Bốn mươi năm trước, vào ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh Việt Nam kéo
dài 2 thập niên đã kết thúc. Cuộc chiến quốc-cộng đã làm 2 triệu người
Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc bỏ mạng cùng sự hy sinh của hơn 58 ngàn
người thuộc lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh. Nam Việt Nam lúc đó đã kết
thúc sứ mệnh “tiền đồn của thế giới tự do” một cách nhanh chóng và cay
đắng. Những ngày cuối cùng của VNCH đã diễn ra như thế nào?
Tháng 3/1975 trước thực tế tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược chỉ còn đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái phối trí lực lượng. Tuy vậy quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên Trung phần tức Quân khu II và cách thức mà các tư lệnh chiến trường thực hiện nó là một sai lầm lịch sử. Sự hỗn loạn dẫn tới việc mất luôn cả khu vực Quân khu I ở phía Bắc Việt Nam Cộng Hòa, Huế rồi Đà Nẵng thất thủ và sự sụp đổ dây chuyền kéo dài tới quê hương của Tổng thống Thiệu là Phan Rang.
Trước áp lực từ nhiều phía, ngày 21/4/1975 Tổng thống VNCH Nguyễn Văn
Thiệu quyết định từ chức và rời khỏi Việt Nam hai ngày sau đó.
“Thưa đồng bào, anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, tôi tuyên bố từ chức tổng thống và theo Hiến pháp, Phó Tổng thống Trần Văn Hương sẽ đảm nhận chức vụ Tổng thống…”
Khi nhà giáo Trần Văn Hương trở thành vị Tổng thống thứ ba của chế độ VNCH, thì cũng là lúc mặt trận Xuân Lộc, tuyến phòng thủ cuối cùng của Saigon đã vỡ, các lực lượng của VNCH can trường chịu thiệt hại nặng và giữ vững được 12 ngày đêm.
Giữ chức Tổng thống VNCH được 5 ngày và bất lực trước tình hình sụp đổ nhanh chóng, ngày 26/4/1975 Tổng thống Trần Văn Hương yêu cầu Quốc hội tìm người thay thế mình, một người mà theo ông có đủ khả năng tìm giải pháp vãn hồi hòa bình hòa giải dân tộc. Quốc hội VNCH ra nghị quyết chỉ định Đại tướng Dương Văn Minh vào chức vụ Tổng thống. Trên thực tế Hiến pháp VNCH đã không còn được thi hành từ thời điểm này.
Chiều 28/4/1975, lễ bàn giao giữa hai ông Trần Văn Hương và Dương Văn Minh được tổ chức tại Dinh Độc Lập. Nam Nguyên của ban Việt ngữ RFA lúc đó là Đặc phái viên của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia đã thực hiện cuộc Trực tiếp Truyền thanh cuối cùng của mình từ Dinh Độc Lập. Đoạn ghi âm lịch sử mà quí thính giả sắp nghe là những lời của Tổng thống Trần Văn Hương đan xen với tường thuật của Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến thuộc Hệ thống Truyền thanh Việt Nam:
Tổng thống Trần Văn Hương: “…Làm thế nào cho dân được sống yên…làm thế nào cho máu đừng đổ thịt đừng rơi thì công của Đại tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại đời đời, dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước này không bao giờ quên công lao đó của đại tướng…(vỗ tay)
Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến : “…Sau khi nguyên Tổng thống Trần Văn Hương đọc xong bài diễn văn trao nhiệm, chúng tôi nhận thấy một sĩ quan đã gỡ huy hiệu Tổng thống hai con rồng bay xuống…và thay thế bằng một huy hiệu Tổng thống mới với hình một hoa mai năm cánh…
Đây là Phóng viên Hệ thống Truyền thanh Việt Nam, quí thính giả đang theo dõi Trực tiếp Truyền thanh lễ trao nhiệm chức Tổng thống VNCH giữa ông Trần Văn Hương và cựu Đại tướng Dương Văn Minh…
Thưa quí thính giả vào lúc này bên ngoài dinh Độc lập chúng tôi nhận thấy trời đã bắt đầu mưa nhỏ và Saigon đang trải qua một buổi chiều u ám như hoàn cảnh hiện tại của đất nước…”
