vendredi 24 septembre 2021

Đôi mắt người chiến sĩ VNCH - Nam Dao

Đôi Mắt Người Chiến Sĩ VNCH Nam Dao-Hạt Sương Khuya Diễn đọc

mercredi 8 septembre 2021

Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang và ca khúc “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ”

Khi đất nước đang ở thời kỳ đau đớn nhất vì chìm đắm trong khói lửa binh ngập tràn, khi lòng người chia rẽ, những nghi kỵ bủa vây, thù hận ngút ngàn giữa những người đồng bào, thì những bài tình ca đôi lứa trở nên lạc điệu không có giá trị kết nối giữa người và người với nhau. 
 Khi đó thì những bài hát của nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang cùng nhiều bài du ca khác có sứ mệnh hàn gắn, kêu gọi lòng thương mến nhau, nêu cao tinh thần dân tộc, nhắc lại bổn phận của người Việt trước vận mệnh của đất nước. 

dimanche 29 août 2021

Nhạc sĩ Phạm Đình Chương & tác phẩm

Nhạc sĩ Hoài Bắc Phạm Đình Chương ra đời tại Hà Nội vào năm 1929, trong một gia đình nghệ sĩ, học Trường Bưởi Thanh Hóa sau Toàn Quốc Kháng Chiến chống Pháp 1945. Sáng tác nhạc trước tuổi 20, ông là tác giả những ca khúc dân tộc như Tiếng Dân Chài, Ly Rượu Mừng, Hội Trùng Dương, hay những sầu khúc nhạc phổ thơ như Nửa Hồn Thương Đau, Mắt Biếc, Mộng Dưới Hoa, Người Đi Qua Đời Tôi ... 

Tới Hoa Kỳ được ít năm, Phạm Đình Chương từ trần tại Quận Cam, California vào ngày 13 tháng 7 năm Tân Mùi, nhằm ngày 22 tháng 8 năm 1991. 

Danh ca Châu Hà – Giọng hát mẫu mực của làng nhạc Sài Gòn trước 1975

Trong làng nhạc miền Nam trước 1975, Châu Hà là một trong những danh ca tiêu biểu có giọng hát hát thiên phú được đánh giá là có kỹ thuật thượng thặng, chuẩn mực, chuyên trình diễn những bài ca đòi hỏi trình độ cao về nhạc thuật.
Danh ca Châu Hà tên thật là Trần Thị Hồng Tâm, sinh năm 1935 trong một gia đình trí thức khá giả ở Hải Phòng. Thuở nhỏ, khi mới 5 tuổi, vì ở nhà có máy phát nhạc loại đĩa đá, bà tự mở nghe nhạc suốt ngày đến nỗi thuộc hết nhạc của các ca sĩ Pháp lừng danh như Jeanette Macdonald, đặc biệt là Toni Rossi. 

Tiếng hát Châu Hà: Niềm đam mê âm nhạc vượt thời gian

Những ai mê các ca khúc trữ tình của nhạc sĩ lừng danh Văn Phụng đều biết đến giọng ca mượt mà của ca sĩ Châu Hà, người bạn đời gắn bó và cũng là nguồn cảm hứng sáng tác của ông trong rất nhiều tác phẩm.

Sinh ra trong một gia đình khá giả, bố người Bắc, mẹ là người miền Nam ở Mỹ Tho, ca sĩ Châu Hà thủa nhỏ đã theo học một trường của các nữ tu tại Sài Gòn và quen hát Thánh ca. Bà học đàn piano với một thầy nổi tiếng nghiêm khắc, nên bà hấp thụ được rất nhiều.

Cao Tần, thơ người di tản buồn

http://phusaonline.free.fr/images/LeTatDieu.jpgGiở từng trang thơ, để thấy những ngôn ngữ linh hoạt, những chữ lóng, những ngôn từ dân giã, tất cả làm nổi bật một phong vị có lúc như diễu cợt, có lúc như ngông nghênh, mà có lúc là tình cảnh “ở ngoài cười nụ ở trong khóc thầm”. Người tị nạn đã trải qua những đoạn đời, đã qua nhiều nghịch cảnh, sẽ thấy thấm thía biết bao nhiêu với tâm cảm người thơ. Nếu nói thơ Cao Tần là biểu hiện sống động một thời kỳ của người Việt di tản đầu tiên thì cũng chưa đầy đủ mà phải nói rằng thơ Cao Tần đã làm hồi sinh lại một thời đại văn học lưu vong ở hải ngoại…

Nguyễn Đình Toàn – Một Ngày Sau Chiến Tranh

Nhạc Nguyễn Đình Toàn, tiếng kêu bi thương của thời đại ...

