ 1.5, là những người được sinh ra ở VN
trong thời gian chiến tranh nhưng lại sinh trưởng ở Hoa Kỳ. Nhân 40 năm
ngày chiến tranh VN kết thúc, Hòa Ái có cuộc trao đổi với cựu Trung tá
Bộ binh Ross Nguyễn Cao Nguyên để nghe chia sẻ về cuộc đời của ông luôn
gắn liền với 2 chữ “chiến tranh”.
Phỏng vấn Giáo Sư Vũ Quốc Thúc, một chính khách phục vụ hai chế độ Cộng hòa - Mặc Lâm
Trong 40 năm qua, người Việt lưu lạc khắp nơi trên thế giới với đủ thành
phần xã hội trong đó không hiếm những tinh hoa của Miền Nam Việt Nam.
Trong chuyên đề Ký ức 40 năm chúng tôi xin giới thiệu Giáo sư Kinh tế Vũ
Quốc Thúc, từ năm 1954 cho đến 1975 ông từng là Thống đốc Ngân hàng
Quốc gia, Cố vấn phủ Tổng thống Ngô Đình Diệm. Đến Đệ nhị Cộng hòa khi
Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu chấp chính ông giữ chức Quốc vụ khanh đặc
trách kinh tế hậu chiến và là Khoa trưởng của Đại học Luật khoa Sài Gòn
trong thập niên 60.
40 năm 30 Tháng Tư, đi thăm nghĩa trang Quân Ðội Biên Hòa - Việt Hùng/Người Việt
BÌNH DƯƠNG (NV) - Cách Sài Gòn khoảng 40 cây số, đi theo hướng quốc lộ 1A, hướng về thành phố Biên Hòa, tỉnh Ðồng Nai, nếu để ý sẽ thấy đường Thống Nhất, chạy theo hướng về Phường Bình An, Thị xã Dĩ An, Biên Hòa - đây là lối dẫn vô Ðền Tử Sĩ của Nghĩa Trang Quân Ðội Biên Hoa nằm trên đồi với cổng tam quan đã rêu xanh phủ kín.
Nhưng muốn vào khu nghĩa trang phải đi đường vòng phía bên trái đền, vì các nhà máy, trường dạy nghề, lò gạch, nhà dân và hàng quán hiện đã băm nhỏ khu vực này, che khuất.
Những ngày cuối ở Đà Nẵng và Cam Ranh - Phạm Anh Dũng
Buổi sáng 29 tháng 3, tôi vẫn còn ở Tiểu Đoàn 3 Quân Y Sư Đoàn 3 Bộ Binh. Tìm Vũ Quốc Cường, cùng lớp Y Khoa Sài Gòn 1974 và cùng khóa Quân Y Hiện Dịch 21 (QYHD-21) thì được biết Cường được anh ruột Vũ Quốc Cương, bác sĩ quân y chuyên khoa Gây Mê ở Tổng Y Viện Duy Tân, đón đi từ hôm qua, khi Tổng Y Viện Duy Tân “tan hàng”.
Tôi thật tình cũng không biết phải làm gì, vì không phương tiện di chuyển và cũng không biết đi đâu bây giờ! Tôi hoàn toàn không biết đường lối vì mới ra trường và đáo nhậm đơn vị mới có hai tuần lễ!
Canada Chống Cộng Bằng Luật - Vi Anh
Nhơn mùa Quốc Hận, Tháng Tư Đen của người Việt tỵ nạn CS, do vận động
của một người Canada gốc Việt hiện làm thượng nghị sĩ của Quốc Hội nước
Canada, TNS Ngô thanh Hải, được lưỡng viện Quốc Hội Canada thông qua,
lãnh đạo quốc gia Canada ban hành đạo luật với số S-219, danh xưng
“"Journey to Freedom Day" (Ngày Hành trình Đến tự do).
Bốn Mươi Năm, Kể Lại - Khôi An
Tác giả từng phải rời bố mẹ để vượt
biển từ tuổi học trò, đến Mỹ năm 1984, hiện là một kỹ sư điện tử, cư dân
San Jose. Với nhiều bài viết giá trị, Khôi An đã nhận Giải Chung Kết
Viết Về Nước Mỹ 2013. và là một trong những tác giả đạt số lượng người
đọc nhiều nhất trên Việt Báo online. Bài mới của Khôi An là chuyện kể về
một nhóm sinh viên VNCH du học tại Hoa Kỳ vào thời điểm tháng Tư 1975.
Inscription à :
Articles (Atom)