Một trong hàng triệu thính giả đã nghe cuộc trực tiếp truyền thanh lịch sử ngày 28/4/1975 là ông Nguyễn Quốc Thái, một nhà báo thuộc nhóm tạp chí Hành Trình, Đất Nước và Trình Bầy. Ba tờ báo này do một nhóm trí thức công giáo được cho là thiên tả chủ trương và có khuynh hướng đối lập với chính phủ. 40 năm sau cuộc bàn giao lịch sử giữa hai vị Tổng thống Trần Văn Hương và Dương Văn Minh, từ Saigon ông Nguyễn Quốc Thái cho biết cảm nhận của ông vào thời điểm chiều 28/4/1975:
“Lúc đó tôi biết mọi chuyện đã xong rồi; có một hiển hiện rõ ràng là tất cả những người có thể giữ lại miền Nam thì đã rời khỏi miền Nam. Đây là một cuộc bàn giao theo sắp xếp, nhưng có người hoang tưởng rằng việc đảm nhận chức vụ đó có thể trao đổi thỏa thuận với phía bên kia là Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam… Nếu nhìn lại cuộc bàn giao đó thì thấy rằng đây là một cái gạch nối quá ngắn, mà chỉ làm một cái việc đã được sắp xếp, đã được hứa hẹn trong hoang tưởng của người nhận trách nhiệm lúc đó.”
Bốn thập niên sau ngày sụp đổ của Miền Nam Tự do dưới danh xưng Việt
Nam Cộng Hòa, nhiều tài liệu lịch sử đã được bạch hóa cho thấy Hoa Kỳ
chỉ mong muốn việc rút quân của họ được an toàn trong một khoảng thời
gian nhất định và thích hợp; tương lai của VNCH hầu như đã được quyết
định trong Hiệp định Paris 27/1/1973. Nam Việt Nam rơi vào số phận
nghiệt ngã vì bị đồng minh bỏ rơi, những mật ước của Tổng thống Nixon
với TT Thiệu đã đi vào quên lãng. Hoa Kỳ đã không can thiệp quân sự khi
phía Cộng sản vi phạm Hiệp định Paris lấn chiếm lãnh thổ với những cuộc
tấn công qui mô.
Vào những ngày cuối cùng của Nam Việt Nam, Đại tướng Dương Văn Minh được xem là người thích hợp nhất để nhận trách nhiệm ra lệnh đầu hàng; mặc dầu bản thân ông Minh và bộ tham mưu của ông có thể có những người vẫn còn tin vào giải pháp chính phủ liên hiệp như Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Nhậm chức chưa đầy 48 giờ, Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, tuyên bố của ông được phát đi trên hệ thống Truyền Thanh Quốc gia vào buổi trưa ngày 30/4/1975:
“Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam…Vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận Lễ bàn giao Chính quyền trong vòng trật tự và tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào…”
Sau khi Đài Phát Thanh Saigon lập đi lập lại lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh, cũng như nhật lệnh tương tự của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người được bổ nhiệm làm phụ tá cho Trung tướng Vĩnh Lộc, vị Tổng Tham mưu trưởng sau cùng. Quân đội đã thi hành lệnh giao nạp vũ khí cho những người chủ mới của đất nước. Nhiều vị tướng lãnh, sĩ quan cao cấp đã tuẫn tiết sau lệnh đầu hàng như Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn tướng Trần Văn Hai…
Xe tăng Cộng sản Bắc Việt tiến vào khuôn viên Dinh Độc Lập, bộ đội xe tăng treo lá cờ của Mặt trận Giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11g 30 trưa ngày 30/4/1975, đánh dấu sự cáo chung của chế độ VNCH. Miền Nam tự do hay VNCH là một chế độ được xây dựng bởi những người không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản và được Hoa Kỳ hỗ trợ. Chế độ ấy trải qua hai nền cộng hòa và tồn tại được 21 năm. Cuộc chiến Quốc - Cộng giữa những người cùng chung giòng máu nhưng khác ý thức hệ đã làm thiệt mạng hơn hai triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc. Phía đồng minh của VNCH, 58.000 quân nhân Mỹ tử trận cùng hàng ngàn binh sĩ khác của các nước đồng minh như Nam Hàn, Thái Lan, Australia và New Zealand.