Hơn ba mươi năm sau, khi khối người Việt Nam lưu lạc nơi hải ngoại đã chuyển tiếp từ thế hệ thứ nhất qua thế hệ thứ hai, rồi thế hệ thứ ba, “Tình Ca Việt Nam” mới được in và phát hành lần đầu tiên dưới hình thức CD. Nguyễn Ðình Toàn gửi đến thính giả mười lăm bài hát cũ của chương trình “Nhạc Chủ Ðề” trên làn sóng điện của Ðài Phát Thanh Sài Gòn, cùng lúc với tuyển tập ca khúc thứ hai do ông sáng tác “Tôi Muốn Nói Với Em”. 

lundi 2 août 2021

THƠ CỔ TRONG NHẠC NGUYỄN VĂN ĐÔNG

THƠ CỔ TRONG NHẠC NGUYỄN VĂN ĐÔNG

Sau khi thưởng thức xong chương trình nhạc Nguyễn Văn Đông, điều sâu sắc nhất tôi cảm nhận được ở người nhạc sĩ này là sự tài hoa. Nét nhạc của ông đã sáng tạo mà lời nhạc lại càng trau chuốt. Chúng ta đều biết rằng các nhạc sĩ miền Nam trước 1975 thường đặt lời nhạc rất nên thơ, dù bình dị nhưng sang trọng. 

vendredi 30 juillet 2021

Sống sót trở về - Phạm Duy

Những người lính hy vọng “sống sót trở về” trong ngày này cách nay 45 năm! Vào khoảng cuối năm 1972, dân và quân miền Nam hy vọng một nền hòa bình sẽ được lập lại khi dự kiến Hiệp định Paris sẽ được ký kết vào tháng 10/1972 và những người còn “sống sót” sau trận chiến dài đăng đẳng hy vọng sẽ được “trở về”! 

Tuy nhiên Bắc Việt Nam đã bỏ bàn Hội nghị khiến Hoa Kỳ gây áp lực để kéo họ trở lại “nói chuyện hòa bình” bằng một cuộc ném bom dữ dội vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12/1972 và sau đó các phe tham chiến mới quay trở lại Paris để ký một hiệp ước chấm dứt chiến tranh và vãn hồi hòa bình cho Việt Nam có hiệu lực từ ngày 27/01/1973… 

LÊ TRỌNG NGUYỄN MÂY CHE KHUẤT MỘT NIỀM ĐAU

“Chờ qua năm tháng rũ áo trần gian” 
 {Sao Đêm- Lê Trọng Nguyễn) 
 Lê Trọng Nguyễn sáng tác không nhiều nhưng ca khúc của ông luôn gây ấn tượng. Nhạc Lê Trọng Nguyễn lạ, có khi mang niềm yêu dấu rất nhẹ nhàng có khi lại chất chứa một nỗi đau nặng nề…khó hiểu. 
 Nắng Chiều là bài hát thuộc xóm nhẹ nhàng. 
 Ai mà không nhớ mãi thuở thanh xuân , thuở mà nguời ta cảm thấy “tim tái tê” theo Lê Trọng Nguyễn khi một dáng em gầy gầy bây giờ “biết đâu mà tìm”. 

