Máy bay rớt năm 1966 tại Hố Bò. Anh phi công khu trục của không quân
Việt Nam Cộng Hòa nằm chờ 40 năm trong lòng đất quê hương. Một chuyện
MIA rất Việt Nam. Trải qua bao nhiêu gian nan.
imageanchor="1" style="clear: right; float: right; margin-bottom: 1em; margin-left: 1em;">
Bút ký của Phạm Kha, giới thiệu của Giao Chỉ.imageanchor="1" style="clear: right; float: right; margin-bottom: 1em; margin-left: 1em;">
Cô em vợ đã bỏ hai năm đi tìm xác anh rể.
Máy bay rớt năm 1966 tại Hố Bò. Anh phi công khu trục của không quân Việt Nam Cộng Hòa nằm chờ 40 năm trong lòng đất quê hương. Một chuyện rất Việt Nam. Trải qua bao nhiêu gian nan. Tìm được xác người phi công trẻ và mai táng lại ngay tại địa phương. Cả làng cộng sản Hố Bó đi đưa đám.
Hàng năm cứ vào đầu tháng 7, thân nhân từ Hoa Kỳ lại trở về làm giỗ cho anh Bùi Đại Giang. Cán bộ và công an cùng tham dự. Hình ảnh chàng thanh niên Bắc kỳ đi lính không quân “Ngụy Sài Gòn” in trên mộ bia đã làm rung động mọi người. Câu chuyện chia làm 20 phân đoạn. Chuyện thật mà hấp dẫn hơn tiểu thuyết. Giao Chỉ giới thiệu nhân dịp tưởng niệm 30 tháng 4 lần thứ 40. Cũng là 49 năm sau ngày phi công Bùi đại Giang gẫy cánh, đi không ai tìm xác rơi…
“ĐI KHÔNG AI TÌM XÁC RƠI”
Phi đoàn 514 đồn trú tại Biên Hòa là phi đoàn khu trục đầu tiên của Không quân Việt Nam. Năm 1966 là năm oan nghiệt. Mang huy hiệu Phượng Hoàng, phi đoàn đã mất 6 phi công kể cả thiếu tá Phi đoàn trưởng là Chế văn Nghĩa. Bùi Đại Giang cũng là một trong những phi công đã ra đi năm 66. Những hy sinh lớn lao của 514 đã đem cho đơn vị Phượng Hoàng 6 lần tuyên dương công trạng với giây biểu chương Bảo Quốc mầu đỏ. Trong chuyến bay định mệnh vào trưa ngày chủ nhật trên không phận Hố Bò, Phi công Bùi Đại Giang đã bay với thiếu úy Phạm Xuân Thu. Giang ở lại và Thu đơn độc bay về Biên Hòa. Mấy năm sau Thu cũng theo bạn trong chuyến bay “đi không ai tìm xác rơi”Một số phi công của 514 hiện nay vẫn còn ở là Nguyễn Quan Vĩnh và Nguyễn Đình Lộc. Cho đến năm 75 các anh đã trở thành phi đoàn trưởng F5, nhưng vẫn không bao giờ quên được những ngày gian khổ với 514. Nếu có dịp về thăm mộ Bùi Đại Giang, các chiến hữu Không quân Sài gòn sẽ có công an dẫn đường và cán bộ địa phương chuẩn bị lễ cúng. Đó là câu chuyện về một người phi công của phi đoàn 514 ngồi chết trên ghế bay chờ đợi 40 năm mới được chôn cất. Đám ma nổi tiếng cả vùng vì chỉ toàn dân Việt cộng đi đưa. Các di vật tìm thấy hiện trưng bầy tại Việt Museum . Câu chuyện này được giới thiệu nhân dịp 30 tháng 4, bốn mươi năm sau.
Tác phẩm viết về Việt Nam của Phạm Kha " Đi không ai tìm xác rơi" Giá ủng hộ $10 us cả cước phí đề cho IRCC 3017 Oakbridge Dr. 95121.
http://www.vantholacviet.org/news-1771/8/Ta%CC%81c-pha%CC%89m/Giao-Chi--%C3%90I-KHoNG-AI-TiM-XaC-RoI.html