Cũng là một sự tình cờ lịch sử, khi cờ của Mặt trận Giải phóng đã tung bay trên Dinh Độc Lập, thì các đại diện chính trị của bên Cộng sản chưa vào tới Saigon để tiếp nhận Chính quyền. Do vậy ông Bùi Tín lúc đó là Trung tá trong vai trò một nhà báo Cộng sản Bắc Việt, cũng là người có cấp bậc cao nhất và được bộ đội xe tăng ủy quyền vào Dinh gặp Chính quyền Dương Văn Minh. Ông Bùi Tín hiện nay tị nạn chính trị ở Pháp. Năm 2005 từ Paris ông Bùi Tín kể lại giây phút lịch sử khi ông giáp mặt ông Dương Văn Minh và toàn thể nội các Vũ Văn Mẫu:
“Tôi là người đầu tiên tiếp xúc, ông Dương Văn Minh và tất cả đứng dậy…ông Minh nói là chúng tôi chờ quí vị tới từ sáng nay, đặng chuyển giao chính quyền….Tôi có trả lời là, tất cả chính quyền các ông không còn nữa qua cuộc tấn công của chúng tôi…cho nên không thể bàn giao cái gì đã không còn nữa…”
Do sự kiện cựu Đại tá Bùi Tín, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân đã tị nạn chính trị khi sang Pháp dự Hội Báo L’humanité năm 1990, kể từ đó báo chí Hà Nội tường thuật những câu chuyện hoàn toàn khác với lời kể của ông Bùi Tín.
Vào những thời khắc sau cùng của chế độ VNCH, chuyện gì xảy ra ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ? Câu hỏi này đã được chúng tôi đặt ra với ông Robert Funsett, người vào thời điểm đó đang là Người Phát Ngôn cho Bộ Ngoại Giao Mỹ. Năm 2005 ông Funsett kể lại với Ban Việt Ngữ chúng tôi như sau:
“Ðúng giờ này, vào chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975, giờ Washington tức rạng sáng 30/4 theo giờ Việt Nam, Sài Gòn bắt đầu sụp đổ. Từ Trung Tâm Ðiều Hành ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Phillip Habib và tôi nói chuyện lần cuối cùng với ông Ðại Sứ Graham Martin.
Ðại Sứ Martin chưa muốn rời Việt Nam, vì ông ta muốn kéo dài thì giờ để có thể cứu thêm những người khác. Cuối cùng, chúng tôi phải chỉ thị buộc ông đại sứ phải rời nhiệm sở. Ông đại sứ Martin nói chuyện với chúng tôi và tôi còn nhớ là ông ta bảo là sẽ lên sân thượng của Tòa Ðại Sứ, dùng trực thăng để ra hạm đội. Không đầy một giờ đồng hồ sau đó, đại sứ Martin gọi điện lại báo đã ra tới hạm đội bình yên.”
Sau bốn thập niên từ khi chấm dứt chiến tranh các tài liệu hồ sơ của Tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã được bạch hóa. Số phận của Việt Nam Cộng Hòa đã được định đoạt và Nam Việt Nam sẽ chỉ tồn tại cho đủ thời gian để Hoa Kỳ rút chân khỏi cuộc chiến một cách an toàn. Đây là một thực tế phũ phàng của lịch sử. Việt Nam Cộng Hòa có cái giá phải trả khi hoàn toàn lệ thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ.