Dòng Nhạc Nguyễn Đức Quang

Cho đồng bào tôi ở khắp bốn phương trời
Hát những bài ca tôi đòi đã mòn hơi
Nghe nhau khóc thầm suốt đêm qua
Nghe bao nhiêu bạn khóc bên kia
Hoang mang cúi đầu chờ mong thượng đế.


mardi 27 juillet 2021

Những bài hát trữ tình nổi tiếng viết về “Sài Gòn”

Địa danh Sài Gòn đã có từ khoảng 300 năm, kể từ khi chúa Nguyễn khai phá vùng đất miền Nam trù phú. Khi Pháp vào Đông Dương, nhận ra địa thế thuận lợi của Sài Gòn, họ bắt tay vào xây dựng và biến nơi này trở thành một trong hai đô thị lớn nhất Việt Nam cho đến nay. 
Chỉ hơn 20 năm sau khi bắt đầu được quy hoạch, thành phố Sài Gòn nhanh chóng phát triển và trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương trong giai đoạn 1887–1901. Giai đoạn sau đó, Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội. 

Những bài hát trữ tình nổi tiếng viết về “Sài Gòn” - Sau 75

Những bài hát sáng tác sau năm 1975, thể hiện niềm thương nỗi nhớ Sài Gòn: 
- Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn (Phạm Đình Chương – Du Tử Lê)
- Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên (nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
- Đêm Nhớ Về Sài Gòn (nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng)
- Sài Gòn ơi Vĩnh Biệt (Nam Lộc) 
 

Ca sĩ Quỳnh Giao: “tiếng hát thủy tinh”.

Tiếng hát Quỳnh Giao hợp nhất với khuôn mặt và cả vóc dáng người hát. 
Nghe và xem Quỳnh Giao hát, người ta có thể thấy ngay rằng, người như thế ắt tiếng hát phải như thế. Mong manh. Trong sáng. Dịu dàng. Có người cho rằng giọng hát Quỳnh Giao hơi mỏng. Ðó là điều người ta có thể thích hay không thích. 
Nhưng cái vẻ sang trọng và kỹ thuật điêu luyện của tiếng hát thì không ai có thể phủ nhận được. Quỳnh Giao làm đẹp cho đời bằng tiếng hát tuyệt vời và những bài viết về nghệ thuật về mỹ thuật. Người ta thấy yêu đời và yêu người hơn khi nghe hay đọc Quỳnh Giao.

Một Đời Hoa: Dạ Quỳnh Hương

ANH MƠ. CỞI ÁO CHE QUỲNH YÊU EM 
Ngày em. mặc áo hai dây 
Tóc thơm lơ lửng. bờ vai trắng ngần 
Vói tay anh. hái tầm xuân 
Biếc xanh mà giữ. giòn tan nụ cười 
Tương tư. từ lúc em ngồi 
Ngực hoa lụa mỏng. ơ hờ cau non 
Thẫn thờ. anh khẽ môi hôn 

lundi 26 juillet 2021

Ns Thanh Sơn, chuyên chở hồn quê Miền Nam

Cố nhạc sĩ Thanh Sơn sinh ra và lớn lên ở Sóc Trăng, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Miền quê tỉnh nhỏ hiền hoà ở hạ nguồn con sông Hậu, cùng với những vùng miền ông đi qua trong cuộc hành trình của đời mình là mạch cảm xúc để ông viết lên các ca khúc quê hương đậm đà chất trữ tình. Trong các tài liệu nói về ông đều viết rằng từ năm 1973 thì ông bắt đầu chuyển sang các sáng tác về đề tài quê hương, mang âm hưởng dân ca Nam Bộ. 
 Và cũng từ đây, hoa phượng trong nhạc của ông được thay thế bằng hình ảnh của người dân miền Tây đôn hậu hiền hoà, cùng với những hình ảnh bình dị nhưng sâu lắng. 

Nhạc sĩ Thanh Sơn: Người viết cho kỷ niệm

Cố nhạc sĩ Thanh Sơn viết nhiều ca khúc cho tuổi học sinh, về mùa hè (như Ba tháng tạ từ, Hạ buồn, Lưu bút ngày xanh). Và ông cũng là nhạc sĩ có nhiều sáng tác gắn liền với hình ảnh hoa phượng nhất. Hoa phượng được ông dùng cho cả tên gọi của bài hát. Một loạt những ca khúc như Nỗi buồn hoa phượng, Ve sầu mùa phượng, Phượng buồn, Buồn như phượng… đã trở thành những bài ca sống mãi với thời gian, gắn với kỷ niệm của rất nhiều tuổi học trò qua các thế hệ. . .”