Tuy nhiên Bắc Việt Nam đã bỏ bàn Hội nghị khiến Hoa Kỳ gây áp lực để kéo họ trở lại “nói chuyện hòa bình” bằng một cuộc ném bom dữ dội vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12/1972 và sau đó các phe tham chiến mới quay trở lại Paris để ký một hiệp ước chấm dứt chiến tranh và vãn hồi hòa bình cho Việt Nam có hiệu lực từ ngày 27/01/1973…
vendredi 30 juillet 2021
Sống sót trở về - Phạm Duy
Những người lính hy vọng “sống sót trở về” trong ngày này cách nay 45 năm!
Vào khoảng cuối năm 1972, dân và quân miền Nam hy vọng một nền hòa bình sẽ được lập lại khi dự kiến Hiệp định Paris sẽ được ký kết vào tháng 10/1972 và những người còn “sống sót” sau trận chiến dài đăng đẳng hy vọng sẽ được “trở về”!
LÊ TRỌNG NGUYỄN MÂY CHE KHUẤT MỘT NIỀM ĐAU
“Chờ qua năm tháng rũ áo trần gian”
{Sao Đêm- Lê Trọng Nguyễn)
Lê Trọng Nguyễn sáng tác không nhiều nhưng ca khúc của ông luôn gây ấn tượng. Nhạc Lê Trọng Nguyễn lạ, có khi mang niềm yêu dấu rất nhẹ nhàng có khi lại chất chứa một nỗi đau nặng nề…khó hiểu.
Nắng Chiều là bài hát thuộc xóm nhẹ nhàng.
Ai mà không nhớ mãi thuở thanh xuân , thuở mà nguời ta cảm thấy “tim tái tê” theo Lê Trọng Nguyễn khi một dáng em gầy gầy bây giờ “biết đâu mà tìm”.
Dòng Nhạc Nguyễn Đức Quang
mardi 27 juillet 2021
Những bài hát trữ tình nổi tiếng viết về “Sài Gòn”
Địa danh Sài Gòn đã có từ khoảng 300 năm, kể từ khi chúa Nguyễn khai phá vùng đất miền Nam trù phú. Khi Pháp vào Đông Dương, nhận ra địa thế thuận lợi của Sài Gòn, họ bắt tay vào xây dựng và biến nơi này trở thành một trong hai đô thị lớn nhất Việt Nam cho đến nay.
Chỉ hơn 20 năm sau khi bắt đầu được quy hoạch, thành phố Sài Gòn nhanh chóng phát triển và trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương trong giai đoạn 1887–1901. Giai đoạn sau đó, Pháp chuyển thủ đô Liên bang Đông Dương ra Hà Nội.
Những bài hát trữ tình nổi tiếng viết về “Sài Gòn” - Sau 75
Ca sĩ Quỳnh Giao: “tiếng hát thủy tinh”.
Tiếng hát Quỳnh Giao hợp nhất với khuôn mặt và cả vóc dáng người hát.
Nghe và xem Quỳnh Giao hát, người ta có thể thấy ngay rằng, người như thế ắt tiếng hát phải như thế.
Mong manh. Trong sáng. Dịu dàng.
Có người cho rằng giọng hát Quỳnh Giao hơi mỏng.
Ðó là điều người ta có thể thích hay không thích.
Nhưng cái vẻ sang trọng và kỹ thuật điêu luyện của tiếng hát thì không ai có thể phủ nhận được.
Quỳnh Giao làm đẹp cho đời bằng tiếng hát tuyệt vời và những bài viết về nghệ thuật về mỹ thuật. Người ta thấy yêu đời và yêu người hơn khi nghe hay đọc Quỳnh Giao.
Một Đời Hoa: Dạ Quỳnh Hương
lundi 26 juillet 2021
Ns Thanh Sơn, chuyên chở hồn quê Miền Nam
Cố nhạc sĩ Thanh Sơn sinh ra và lớn lên ở Sóc Trăng, thuộc đồng bằng sông Cửu Long. Miền quê tỉnh nhỏ hiền hoà ở hạ nguồn con sông Hậu, cùng với những vùng miền ông đi qua trong cuộc hành trình của đời mình là mạch cảm xúc để ông viết lên các ca khúc quê hương đậm đà chất trữ tình. Trong các tài liệu nói về ông đều viết rằng từ năm 1973 thì ông bắt đầu chuyển sang các sáng tác về đề tài quê hương, mang âm hưởng dân ca Nam Bộ.
Và cũng từ đây, hoa phượng trong nhạc của ông được thay thế bằng hình ảnh của người dân miền Tây đôn hậu hiền hoà, cùng với những hình ảnh bình dị nhưng sâu lắng.
Nhạc sĩ Thanh Sơn: Người viết cho kỷ niệm
Cố nhạc sĩ Thanh Sơn viết nhiều ca khúc cho tuổi học sinh,
về mùa hè (như Ba tháng tạ từ, Hạ buồn, Lưu bút ngày xanh). Và ông cũng
là nhạc sĩ có nhiều sáng tác gắn liền với hình ảnh hoa phượng nhất. Hoa
phượng được ông dùng cho cả tên gọi của bài hát. Một loạt những ca khúc
như Nỗi buồn hoa phượng, Ve sầu mùa phượng, Phượng buồn, Buồn như
phượng… đã trở thành những bài ca sống mãi với thời gian, gắn với kỷ
niệm của rất nhiều tuổi học trò qua các thế hệ. . .”