Bị Washington cắt viện trợ quân sự và kinh tế, VNCH đơn độc trong cuộc chiến chống cộng. Vào năm 1975 không có nhiều người ở miền Nam tự do thấy trước là số phận của mình đã được các siêu cường sắp đặt. Khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và ra đi, quân dân VNCH chịu nhiều nỗi thống khổ với muôn vàn oán hận ông. 15 năm sau sự sụp đổ của VNCH, xuất hiện tại California Hoa Kỳ năm 1990, cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã đăng đàn trả lời chất vấn của cộng đồng người Việt. Sau đây là một trích đoạn những biện giải của ông Nguyễn Văn Thiệu:
“Tổng Thống Nixon có nói nếu như không có vụ Watergate thì tình trạng Việt Nam không đến nỗi như vậy. Chúng ta tin hay không tin là quyền của chúng ta. Nhưng chúng ta chỉ làm việc trên sự kiện người ta cúp viện trợ quân sự, cúp viện trợ kinh tế, ngoại giao thì áp lực và không có phản ứng mãnh liệt. Trong lúc đó Nga Xô và Trung Cộng thì tăng cường viện trợ cho cộng sản và họ thừa thắng xông lên để xâm chiếm miền Nam đặt thế giới và Hoa Kỳ trước một việc đã rồi.
Cho nên tôi phải từ chức, cái hành động mà tôi từ chức ngay lúc đó chính tôi cũng đã thấy khó chịu rồi. Nhưng mà tôi không có một sự lựa chọn nào khác, nếu như tôi còn ngồi thì tôi mang tội với nhân dân, là vì ông còn ngồi mà Mỹ không viện trợ bởi vì ai nấy cũng được cho hiểu như vậy, vì ông còn ngồi mà Việt Cộng không thương thuyết, phải có Dương Văn Minh lên mới được thương thuyết vì ông còn ngồi mà chiến tranh còn triền miên chết chóc.
Tôi thấy lịch sử sẽ chứng minh cái đó trúng hay trật, cái đó để cho lịch sử và nhân dân, nhưng bổn phận của tôi là một Tổng thống lúc đó tôi phải ra đi.”
Lịch sử đã sang trang từ 40 năm qua, những người chịu trách nhiệm hay là chứng nhân một giai đoạn lịch sử của VNCH đều đã khuất bóng. Việt Nam đã thống nhất từ năm 1976 nhưng 40 năm qua những người cộng sản chiến thắng đã tự ru ngủ mình, theo cách nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bốn thập niên sau chiến tranh, vào tháng 3 năm 2015 Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận Việt Nam phát triển quá chậm, kém xa 6 nước sáng lập ASEAN, hiện nay có nhiều lãnh vực còn thua kém cả Lào và Campuchia.
Nước Việt Nam thống nhất đã 40 năm nhưng vẫn còn quá nhiều câu hỏi được đặt ra về sự tụt hậu cũng như vấn đề dân chủ, dân quyền và nhân quyền.
Tháng 3/1975 trước thực tế tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược chỉ còn đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái phối trí lực lượng. Tuy vậy quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên Trung phần tức Quân khu II và cách thức mà các tư lệnh chiến trường thực hiện nó là một sai lầm lịch sử. Sự hỗn loạn dẫn tới việc mất luôn cả khu vực Quân khu I ở phía Bắc Việt Nam Cộng Hòa, Huế rồi Đà Nẵng thất thủ và sự sụp đổ dây chuyền kéo dài tới quê hương của Tổng thống Thiệu là Phan Rang.
“Thưa đồng bào, anh chị em chiến sĩ cán bộ các cấp, tôi tuyên bố từ chức tổng thống và theo Hiến pháp, Phó Tổng thống Trần Văn Hương sẽ đảm nhận chức vụ Tổng thống…”
Khi nhà giáo Trần Văn Hương trở thành vị Tổng thống thứ ba của chế độ VNCH, thì cũng là lúc mặt trận Xuân Lộc, tuyến phòng thủ cuối cùng của Saigon đã vỡ, các lực lượng của VNCH can trường chịu thiệt hại nặng và giữ vững được 12 ngày đêm.
Giữ chức Tổng thống VNCH được 5 ngày và bất lực trước tình hình sụp đổ nhanh chóng, ngày 26/4/1975 Tổng thống Trần Văn Hương yêu cầu Quốc hội tìm người thay thế mình, một người mà theo ông có đủ khả năng tìm giải pháp vãn hồi hòa bình hòa giải dân tộc. Quốc hội VNCH ra nghị quyết chỉ định Đại tướng Dương Văn Minh vào chức vụ Tổng thống. Trên thực tế Hiến pháp VNCH đã không còn được thi hành từ thời điểm này.
Chiều 28/4/1975, lễ bàn giao giữa hai ông Trần Văn Hương và Dương Văn Minh được tổ chức tại Dinh Độc Lập. Nam Nguyên của ban Việt ngữ RFA lúc đó là Đặc phái viên của Hệ thống Truyền thanh Quốc gia đã thực hiện cuộc Trực tiếp Truyền thanh cuối cùng của mình từ Dinh Độc Lập. Đoạn ghi âm lịch sử mà quí thính giả sắp nghe là những lời của Tổng thống Trần Văn Hương đan xen với tường thuật của Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến thuộc Hệ thống Truyền thanh Việt Nam:
Tổng thống Trần Văn Hương: “…Làm thế nào cho dân được sống yên…làm thế nào cho máu đừng đổ thịt đừng rơi thì công của Đại tướng đối với hậu thế sẽ lưu lại đời đời, dầu thế nào tôi thiết nghĩ đất nước này không bao giờ quên công lao đó của đại tướng…(vỗ tay)
Phóng viên Nguyễn Mạnh Tiến : “…Sau khi nguyên Tổng thống Trần Văn Hương đọc xong bài diễn văn trao nhiệm, chúng tôi nhận thấy một sĩ quan đã gỡ huy hiệu Tổng thống hai con rồng bay xuống…và thay thế bằng một huy hiệu Tổng thống mới với hình một hoa mai năm cánh…
Đây là Phóng viên Hệ thống Truyền thanh Việt Nam, quí thính giả đang theo dõi Trực tiếp Truyền thanh lễ trao nhiệm chức Tổng thống VNCH giữa ông Trần Văn Hương và cựu Đại tướng Dương Văn Minh…
Thưa quí thính giả vào lúc này bên ngoài dinh Độc lập chúng tôi nhận thấy trời đã bắt đầu mưa nhỏ và Saigon đang trải qua một buổi chiều u ám như hoàn cảnh hiện tại của đất nước…”
Một trong hàng triệu thính giả đã nghe cuộc trực tiếp truyền thanh lịch sử ngày 28/4/1975 là ông Nguyễn Quốc Thái, một nhà báo thuộc nhóm tạp chí Hành Trình, Đất Nước và Trình Bầy. Ba tờ báo này do một nhóm trí thức công giáo được cho là thiên tả chủ trương và có khuynh hướng đối lập với chính phủ. 40 năm sau cuộc bàn giao lịch sử giữa hai vị Tổng thống Trần Văn Hương và Dương Văn Minh, từ Saigon ông Nguyễn Quốc Thái cho biết cảm nhận của ông vào thời điểm chiều 28/4/1975:
“Lúc đó tôi biết mọi chuyện đã xong rồi; có một hiển hiện rõ ràng là tất cả những người có thể giữ lại miền Nam thì đã rời khỏi miền Nam. Đây là một cuộc bàn giao theo sắp xếp, nhưng có người hoang tưởng rằng việc đảm nhận chức vụ đó có thể trao đổi thỏa thuận với phía bên kia là Chính phủ Lâm thời Cộng hòa Miền Nam… Nếu nhìn lại cuộc bàn giao đó thì thấy rằng đây là một cái gạch nối quá ngắn, mà chỉ làm một cái việc đã được sắp xếp, đã được hứa hẹn trong hoang tưởng của người nhận trách nhiệm lúc đó.”
Vào những ngày cuối cùng của Nam Việt Nam, Đại tướng Dương Văn Minh được xem là người thích hợp nhất để nhận trách nhiệm ra lệnh đầu hàng; mặc dầu bản thân ông Minh và bộ tham mưu của ông có thể có những người vẫn còn tin vào giải pháp chính phủ liên hiệp như Phó Tổng thống Nguyễn Văn Huyền và Thủ tướng Vũ Văn Mẫu. Nhậm chức chưa đầy 48 giờ, Tổng thống Dương Văn Minh ra lệnh đầu hàng, tuyên bố của ông được phát đi trên hệ thống Truyền Thanh Quốc gia vào buổi trưa ngày 30/4/1975:
“Tôi tin tưởng sâu xa vào sự hòa giải giữa người Việt Nam để khỏi phí phạm xương máu người Việt Nam…Vì lẽ đó tôi yêu cầu tất cả anh em chiến sĩ VNCH hãy bình tĩnh ngưng nổ súng và ở đâu ở đó. Chúng tôi cũng yêu cầu anh em chiến sĩ Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam ngưng nổ súng, vì chúng tôi ở đây chờ gặp Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam để cùng nhau thảo luận Lễ bàn giao Chính quyền trong vòng trật tự và tránh sự đổ máu vô ích của đồng bào…”
Sau khi Đài Phát Thanh Saigon lập đi lập lại lệnh buông súng của Tổng thống Dương Văn Minh, cũng như nhật lệnh tương tự của Chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh, người được bổ nhiệm làm phụ tá cho Trung tướng Vĩnh Lộc, vị Tổng Tham mưu trưởng sau cùng. Quân đội đã thi hành lệnh giao nạp vũ khí cho những người chủ mới của đất nước. Nhiều vị tướng lãnh, sĩ quan cao cấp đã tuẫn tiết sau lệnh đầu hàng như Thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Chuẩn tướng Lê Văn Hưng, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn tướng Trần Văn Hai…
Xe tăng Cộng sản Bắc Việt tiến vào khuôn viên Dinh Độc Lập, bộ đội xe tăng treo lá cờ của Mặt trận Giải phóng trên nóc Dinh Độc Lập lúc 11g 30 trưa ngày 30/4/1975, đánh dấu sự cáo chung của chế độ VNCH. Miền Nam tự do hay VNCH là một chế độ được xây dựng bởi những người không chấp nhận chủ nghĩa cộng sản và được Hoa Kỳ hỗ trợ. Chế độ ấy trải qua hai nền cộng hòa và tồn tại được 21 năm. Cuộc chiến Quốc - Cộng giữa những người cùng chung giòng máu nhưng khác ý thức hệ đã làm thiệt mạng hơn hai triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc. Phía đồng minh của VNCH, 58.000 quân nhân Mỹ tử trận cùng hàng ngàn binh sĩ khác của các nước đồng minh như Nam Hàn, Thái Lan, Australia và New Zealand.
“Tôi là người đầu tiên tiếp xúc, ông Dương Văn Minh và tất cả đứng dậy…ông Minh nói là chúng tôi chờ quí vị tới từ sáng nay, đặng chuyển giao chính quyền….Tôi có trả lời là, tất cả chính quyền các ông không còn nữa qua cuộc tấn công của chúng tôi…cho nên không thể bàn giao cái gì đã không còn nữa…”
Do sự kiện cựu Đại tá Bùi Tín, Phó Tổng biên tập báo Nhân dân đã tị nạn chính trị khi sang Pháp dự Hội Báo L’humanité năm 1990, kể từ đó báo chí Hà Nội tường thuật những câu chuyện hoàn toàn khác với lời kể của ông Bùi Tín.
Vào những thời khắc sau cùng của chế độ VNCH, chuyện gì xảy ra ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ? Câu hỏi này đã được chúng tôi đặt ra với ông Robert Funsett, người vào thời điểm đó đang là Người Phát Ngôn cho Bộ Ngoại Giao Mỹ. Năm 2005 ông Funsett kể lại với Ban Việt Ngữ chúng tôi như sau:
“Ðúng giờ này, vào chiều ngày 29 tháng Tư năm 1975, giờ Washington tức rạng sáng 30/4 theo giờ Việt Nam, Sài Gòn bắt đầu sụp đổ. Từ Trung Tâm Ðiều Hành ở Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, ông Phụ Tá Ngoại Trưởng Phillip Habib và tôi nói chuyện lần cuối cùng với ông Ðại Sứ Graham Martin.
Ðại Sứ Martin chưa muốn rời Việt Nam, vì ông ta muốn kéo dài thì giờ để có thể cứu thêm những người khác. Cuối cùng, chúng tôi phải chỉ thị buộc ông đại sứ phải rời nhiệm sở. Ông đại sứ Martin nói chuyện với chúng tôi và tôi còn nhớ là ông ta bảo là sẽ lên sân thượng của Tòa Ðại Sứ, dùng trực thăng để ra hạm đội. Không đầy một giờ đồng hồ sau đó, đại sứ Martin gọi điện lại báo đã ra tới hạm đội bình yên.”
Sau bốn thập niên từ khi chấm dứt chiến tranh các tài liệu hồ sơ của Tòa Bạch Ốc, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã được bạch hóa. Số phận của Việt Nam Cộng Hòa đã được định đoạt và Nam Việt Nam sẽ chỉ tồn tại cho đủ thời gian để Hoa Kỳ rút chân khỏi cuộc chiến một cách an toàn. Đây là một thực tế phũ phàng của lịch sử. Việt Nam Cộng Hòa có cái giá phải trả khi hoàn toàn lệ thuộc vào viện trợ của Hoa Kỳ.
Bị Washington cắt viện trợ quân sự và kinh tế, VNCH đơn độc trong cuộc chiến chống cộng. Vào năm 1975 không có nhiều người ở miền Nam tự do thấy trước là số phận của mình đã được các siêu cường sắp đặt. Khi Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức và ra đi, quân dân VNCH chịu nhiều nỗi thống khổ với muôn vàn oán hận ông. 15 năm sau sự sụp đổ của VNCH, xuất hiện tại California Hoa Kỳ năm 1990, cựu Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu đã đăng đàn trả lời chất vấn của cộng đồng người Việt. Sau đây là một trích đoạn những biện giải của ông Nguyễn Văn Thiệu:
“Tổng Thống Nixon có nói nếu như không có vụ Watergate thì tình trạng Việt Nam không đến nỗi như vậy. Chúng ta tin hay không tin là quyền của chúng ta. Nhưng chúng ta chỉ làm việc trên sự kiện người ta cúp viện trợ quân sự, cúp viện trợ kinh tế, ngoại giao thì áp lực và không có phản ứng mãnh liệt. Trong lúc đó Nga Xô và Trung Cộng thì tăng cường viện trợ cho cộng sản và họ thừa thắng xông lên để xâm chiếm miền Nam đặt thế giới và Hoa Kỳ trước một việc đã rồi.
Cho nên tôi phải từ chức, cái hành động mà tôi từ chức ngay lúc đó chính tôi cũng đã thấy khó chịu rồi. Nhưng mà tôi không có một sự lựa chọn nào khác, nếu như tôi còn ngồi thì tôi mang tội với nhân dân, là vì ông còn ngồi mà Mỹ không viện trợ bởi vì ai nấy cũng được cho hiểu như vậy, vì ông còn ngồi mà Việt Cộng không thương thuyết, phải có Dương Văn Minh lên mới được thương thuyết vì ông còn ngồi mà chiến tranh còn triền miên chết chóc.
Tôi thấy lịch sử sẽ chứng minh cái đó trúng hay trật, cái đó để cho lịch sử và nhân dân, nhưng bổn phận của tôi là một Tổng thống lúc đó tôi phải ra đi.”
Lịch sử đã sang trang từ 40 năm qua, những người chịu trách nhiệm hay là chứng nhân một giai đoạn lịch sử của VNCH đều đã khuất bóng. Việt Nam đã thống nhất từ năm 1976 nhưng 40 năm qua những người cộng sản chiến thắng đã tự ru ngủ mình, theo cách nói của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Bốn thập niên sau chiến tranh, vào tháng 3 năm 2015 Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng nhìn nhận Việt Nam phát triển quá chậm, kém xa 6 nước sáng lập ASEAN, hiện nay có nhiều lãnh vực còn thua kém cả Lào và Campuchia.
Nước Việt Nam thống nhất đã 40 năm nhưng vẫn còn quá nhiều câu hỏi được đặt ra về sự tụt hậu cũng như vấn đề dân chủ, dân quyền và nhân quyền.